Giải đáp: trẻ em có uống được sữa Ensure nước không?

Sữa Ensure nước – Sản phẩm sữa Ensure thuộc thương hiệu Abbott của Hoa Kỳ. Sữa Ensure nước dành cho đối tượng nào? Trẻ em có uống được sữa Ensure nước không? Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho mẹ câu trả lời chính xác nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Thông tin về sữa Ensure nước

tre-em-co-uong-duoc-sua-ensure-nuoc-khong-1
Ensure nước – sản phẩm của tập đoàn Abbott

Sữa Ensure của nước nào? Ensure nước là một trong những dạng điều chế khác của sữa Ensure thuộc thương hiệu Abbott của Hoa Kỳ. Đây là sản phẩm mang đạt doanh thu khủng mỗi năm của tập đoàn này.

Trong sữa Ensure chứa đến 28 loại vitamin, khoáng chất như: Nhóm vitamin A, B, E, C, K1, cùng khoáng chất đồng, sắt, photpho, kẽm, canxi, magie,… Dinh dưỡng trong một chai Ensure có đầy đủ chất béo, chất bột đường, chất đạm. Uống Ensure có tác dụng:

  • Bổ sung dinh dưỡng. Một chai Ensure có thể thay thế bữa ăn chính.
  • Tăng cường sức khỏe.
  • Tăng miễn dịch. Tăng đề kháng.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa. Giúp người dùng hạn chế táo bón nhờ lượng chất xơ FOS bổ sung nhiều trong sữa cùng với các thành phần phân tử dễ hòa tan tốt cho tiêu hóa.
  • Dòng sữa này phù hợp với người dị ứng sữa bò và có hệ tiêu hóa kém. Bởi vì, sữa không chứa lactose, không chứa gluten
  • Nguồn canxi, magie, photpho, vitamin D được bổ sung giúp hệ xương chắc khỏe.
  • Tốt cho hệ tim mạch, nhờ giàu chất béo từ thực vật PUFA và MUFA. 
  • Tăng cường trí nhớ.
  • Tốt cho thị lực.
  • Tốt cho giấc ngủ…

Trẻ em có uống được sữa Ensure nước không?

tre-em-co-uong-duoc-sua-ensure-nuoc-khong-2
Sữa Ensure Original Nutrition Shake dành cho nhiều đối tượng

Hiện nay có hai loại sữa Ensure: Sữa Ensure Original Nutrition Shake và sữa Ensure Gold Vigor. Vậy, trẻ em có uống được Ensure Original nước không?

Trẻ em dưới 10 tuổi có hệ tiêu hóa kém hơn so với người lớn. Trong khi đó, sữa Ensure nước có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy có thể gây nên các tình trạng khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa trẻ. Do đó, không nên bổ sung sữa Ensure cho trẻ trong độ tuổi này.

Thời điểm hệ tiêu hóa trẻ có thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng có trong sữa Ensure là từ 10 tuổi. Do đó, tổ chức dinh dưỡng thế giới khuyên dùng sữa Ensure nói chung, Ensure nước nói riêng cho trẻ từ 10 tuổi. Các nhà sản xuất chỉ định, sản phẩm Ensure Original Nutrition Shake dạng nước dùng cho các đối tượng:

  • Trẻ em trên 10 tuổi.
  • Người người thành, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, người đang làm điều trị phục hồi,… phụ nữ mang thai.
  • Người cao tuổi.

Như vậy, trẻ em trên 10 tuổi có thể uống được sữa Ensure nước. Mẹ có thể bổ sung sữa Ensure nước cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, sản phẩm dùng cho trẻ là dòng Ensure Original Nutrition Shake. 

tre-em-co-uong-duoc-sua-ensure-nuoc-khong-3
Bổ sung sữa Ensure nước cho trẻ biếng ăn, thấp còi

Nội dung bài viết vừa giải đáp thắc mắc: Trẻ em có uống được sữa Ensure nước không? Hy vọng, câu trả lời của chúng tôi đã giúp mẹ tìm đúng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ và các thành viên khác trong gia đình. Hiện nay, sản phẩm sữa Ensure chính hãng đang được Kids Plaza phân phối chính hãng, mẹ hãy ghé cửa hàng tham khảo và mua hàng có đầy đủ hóa đơn, giá niêm yết.

Xem thêm:

Cách dạy trẻ 3 tuổi và gợi ý tuyệt vời giúp con có nề nếp

Cách dạy trẻ 3 tuổi có nề nếp như thế nào và dạy con những gì là một chủ đề khiến không ít phụ huynh phải bối rối. Vì, trẻ 3 tuổi đã lớn hơn rất nhiều, con rất năng động, hiểu biết nhiều hơn và mức tò mò của trẻ cũng tăng lên. Vậy mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi ra sao, chúng ta cùng Cungconlonkhon.com tham khảo một số gợi ý từ các chuyên gia, để việc dạy con được suôn sẻ và thật hiệu quả nhé.

Trẻ 3 tuổi đã phát triển như thế nào?

Để có cách dạy trẻ 3 tuổi có nề nếp mang lại kết quả tốt và theo chiều hướng tích cực, chắc chắn việc đầu tiên mẹ cần làm là hiểu giai đoạn phát triển của trẻ ở khoảng thời gian này như thế nào. Với trẻ 3 tuổi, một số đặc điểm rất tiêu biểu mà mẹ có thể quan sát và nhận ra rõ là:

Tính độc lập : Trẻ 3 tuổi phát triển tính độc lập của mình khá mạnh mẽ, cụ thể từ việc con thích tự làm mọi việc, từ mặc quần áo, sắp xếp đồ đạc mà trẻ thích đến việc ăn uống.
Trẻ thích giao tiếp : Trẻ 3 tuổi vừa thích tự chơi vừa thích kết bạn vì con thích giao tiếp hơn trước đó. Hoạt động song song này cũng là một điểm nhấn khá tiêu biểu của con, chứng tỏ con đã lớn hơn và có những tiến bộ trong sự phát triển kỹ năng giao tiếp của mình. Liên quan đến việc thích giao tiếp, kỹ năng, vốn từ cũng như cảm xúc, cảm nhận,…của trẻ có những điểm nổi trội mà mẹ hoàn toàn có thể nhìn ra ngay một cách khá rõ.

Trẻ 3 tuổi rất thích tò mò và học hỏi

Trẻ tò mò thích học hỏi : Với lứa tuổi lên 3, hầu hết mọi đứa trẻ đều rất tò mò thích học hỏi. Không còn như giai đoạn trước là trẻ bắt chước và lặp lại hành động đôi khi chỉ là bắt chước, hoàn toàn không hiểu; khi lên 3, con quan sát, bắt chước nhưng hiểu một phần nay nhiều phần nào đó liên quan đến hành động bắt chước đó.
Ví dụ như khi ăn, trẻ có thể sẽ bắt chước bạn ăn một miếng bánh có tương ớt và trẻ hoàn toàn có thể đồng ý với bạn món bánh đó là ngon, nhưng trẻ sẽ quyết định là không ăn vì cay. Hoặc ngược lại, trẻ sẽ bắt chước bạn ăn một chén canh, và hoàn toàn tự nguyện ăn hết chén canh đó vì hạp khẩu vị và vì trẻ thấy ngon miệng.

Gợi ý tuyệt vời trong cách dạy trẻ 3 tuổi, giúp con rèn thói quen tốt và sinh hoạt nề nếp

Tắt tivi

Tắt tivi là một hoạt động nói chung liên quan đến vấn đề xem tivi, sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính ở trẻ 3 tuổi . Đây là vấn đề khá quan trọng mà nhiều bố mẹ xem nhẹ. Thậm chí, nhiều bố mẹ còn dùng các thiết bị này hay mở các chương trình tivi như một phương tiện giữ trẻ, hoặc biện pháp để giải quyết những rắc rối với trẻ. Có những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nói chung do việc tiếp cận sớm hay dùng các thiết bị và hoạt động liên quan không phù hợp.

Do đó, mẹ nên:

  • Đọc sách, truyện, thơ cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngỉ. Cách này giúp trẻ có thói quen tốt và con ó giấc ngủ ổn định vào ban đêm.
  • Có thể cho trẻ xem tivi, xem một vài đoạn clip hay phù hợp tuổi con trên các thiết bị thông minh nhưng có giới hạn thời lượng và được phép xem khi nào.
  • Dạy con cách tắt tivi, cho phép con tự điều chỉnh khi ngồi xem. Đồng thời dạy con hiểu rõ về giới hạn giờ giấc và quyền được xem khi nào, mở tắt lúc nào. Chẳng hạn khi gia đình dùng bữa thì tắt tivi và khuyến khích nói chuyện cùng nhau.

Hoạt động ngoài trời

Cho con những khoảng thời gian nhất định để ra ngoài hoặc vui chơi ngoài trời. Điều này cũng rất cần thiết và quan trọng vì nó có những lợi ích nhất định cho sự phát triển của trẻ chẳng hạn như:

  • Giúp con hoạt động thể chất, tăng thêm sự năng động, vận động để tiêu thụ năng lượng trao đổi chất, phát triển cơ bắp, giải tỏa căng thẳng, giúp trẻ có tinh thần thoải mái, ăn ngon và ngủ ngon hơn.
  • Giúp con phát triển khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
  • Giúp con phát triển khả năng quan sát và tư duy.
  • Giúp con hình thành những thói quen tốt khác.

Để phát huy những lợi ích hoạt động ngoài trời mang lại cho trẻ, mẹ nên:

  • Nói chuyện và giải thích những điều gặp trên đường hoặc môi trường chung quanh để con học được thêm từ vựng.
  • Chia sẻ thêm thông tin liên quan đến môi trường chung quanh để con thêm phần hiểu biết.
  • Nhắc nhở con việc đội nón mũ hay bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, để trẻ học hỏi, ghi nhớ thói quen chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
  • Dạy con ý nghĩa tín hiệu đèn giao thông để con hình thành những khái niệm đầu tiên về an toàn giao thông đi lại ở nơi công cộng hay ngoài đường.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tập thể hay các hoạt động thể thao để con xây dựng nền tảng cho việc yêu thích các hoạt động thể chất và các môn thể thao.
Khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động
  • Khuyến khích trẻ tôn trọng môi trường qua các hoạt động như không giẫm chân lên cỏ, không bẻ cành lá cây xanh, không bỏ rác tùy tiện,…
  • Tạo điều kiện cho trẻ tham gia chăm sóc khu vườn quanh nhà nếu có. Cho trẻ tham gia trồng rau hay các loại cây rau thơm. Cách này rất hay để giúp trẻ làm quen với thế giới gia vị phong phú và yêu thích thực phẩm, yêu thích việc nấu nướng cũng như dùng các món ăn,…

Giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống tốt

Thói quen ăn uống tốt ở trẻ không phải tự nhiên mà có, con cần phải học tập và rèn luyện qua một quá trình. Việc tập cho trẻ thói quen ăn tốt có những lợi ích giá trị như:

  • Thái độ ăn uống tốt, độc lập là điều quan trọng cần có trong rèn luyện thói quen ăn uống .
  • Con sẽ học được việc tập trung vào bữa ăn.
  • Ăn đủ lượng thức ăn cần cho cơ thể ngay cả khi con không thực sự thích.
  • Ăn uống lành mạnh để bảo đảm cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ăn uống, tiêu hóa.
  • Chấp nhận thử các thực phẩm mới với tinh thần cộng tác.
  • Chấp nhận việc hạn chế lượng hoặc loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe khi được giải thích và thương lượng.
  • Cung cấp đa dạng thực phẩm để trẻ trải nghiệm và khám phá
  • Chú trọng cách chế biến và hình thức để kích thích trẻ tiêu thụ tích cực bữa ăn của mình.
    Cho trẻ dùng ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, gạo, nui.
  • Dùng đa dạng các thực phẩm như thịt nạc, thịt gia cầm và cá trong thực đơn của trẻ.
    Cung cấp sữa, các chế phẩm sữa như sữa chua và phô mai để con nhận dưỡng chất phong phú từ nhóm thực phẩm này.
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc thay vì nước trái cây đóng hộp, nước ép hoặc nước ngọt.
    Chọn thực phẩm ít muối để chế biến món ăn cho trẻ.
  • Luôn có bước giới thiệu thực phẩm và kiên nhẫn giới thiệu với trẻ để thuyết phục trẻ dùng được cả những thực phẩm mà con không thích.
  • Khi ở bàn ăn, hãy trao đổi nói chuyện cùng trẻ để thể hiện sự quan tâm chú ý đến trẻ.

Khuyến khích và động viên trẻ – yếu tố không thể thiếu trong cách dạy trẻ 3 tuổi

Đây là việc làm ý nghĩa mà mẹ không nên xem nhẹ hay bỏ qua. Việc khuyến khích động viên trẻ sẽ là cách dạy trẻ 3 tuổi có nề nếp rất tốt :

  • Tạo thêm năng lượng tích cực cho trẻ.
    Giảm nhẹ những áp lực.
  • Khơi gợi nỗ lực và cố gắng của trẻ.
    Dành thời gian cho cong và không quên thường xuyên nói rằng “mẹ yêu con”.
  • Giúp con tìm giải pháp cho các vấn đề mà con gặp phải.
    Kỷ niệm những thành tựu mà trẻ đạt được dù là nhỏ.
  • Cho phép con lựa chọn (trong phạm vi) đồ chơi, món ăn, trang phục,… mà mình yêu thích và dành lời khen cho sự lựa chọn của trẻ.
Hãy để con tự mặc trang phục mình thích
  • Dành thời gian cho con tự mặc quần áo, khuyến khích trẻ tự mang ba lo và giày dép, hay sắp xếp đồ cá nhân (sữa, khăn, đồ chơi, túi,…)
  • Thân thiện ngay cả khi trẻ phạm lỗi, giúp con sửa sai một cách nhẹ nhàng.
  • Sửa lỗi từ ngữ, ngữ pháp khi con nói sai và sửa với thái độ tích cực để con cảm nhận được mình được sửa chữa chứ không phải bị quở trách.
  • Làm gương cho trẻ và hãy nhận lỗi với trẻ để con học được, cũng như chấp nhận thực tế rằng, mọi thứ không hoàn hảo.

Xem thêm: Sự phát triển của trẻ 3 tuổi và 5 điều mẹ cần chú ý hiểu rõ

Sự phát triển của trẻ 3 tuổi và 5 điều mẹ cần chú ý hiểu rõ

Sự phát triển của trẻ 3 tuổi là điểm nhấn rất thú vị cho hành trình phát triển từ 3 – 6 tuổi nói chung. Trong đó có những điểm đáng chú ý ở quá trình phát triển này không chỉ giúp mẹ nhìn thấy rõ con lớn lên thế nào mà còn có thể hiểu hơn những đặc điểm tiêu biểu của trẻ ở độ tuổi này. Hãy cùng Cungconlonkhon.com tìm hiểu nhé!

Trẻ 3 tuổi thích mặc quần áo

bạn sẽ không còn ngạc nhiên nữa khi mỗi sáng, đứa trẻ 3 tuổi của bạn dõng dạc khi bạn chọn quần áo cho bé để chuẩn bị ra ngoài hay đến trường: ” Con muốn tự mặc!”, ” Để con mặc!”… Ở độ tuổi này, tự mặc quần áo là một nhiệm vụ thú vị và tiêu biểu mà các bé lên 3 đều muốn thực hiện, thể hiện tính tự lập của bản thân. Con thích được tự chọn trang phục cho mình theo tính cách và sở thích riêng.

Để giúp trẻ nhuần nhuyễn hơn trong việc chăm sóc bản thân một cách tự lập qua việc tự mặc quần áo, mẹ hãy nhẹ nhàng hỗ trợ trẻ khi cần. Hãy xếp quân áo của trẻ ngăn nắp và hài hòa, cũng như phân tích, cung cấp thông tin thêm cho trẻ, để giúp con chọn được đồ cho mình phù hợp mà vẫn đáp ứng đúng sở thích của bé.

Con thích tự ăn theo ý của mình

Sau việc tự chọn quần áo là việc con muốn tự quyết định sẽ ăn theo ý thích của mình. Nếu bạn muốn đút cho con ăn nhanh hoặc ngồi bên con mỗi phút nhắc nhở con về chuyện con chỉ được ăn cái này và không được ăn cái kia thì trẻ sẽ phản đối bạn ngay lập tức.

Trẻ 3 tuổi thích được tự lập trong ăn uống và trẻ sẽ rất vui vẻ khi chọn thức ăn mình thích. Con có thể nhanh chóng và ăn hết những gì mình chọn, hoặc ăn một cách tích cực khi được cổ vũ.

Trẻ thích tự ăn theo ý của mình hãy gợi ý cho trẻ chọn lựa thực phẩm

Mẹ có thể gợi ý cho trẻ chọn lựa thực phẩm, cung cấp thêm thông tin về yếu tố dinh dưỡng để hấp dẫn trẻ quan tâm hơn. Bên cạnh đó, hãy dùng một chút “mưu mẹo” trộn lẫn các thực phẩm trẻ thích và không thích, chế biến kết hợp một cách khéo léo, con sẽ ăn tốt và ăn với một thái độ vui vẻ. Mẹ cũng đừng ép trẻ mà hãy tôn trọng quyết định ăn bao nhiêu của con. Hãy khuyến khích, động viên trẻ, con sẽ có thêm “động lực” để ăn ngoan.

Trẻ có thể tự đi vệ sinh

Có nhiều trẻ ở độ tuổi lên 3 không chỉ thích thú với việc ngồi bô, hay chú ý đến việc sử dụng toilet, mà trẻ còn biết yêu cầu khi con có nhu cầu đi tiểu hoặc đại tiện. Một số trẻ còn yêu cầu được thay tã sạch khi con vẫn đang dùng tã. Ý thức về việc đi vệ sinh đã rất rõ ràng ở trẻ 3 tuổi. Không ít mẹ đã luyện tập cho con thành công việc ngồi bô khi con cần đi vệ sinh, hoặc con có thể ngồi bồn cầu với bàn cầu rời cho trẻ mà không còn gặp khó khăn.

Mẹ có thể giúp đỡ trẻ luyện tập thói quen tự đi vệ sinh theo cách chu đáo nhất. Mẹ đừng nản khi con chưa thuần thuần thục, không hợp tác hoặc chưa thể thực hiện. Việc ngồi bô hay tự đi vệ sinh cần một quá trình.

Trẻ thích làm việc lặt vặt

Những việc lặt vặt có sức hút rất lớn với trẻ 3 tuổi. Bạn sẽ thấy con rất hứng thú và tích cực thực hiện khi được sai bỏ cái chén vào bồn rửa bát, bỏ quần áo cần giặt vào sọt, hay lấy cho ba mẹ chai nước hoặc cái khăn,…

Mẹ hãy tạo cơ hội cho trẻ tham gia cùng làm việc nhà với mẹ như nhờ trẻ nhặt rau cùng, xếp bát đĩa, thu dọn quần áo, gấp quần áo, quét nhà, bỏ rác hay dọn bàn ăn,…Tất cả những việc nào có thể nhờ được, mẹ hãy nhờ trẻ và kiên nhẫn giúp trẻ hoàn thành. Cách này sẽ góp phần giúp trẻ biết chú ý hơn đến sự việc xung quanh, biết giúp đỡ và chia sẻ,..Con hoàn toàn có thể trở thành một người chu đáo trong tương lai, khi được mẹ rèn luyện, khuyến khích cộng tác cùng thực hiện những việc lặt vặt này từ nhỏ.

Vốn từ của trẻ được mở rộng

Trẻ 3 tuổi nói rất nhiều và có thể nói nguyên ngày nếu bạn gợi chuyện. Thậm chí, có một số trẻ nói nhiều đến mức cha mẹ phải dùng “hình phạt” đứng đối diện với bức tường để “bớt nói”.

Trẻ 3 tuổi có vốn từ vựng phong phú đến khoảng 300 từ, con có thể tạo những câu 3 từ đơn giản. Bên cạnh đó, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và hiểu vấn đề của trẻ cũng tiến bộ hơn trước rất nhiều.

Vốn từ của trẻ được mở rộng ở độ tuổi này

Mẹ luôn nói chuyện với trẻ khi cùng con chơi hay làm việc nhà. Hỏi trẻ về những việc con đã trải qua như thế nào, chơi với bạn ra sao, nói chuyện với ông bà, hay bác hàng xóm thế nào,…Đây không đơn thuần là việc mẹ biết thêm thông tin, cách nhìn nhận hay suy nghĩ của trẻ về sự việc, còn là cách rất tốt để giúp con phát triển vốn từ vựng, câu, ngữ nghĩa. Nói chuyện là cách kích thích trẻ thể hiện bản thân qua ngôn ngữ. Nhờ đó, rất nhiều khía cạnh liên quan đến ngôn ngữ, cảm xúc, giao tiếp,…của con cũng được hoàn thiện hơn trong độ tuổi của mình.

Xem thêm>> Vai trò của giấc ngủ sâu đối với sự phát triển chiều cao của trẻ?

Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý trầm cảm ở trẻ em

Tuy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng nó cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với chính bản thân trẻ nhỏ và gia đình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với các mẹ những nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ em.

=>> Xem thêm: Lời khuyên của chuyên viên tâm lý về căn bệnh tự kỷ ở trẻ

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Tùy vào độ tuổi trẻ sẽ có những biểu hiện trầm cảm khác nhau. Các mẹ hãy cùng theo dõi một số dấu hiệu điển hình dưới đây:

Rối loạn giấc ngủ, trẻ hay khóc, giật mình:

Đối với trẻ em thì giấc ngủ là một yếu tố rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện cơ thể, giúp trẻ tăng hệ thống miễn dịch và sức khỏe. Khi giấc ngủ bị rối loạn trẻ sẽ có những biểu hiện hay khóc và giật mình về đêm. Khi rối loạn này kéo dài hơn 2 tuần thì không chỉ còn là những rối loạn bình thường nữa, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi về bệnh lý trầm cảm ở trẻ.

Trẻ chậm phát triển về nhận thức:

Trẻ mắc bệnh lý trầm cảm thướng sẽ có những dấu hiệu chậm phát triển về hành vi và nhận thức. Thường khoảng gần 2 tuổi trẻ sẽ biết nói, biết đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên nếu 3 đến 4 tuổi trẻ không có những biểu hiện và hành vi nào hết thì khả năng trẻ mắc bệnh trầm cảm là rất cao.

Khả năng tập trung và trí nhớ kém:

Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ, giai đoạn này trẻ dễ dàng có thể tiếp cận và nhớ những thông tin rất nhanh, sự tò mò trong trẻ sẽ kích thích trẻ ham học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên nếu trẻ có những biểu hiện như mất tập trung, hay quên những nhiệm vụ, không quan tâm thiết tha đến vấn đề nào cả thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý trầm cảm.

Có những dấu hiệu bất thường về tâm lý:

Giai đoạn tuổi thơ của trẻ thường sẽ gắn liền với niềm vui, tiếng cười. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lý trầm cảm trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, buồn bã… lâu dần trẻ sẽ dễ có những bất thường về tâm lý như cáu gắt, quấy khóc… hoặc ở một số trẻ còn có những biểu hiện nhút nhát, sợ sệt hoặc ngần ngại. Những thay đổi tâm trạng là điều bất thường ở trẻ, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tính cách của trẻ sau này.

Trẻ có xu hướng ít tiếp xúc và nói chuyện với người khác:

Trẻ ít tiếp xúc với mọi người xung quanh
Trẻ ít tiếp xúc với mọi người xung quanh

Trẻ em thường có gắng che giấu những gì làm tổn thương chúng. Trẻ sẽ giấu kín những vấn đề mà trẻ mắc phải, lâu dần cũng sẽ tạo ra cho trẻ sự cô lập, trẻ không muốn tiếp xúc hay chia sẻ nói chuyện với bất kỳ ai.ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em

Do yếu tố di truyền:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ADN là tác nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. 46% các cặp sinh đôi cùng trúng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì khả năng trẻ bị cao hơn gấp 3 lần so vơi trẻ khác.

Do yếu tố môi trường:

Trẻ em thuờng học hỏi và bắt trước rất nhanh. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì khả năng trẻ trở thành bản sao của ai khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này cũng đúng với bệnh lý trầm cảm. Ở các trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mang bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ việc bố mẹ luôn nằm trên giường, ít nói, ít giao tiếp xã hội… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ.

Chấn thương về tâm lý:

Khi trẻ có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường. Trẻ sẽ trở nên khép mình, luôn lo lắng và sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm

Do bạo lực học đường:

Khi đi học trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.

Do áp lực học tập:

Đối với trẻ để có sự phát triển toàn diện thì cần phải dung hòa được 2 yếu tố: học tập và vui chơi. Tuy nhiên rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ là những áp lực ở trường mà còn có những áp lực từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ nhưng mục tiêu quá cao, thời gian học tập quá nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng khiến trẻ không còn tin tưởng vào bản thân, xấu hổ, tự ti. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ.

Do sự áp đặt của các bậc làm cha mẹ:

Đa số các bậc phụ huynh luôn tự quyết định và áp đặt trẻ, không chỉ vấn đề học tập mà hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không hỏi ý kiến hay xem xét thái độ của trẻ. Luôn cho rằng đó là những điều tốt đẹp nhất mà không quan tâm đến điều trẻ thực sự cần. Trẻ sẽ thấy mình không được tôn trọng, không có quyền quyết định việc của mình, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, từ đó sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ mà nguy hiểm nhất là trầm cảm dẫn đến tự sát.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em thường khó phát hiện hơn so với người lớn, chính vì vậy các bậc phụ huynh cần quan sát kĩ những biểu hiện bất thường của trẻ để giúp trẻ tháo gỡ những gánh nặng trong lòng cũng như giúp trẻ tự tin và mở lòng hơn.

Bố mẹ nên tạo một môi trường sống vui vẻ cho bé
Bố mẹ nên tạo một môi trường sống vui vẻ cho bé

Ngoài việc đảm bảo đầy đủ cho trẻ vật chất và những yếu tố tinh thần thì gia đình luôn phải tạo cho trẻ những thói quen tốt, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực của bệnh lý trầm cảm.

Giúp trẻ tự tin để trẻ cảm thấy mình có năng lực và thấy bản thân mình quan trọng. Dạy trẻ tìm đến những sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn mà không có sự có mặt của bố mẹ.

(Nguồn: Tham khảo)

Vai trò của giấc ngủ sâu đối với sự phát triển chiều cao của trẻ?

Chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của giấc ngủ trong sự phát triển chiều cao, nhất là giấc ngủ ban đêm. Theo nhiều tài liệu khoa học, chính lúc ngủ say và sâu đã kích thích tuyến yên tiết ra hoóc môn tăng trưởng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hoóc môn lăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11-12 giờ đêm khi trẻ đã ngủ say. Khi tiếp nhận hoóc môn này, xương người sẽ mọc dài thêm ở 2 đầu.

Những trẻ có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển chiều cao (như về di truyền, dinh dưỡng hoặc vận động cơ thể phù hợp), nhưng nếu tuyến yên không thể tiết ra được hoóc môn tăng trưởng thì cơ thể cũng sẽ không thể phát triển chiều cao tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Trẻ ngủ quá muộn, ngủ nhiều vào ban ngày thì lượng hoóc môn tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao hơn. Các nhà khoa học ở Trường đại học Wisconsin (Mỹ) đặt một thiết bị cảm biến vào xương chân những chú cừu non và kết luận 90%
sự lớn của xương diễn ra trong giấc ngủ.

Ngoài ra, để có thể tối đa hóa chiều cao cho trẻ, cần quan lâm đến quá trình hình thành của một loại hoóc môn có tên là somatotropin. Hoóc môn này nắm giữ vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định trong việc tạo nên các tế bào sụn (các tế bào sụn này tham gia tích cực vào việc tăng chiều dài của các xương như xương tay, xương chân…). Bên cạnh đó, nó cũng kích thích cơ thể sản sinh thêm một loại hoóc môn gọi là somatomedin. Loại hoóc môn này giúp lăng trưởng chiều cao trong khoảng một giờ sau khi bắt đầu giấc ngủ. Đây cũng chính là lý do tại sao trẻ em nên ngủ đều đặn và đúng giờ quy định.

Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu

Để trẻ có thể ngủ sâu vào ban đêm, trước khi đi ngủ 30 phút, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:

– Tránh cho trẻ ăn quá no, hoặc làm cho hệ thần kinh quá hưng phấn. Vui quá hoặc buồn quá đều làm cho bé không thể có giấc ngủ sâu và có thể gặp ác mộng. Không nên cho trẻ đùa giỡn quá mức, la hét, xem phim có yếu tố bạo lực hay gây sợ hãi vào buổi tối.

– Tốt nhất hãy tập cho bé ngủ riêng. Hãy giúp trẻ trở về trạng thái tinh thần ổn định, thoải mái và nhẹ nhàng trước khi đi vào giấc ngủ say.

– Với trẻ sơ sinh, hãy quan sát trẻ để biết vào giờ nào thì trẻ bắt đầu giụi mắt, mút tay, và hơi vật vã một chút. Đó là những dâu hiệu trẻ buồn ngủ.

– Hãy lập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và đi ngủ sớm (vào khoảng 21h), ngủ trưa khoảng 60 phút) và ngủ sâu trong môi trường yên tĩnh và thoáng đãng. Không cần đánh thức trẻ trên 1 tuổi dậy bú đêm nếu trẻ ngủ say. Ở tuổi này trẻ đã có khả năng dự trữ chất dinh dưỡng đủ cho một đêm và cần có giấc ngủ trọn vẹn hơn để phát triển. Chưa kể bú đêm dỗ làm trẻ bị sâu răng, ảnh hưởng xâu đến khả năng nhai và tiêu hóa, hấp thu thức ăn về sau. Trẻ bú đêm nhiều thì ban ngày sẽ không thèm ăn do còn no, nhất là bữa ăn sáng. Trẻ không bú đêm sẽ đói bụng khi thức dậy buổi sáng và ăn sáng ngon lành hơn. Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

(Tổng hợp)

Tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi thể hiện ở những lĩnh vực phát triển nào?

Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 đến 6 tuổi có nhiều diễn biến đa dạng, phát triển phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để nắm bắt tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi, bố mẹ cần tìm hiểu những đặc trưng phát triển của các con trong độ tuổi này. Hãy cùng Cungconlonkhon.com tham khảo các đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi thể hiện như thế nào nhé!

Sự phát triển về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi phát triển nhiều nhất. Trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe bố mẹ và những người khác trò chuyện, cũng như từ chính cách dạy của bố mẹ, hoặc qua chuyện kể mỗi tối trước khi đi ngủ. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ có thể hiểu được hầu hết những gì bố mẹ nói, thậm chí có thể đoán được những từ mà mình chưa biết.

Khoảng 3 tuổi, trẻ sử dụng được các câu dài 3- 5 từ, hoặc thậm chí hơn, và người khác gần như hiểu được hết những gì trẻ nói. Bên cạnh đó, trẻ biết chỉ vào các phần chi tiết trong hình ảnh và gọi tên chúng, ví dụ chỉ vào cái đầu bò trong bức ảnh đồng quê và đọc ” cái bụng”.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi lưu ý về việc phát triển về ngôn ngữ

Hơn 4 tuổi, trẻ nói được những câu dài hơn 5 từ, hiểu được hầu hết những gì người khác nói và thực hiện theo hướng dẫn với 2-3 bước, miễn là các hướng dẫn này gắn liền với những điều quen thuộc với trẻ. Chẳng hạn như ” bé đóng sách lại và đưa cho mẹ nào.”

Sự thay đổi về hoạt động chủ đạo và hành vi

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành mối quan tâm, nhận thức và có khả năng duy trì các liên hệ qua giao tiếp mắt với người khác. Trẻ thích chơi trong các nhóm đồng lứa tuổi. Các trò chơi tập thể trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có cơ hội mở rộng kỹ năng xã hội, khám phá cảm xúc bản thân và tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Trẻ bây giờ đã hiểu được khái niệm “tôi” và “anh ấy/ cô ấy”, vì vậy, việc chia sẻ với bạn bè trở nên dễ dàng hơn.

Trí tưởng tượng ở lứa tuổi mầm non cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Ví dụ, trẻ có thể chơi giả vờ với một người bạn do mình tưởng tượng ra, hoặc với búp bê, đồ chơi mô phỏng. Qua đó, trẻ sẽ thử nhiều vai trò và hành vi khác nhau, như đóng vai bác sĩ, cô giáo, ba hoặc mẹ,…Lên 4 tuổi, trẻ có thể thích “lừa” người khác và mô tả lại những gì đã diễn ra. Ví dụ, “Mẹ cứ nghĩ rằng tôi đã ngủ rồi!”, song song đó, trẻ cũng lo lắng về việc sẽ bị người khác “lừa” lại.

Sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ

Lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã có thể quay đầu lại mỗi khi được gọi tên, đồng thời phát triển mối quan tâm đặc biệt với việc khám phá những môi trường đa dạng xung quanh mình. Điều này thể hiện rõ rệt khi trẻ cùng tham gia hoạt động ở các sân chơi mới, xã hội mới. Trẻ cũng bắt đầu hiểu được một số hành vi và môi trường nguy hiểm, và không an toàn để tránh xa.

Sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ

Một số đặc điểm lưu ý tâm lý trẻ từ 3 – 6 tuổi mà bố mẹ cần lưu ý nữa là khả năng tư duy. Trẻ mẫu giáo dễ dàng bị mê hoặc bởi thế giới ” vi diệu” xung quanh mình, và đặt rất nhiều câu hỏi với mọi người khác nhau. Nói đến khả năng tư duy nổi trội trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận biết được những khái niệm đối lập nhau – như “lớn/ nhỏ”, “trên/ dưới”, “trong/ ngoài”,…

Mối quan hệ tình cảm, cảm xúc 

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non. Trong suốt thời kỳ này, trẻ thực sự hiểu rằng cơ thể, trí óc và cảm xúc của mình là của chính mình. Trẻ còn biết phân biệt giữa cảm giác hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi hoặc tức giận.

Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi đến từ những điều tự tưởng tượng ra, quan tâm cách người khác hành động và thể hiện tình cảm với những người thân quen. Và khi trẻ trở nên tự tin hơn, trẻ đồng thời cũng xử lý những cảm xúc của bản thân tốt hơn.

Quá trình hình thành ý thức từ bản thân

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có thể bắt đầu tò mò về thân thể của chính mình và của những người khác. Ví dụ, đôi lúc người lớn sẽ phát hiện trẻ đang tìm hiểu bộ phận sinh dục của mình và của trẻ khác. Đây là điều bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, tuy nhiên, bố mẹ cần quan sát, theo dõi để định hướng đúng đắn sự tò mò ấy của trẻ. Sau 3 tuổi, bố mẹ đã có thể từng bước giáo dục giới tính cơ bản phù hợp với độ tuổi của con.

Xem thêm: 8 đặc điểm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 1 – 2 tuổi mẹ nên biết

Liên Hệ

902,855Thành viênThích
37Người theo dõiTheo dõi
17,800Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -