Khi nào trẻ sơ sinh được cắt tóc máu, cắt tóc máu ngày nào tốt?

“Khi nào trẻ sơ sinh được cắt tóc máu” là vấn đề mà nhiều gia đình có con nhỏ quan tâm. Bởi nhiều người cho rằng cắt tóc máu sớm sẽ giúp tóc sẽ mọc nhanh và dày hơn. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc cắt tóc máu sớm và không chọn ngày tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Tóc máu là gì?

Giải đáp: Tóc máu là gì?

Đối với trẻ sơ sinh khi mới chào đời đã có một lớp tóc đầu tiên được hình thành từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Và theo dân gian đó chính là tóc máu của trẻ sơ sinh.

Ở mỗi trẻ sẽ có tóc máu không giống nhau về độ dày mỏng, màu sắc và kiểu dáng song đều có tác dụng chung là giữ ấm phần đầu, bảo vệ phần thóp còn non nớt của trẻ. Vậy có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh? Nên cắt tóc máu cho bé ngày nào tốt?

Có nên cắt tóc máu ở trẻ sơ sinh không?

Theo các bác sĩ y khoa, da đầu của trẻ sơ sinh rất mỏng và theo thời gian tóc máu của trẻ sẽ tự rụng để lớp tóc khác mọc lên. Vì vậy, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn không cần thiết và không an toàn cho trẻ. Trừ khi tóc quá rậm và dày làm hạn chế tầm nhìn hay gây khó chịu cho các bé khi trời nắng nóng thì ba mẹ nên cắt tóc máu cho bé.

Khi nào trẻ sơ sinh được cắt tóc máu? 

Khi nào trẻ sơ sinh được cắt tóc máu? hiện tại vẫn chưa có câu trả lời cụ thể và chính xác. Thời điểm cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh còn tuỳ thuộc vào ý định của mỗi gia đình.

Có nhiều gia đình lựa chọn cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có những gia đình đợi bé thôi nôi xong thì mới cắt tóc máu cho bé.

Trong khi đó, dưới góc nhìn của y khoa thì việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh lại không an toàn. Thông thường khi các bé được hơn 1 tuổi, thóp mới bắt đầu liền. Khi đó, các bậc phụ huynh mới có thể cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh an toàn.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh chỉ nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh khi tóc của trẻ quá rậm và dày, điều này gây ra các ảnh hưởng tới trẻ như:

– Làm hạn chế tầm nhìn của trẻ sơ sinh.

– Khiến các bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

– Đặc biệt, khi tóc quá rậm và dày sẽ tạo cảm giác khó chịu cho da bé khi thời tiết nắng nóng.

khi-nao-tre-so-sinh-duoc-cat-toc-mau-2
Khi nào trẻ sơ sinh được cắt tóc máu?

Tìm hiểu cắt tóc máu cho bé ngày nào tốt?

Nhiều ba mẹ băn khoăn nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh vào ngày nào tốt nhất? Có thể nói không có một quy định nào về ngày cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng có thể dựa theo quan niệm dân gian để lựa chọn ngày tốt cắt tóc máu giúp trẻ khỏe mạnh. Bởi lần cắt tóc máu đầu tiên của trẻ bao giờ cũng là dịp được cả nhà mong đợi. 

Từ xa xưa theo quan niệm dân gian, những ngày sau hay được chọn vì mang lại những điều tốt lành cho trẻ: Mùng 3, mùng 4, mùng 7, mùng 8, mùng 9, mùng 10, ngày 11 – 13 – 16 – 19 – 26 – 25 – 29 đều có thể. 

Ngoài ra, ba mẹ nên tránh cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh vào ngày đầu tháng và ngày 30 cuối tháng vì quan niệm “ngày cùng tháng tận”.

khi-nao-tre-so-sinh-duoc-cat-toc-mau-3
Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ngày nào tốt nhất?

Xem thêm:>>> 10 sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Lưu ý khi cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết

Vốn trẻ sơ sinh còn rất non nớt và thường ngọ nguậy không yên, vì vậy khi cắt tóc cho trẻ cần chú ý cẩn trọng chọn dụng cụ cắt tóc phù hợp và an toàn cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý không cắt tóc trẻ quá ngắn, đảm bảo giữ lại phần tóc để giữ ấm phần đầu và đặc biệt là phần thóp của trẻ.

Đối với mỗi gia đình, cách cắt tóc cho trẻ sơ sinh thường không giống nhau mà tùy thuộc vào mỗi trẻ ta sẽ có cách làm phù hợp. Lưu ý sau khi cắt tóc cho trẻ, cần dùng nước ấm gội đầu nhẹ nhàng để loại bỏ tóc đã cắt tránh gây mẩn ngứa và khó chịu cho trẻ. Ba mẹ không nên cắt tóc khi trẻ mới ngủ dậy chưa tỉnh táo hoặc khi bé đang ốm.

khi-nao-tre-so-sinh-duoc-cat-toc-mau-4
Ba mẹ không nên cắt tóc trẻ quá ngắn để giúp trẻ giữ ấm

Với những thông tin đã cung cấp trên hy vọng đã giải tỏa cho các bà mẹ về việc khi nào trẻ sơ sinh được cắt tóc máu và cắt tóc máu cho bé ngày nào tốt rồi phải không? Bên cạnh việc cắt tóc máu cho con, mẹ còn phân vân điều gì về kinh nghiệm nuôi con hãy ghé Cungconlonkhon.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Tin liên quan:

Dầu Massage cho trẻ sơ sinh chicco có tốt không?

Dầu massage cho trẻ sơ sinh Chicco có tốt không? Có những đặc điểm, công dụng nổi bật gì? Dùng cho trẻ mấy tuổi? Sử dụng như thế nào đúng cách? Giá thành sản phẩm bao nhiêu?… Bài viết này dành cho các mẹ quan tâm đến sản phẩm dầu massage Chicco và muốn biết nhiều thông tin về sản phẩm. Hãy theo dõi để được giải đáp các câu trả lời trên mẹ nhé!

Nguồn gốc dầu massage cho trẻ sơ sinh Chicco

dau-massage-cho-tre-so-sinh-chicco-1
Dầu massage cho trẻ sơ sinh Chicco có nguồn gốc từ Ý

Dầu massage cho trẻ sơ sinh Chicco là sản phẩm hỗ trợ trong quá trình massage cho bé. Đây là một trong những dòng sản phẩm thuộc thương hiệu Chicco có nguồn gốc từ Italia (Ý). 

Thương hiệu Chicco là thương hiệu khá lâu đời. Các sản phẩm từ thương hiệu dành cho trẻ nhỏ rất đa dạng, đặc biệt, đều quan tâm, chăm sóc sức khỏe, sự phát triển của trẻ  từ những giai đoạn đầu đời. Ngoài dầu massage Chicco, mẹ có thể sử dụng trọn bộ sữa tắm, sữa dưỡng thể, dầu gội, kem dưỡng ẩm, phấn rôm, kem hăm… của hãng. Các sản phẩm dùng cho trẻ của Chicco được sử dụng nguyên liệu an toàn, tự nhiên. 

Sản phẩm dầu massage Chicco đã nhận được giấy chứng nhận đạt an toàn tại hơn 100 quốc gia, trong đó có các nước EU, Mỹ và Nhật Bản. Khi vào thị trường Việt Nam, các sản phẩm chính hãng của Chicco đã được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.

Dầu massage Chicco có tốt không?

dau-massage-cho-tre-so-sinh-chicco-2
Muốn biết dầu massage Chicco có tốt không, mẹ hãy xem thành phần, công dụng

Dầu massage là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho bé của Chicco. Để biết Diều massage Chicco có tốt không, mẹ có thể xem thành phần, công dụng của sản phẩm để đưa ra đánh giá khách quan nhất.

Về thành phần

Các thành phần chính của dầu massage Chicco được chiết xuất từ cám gạo giúp làm sạch và loại bỏ chất bám bẩn trên da rất hiệu quả. Sản phẩm chứa Omega 3, Omega 6, là hai loại axit béo có tác dụng làm mềm, giữ ẩm rất tốt cho da. Vitamin E là dương chất rất cần thiết giúp làm mềm và nuôi dưỡng da khỏe mạnh.

Đặc biệt, để bảo vệ sức khỏe và làn da của trẻ, dầu massage Chicco không chứa chất tạo màu, hương liệu hay cồn. Ngoài ra, các thành phần Parabens, Petroleum, dẫn xuất Paraffin cũng không được tìm thấy. An toàn khi sử dụng.

Về công dụng

Với chiết xuất thành phần từ thiên nhiên, an toàn, dầu massage Chicco có công dụng sau đây:

  • Chicco hỗ trợ massage giúp bé ngủ ngon giấc.
  • Massage bằng tinh dầu Chicco còn giúp tim mạch và hệ tuần hoàn của máu được ổn định, trẻ khỏe khoắn, năng động.
  • Các thành phần Vitamin E, Omega 3, 6 giúp làm mềm mịn và nuôi dưỡng làn da ở nhiều loại thời tiết khác nhau.
  • Thành phần cám gạo giúp loại bỏ mảng bám tốt, làm sạch da an toàn, hiệu quả. Chính vì thành phần đặc biệt này, sản phẩm còn có tên gọi dầu massage cám gạo Chicco.
  • Đặc biệt, dầu massage Chicco có công dụng loại bỏ các vảy sừng cứng trên da vô cùng hiệu quả. Do đó, có thể nhờ sự hỗ trợ của loại dầu này để loại bỏ “cứt trâu” cho trẻ sơ sinh giúp giải cứu để da sạch và thoáng.

Dầu massage cám gạo Chicco dùng cho bé mấy tuổi?

dau-massage-cho-tre-so-sinh-chicco-3
Mẹ sử dụng dầu Chicco cám gạo mát xa cho bé từ thuở mới lọt lòng

Dầu massage Chicco được chiết xuất từ cám gạo, an toàn tuyệt đối với mọi làn da, kể cả da trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng massage cho trẻ bằng tinh dầu Chicco cám gạo ngay từ khi trẻ vừa chào đời. 

Lưu ý: Tuy dầu Chicco tuyệt đối an toàn với trẻ sơ sinh, nhưng lúc mới chào đời trẻ vô cùng non nớt, vì vậy mẹ nên massage cho con nhẹ nhàng để trẻ làm quen.

Sử dụng dầu massage Chicco như thế nào là đúng cách?

Để massage bằng dầu cám gạo Chicco đúng cách cho trẻ, mẹ lưu ý những điều sau đây:

  • Nên massage cho bé hàng ngày.
  • Mẹ có thể massage vào bất khoảng thời gian rảnh nào. Tuy nhiên, thời điểm massage tốt nhất là sau khi tắm và trước giấc ngủ của bé. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, bé thoải mái và ngủ sâu giấc hơn.
  • Trước khi thực hiện massage cho bé, mẹ cần phải vệ sinh sạch hai tay để bảo đảm an toàn cho trẻ.
  • Có thể dùng dầu cám gạo Chicco massage vùng mặt cho bé nhưng không nên để dầu vào mắt, miệng, mũi của trẻ hoặc những điểm tiếp xúc khiến trẻ có thể dụi vào mắt.
  • Không nên đổ trực tiếp dầu lên da của trẻ. Mẹ hãy đổ dầu vào lòng bàn tay của mình, vỗ nhẹ rồi massage cho bé.
  • Dùng dầu massage Chicco có cần tắm lại không? Không tắm lại cho bé sau khi massage bằng dầu Chicco.

Giá thành sản phẩm

Dầu massage Chicco hiện được bán rộng rãi ở nhiều siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại khắp cả nước. Sản phẩm hiện đang được bán với giá khoảng 330.00vnd/ chai 200ml. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp vấn đề về dầu massage cho trẻ sơ sinh Chicco. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định, đây là một sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ vô cùng tốt, an toàn, mẹ nên mua cho bé sử dụng. Hiện nay, dầu massage cám gạo và nhiều sản phẩm dành cho trẻ nhỏ của Chicco đang được hệ thống siêu thị Kids Plaza cung cấp đầy đủ, cam kết chính hãng. Mẹ có thể tới mua trực tiếp tại cửa hàng để được nghe tư vấn hoặc mẹ có thể lựa chọn mua hàng online từ website chính của công ty.

Xem thêm:

Dầu massage Chicco dùng trước hay sau khi tắm?

Massage cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển về mọi mặt. Nên massage cho bé khi nào? Dầu massage Chicco dùng trước hay sau khi tắm là tốt nhất? Để có thể sử dụng sản phẩm dầu Chicco đạt hiệu quả cao, hãy tìm câu trả lời trong bài viết này của cungconlonkhon.com mẹ nhé!

Một số thông tin về dầu massage Chicco

dau-masage-chicco-dung-truoc-hay-sau-khi-tam-3
Dầu massage Chicco, sản phẩm đến từ Ý

Dầu massage Chicco là sản phẩm thuộc thương hiệu Chicco dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguồn gốc xuất xứ từ Ý (Italia). Hiện nay, sản phẩm đã được cấp phép lưu hành tại mặt hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm Việt Nam. 

Dầu massage Chicco là sản phẩm an toàn được chiết xuất từ cám gạo. Thành phần sản phẩm chứa Omega 3, Omega 6, Vitamin E… Đặc biệt, tinh dầu massage Chicco không gây kích ứng, không dẫn xuất Paraffin, không chứa Parabens, Petroleum và không hương liệu, cồn hay chất tạo màu nên tuyệt đối an toàn cho trẻ từ sơ sinh.

Tác dụng dầu massage Chicco là:

  • Loại bỏ bụi bẩn trên da, tẩy bã nhờn, làm sạch da bé.
  • Giữ độ ẩm cho da, giúp da khỏe.
  • Làm mềm da.
  • Loại bỏ vảy cứng, nhất là cứt trâu của trẻ sơ sinh.

Dầu massage Chicco dùng trước hay sau khi tắm là tốt nhất?

dau-masage-chicco-dung-truoc-hay-sau-khi-tam-2
Dầu mát xa Chicco dùng trước hay sau khi tắm?

Dầu massage Chicco dùng massage cho trẻ mọi lúc lúc. Tuy nhiên, chọn thời điểm massage tốt nhất không những giúp trẻ được thư giãn thoải mái mà còn mang lại tiện ích cho cuộc sống.

Dầu mát xa Chicco dùng trước hay sau khi tắm là tốt nhất? Nếu lựa chọn giữa việc dùng dầu massage cho trẻ trước hay sau khi tắm, thì các nhà sản xuất khuyên mẹ nên dùng sau khi tắm. Bởi vì, lúc này làn da của con đã được loại bỏ lớp chất bẩn bên ngoài. Do đó, quá trình massage giúp loại bỏ dầu, chất nhờn hay các loại vảy sừng (Cứt trâu) sẽ được loại bỏ nhanh hơn, tác dụng tốt hơn. 

Bên cạnh đó, Việc massage sau khi tắm giúp trẻ có được sự thư giãn thoải mái hơn bởi cơ thể không còn khó chịu bởi mồ hôi hay chất bẩn. Ngoài thời gian sau khi tắm, thời điểm massage cho bé tốt nhất trong ngày đó là trước khi cho trẻ đi ngủ.

Cách sử dụng dầu massage Chicco

dau-masage-chicco-dung-truoc-hay-sau-khi-tam-1
Cách sử dụng dầu massage Chicco

Cách sử dụng dầu massage Chicco rất đơn giản. Mẹ tiến hành các massage từ loại dầu này như sau:

  • Mẹ vệ sinh tay và lau khô.
  • Đổ một lượng dầu massage Chicco vừa đủ ra lòng bàn tay.
  • Lồng hai tay vào nhau, xoa nhẹ.
  • Áp nhẹ lòng bàn tay vào các vùng da của trẻ.
  • Tiến hành massage nhẹ nhàng.

Để giúp loại bỏ cứt trâu, mẹ cũng đổ ra tay một lượng dầu massage Chicco. Tiếp đến, mẹ massage vào vùng có “cứt trâu” rồi dùng lược lông mềm chuyên dụng của hãng Chicco chải nhẹ phần cứt trâu rớt ra ngoài. Dùng khăn lau sạch. Lưu, ý, mỗi ngày chải một ít, mẹ không nên nôn nóng, gây ảnh hưởng đến làn da non nớt của con.

Trên đây là giải đáp: Dầu massage Chicco dùng trước hay sau khi tắm? Dầu massage Chicco là sản phẩm an toàn, hữu ích, chăm sóc sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy đến cửa hàng của Kids Plaza mua sản phẩm chính hãng để massage cho bé ngay từ khi con vừa chào đời nhé.

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng Pediakid D3 đúng chuẩn để bé hết còi xương

Bé đang bị còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ muốn cho bé dùng Pediakid D3 nhưng chưa biết cách sử dụng đúng chuẩn? Mẹ băn khoăn khi cho bé dùng cần lưu ý gì để tránh gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được cungconlonkhon giải đáp qua bài viết hướng dẫn sử dụng Pediakid D3 chi tiết dưới đây. 

Hướng dẫn sử dụng Pediakid D3 đúng chuẩn để bé hết còi xương

Pediakid Vitamin D3 là một sản phẩm an toàn có thành phần vitamin D3 tự nhiên xuất xứ từ Pháp bởi hãng dược phẩm nổi tiếng Ineldea Laboratories giúp bé hết còi xương. Hiện nay, đây là sản phẩm được đông đảo các mẹ tin tưởng và sử dụng cho bé. Cho bé sử dụng Pediakid D3, các ba mẹ không còn phải lo lắng vấn đề còi xương nữa.

huong-dan-su-dung-pediakid-d3-3
Hướng dẫn sử dụng Pediakid D3 đúng chuẩn cho bé hết còi xương

Để sử dụng sản phẩm có hiệu quả, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng Pediakid D3 đúng chuẩn dưới đây:

Về liều dùng Pediakid D3:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng để phòng bệnh còi xương: chỉ nên cho bé sử dụng 1 giọt vitamin D3 Pediakid / ngày. 
  • Khi sử dụng cho trẻ bị còi xương: 1.200IU tương đương 6 giọt mỗi ngày trong 4 tuần. 
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Phối hợp 500 mg canxi/ ngày đối với nhũ nhi, 1.000mg canxi/ ngày. Nên cho bé uống  từ 7 – 10 ngày, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng cho cả Canxi và D3
  • Trường hợp với trẻ sinh thiếu tháng, từ ngày thứ 8 sau sinh cần cho uống 1.500 IU tương  đương 7 giọt/ ngày cho tới 18 tháng. Hết thời gian này thì tiếp tục phác đồ bình thường.
  • Loại vitamin này có thể sử dụng cho tới khi bé trên 15 tuổi và người lớn.

Về cách dùng Pediakid đúng chuẩn và hiệu quả

  • Với Pediakid D3, mẹ chú ý nên lắc đều siro trước khi cho bé sử dụng.
  • Khi dùng, mẹ có thể trộn siro chung với sữa chua, hoa quả xay hoặc nước ép để bé dễ uống hơn.
  • Cách dùng đơn giản nhất là mẹ nhỏ giọt siro vào miệng hoặc nhỏ vài giọt vào thìa cà phê rồi cho bé uống. Thời gian tốt nhất để cho bé uống Pediakid D3 là buổi sáng hoặc buổi chiều tối.
huong-dan-su-dung-pediakid-d3-2
Mẹ có thể cho bé uống Pediakid D3 bằng cách nhỏ trực tiếp vào miệng
  • Mặc dù đây là sản phẩm tốt, an toàn cho bé nhưng mỗi bé sẽ có một thể trạng riêng, vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé, trước khi sử dụng mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và đưa ra liều lượng dùng phù hợp nhất nhé.

Lưu ý khi cho bé sử dụng Pediakid D3:

  • Sản phẩm Vitamin D3 Pediakid chỉ có tác dụng hỗ trợ và bổ sung Vitamin D3 cho cơ thể của bé, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Ngoài ra, đối với những bé có tiền sử bị dị ứng với các thành phần của sản phẩm Pediakid, mẹ nên kiểm tra thật kỹ trước khi sử dụng cho bé nhé. 
  • Đồng thời, mẹ có thể kết hợp Vitamin D3 Pediakid cùng với chế độ và khẩu phần ăn uống hằng ngày một cách khoa học, điều này giúp bổ sung vitamin D3 cho bé tốt hơn.

Như vậy, qua hướng dẫn sử dụng Pediakid D3, mẹ đã có thêm thông tin để cho bé sử dụng đúng liều lượng và đúng cách nhất rồi. Việc cho bé uống Pediakid D3 rất đơn giản mà lại mang hiệu quả cao, giúp bé hết còi xương, ba mẹ nên cho bé sử dụng nhé.

Cách bảo quản Vitamin D3 Pediakid hiệu quả nhất

  • Đối với Vitamin D3 Pediakid nói riêng và các loại vitamin nói chung, ba mẹ nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, ưu tiên những nơi có nhiệt độ phòng.
  • Lưu ý để sản phẩm tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Ba mẹ tuyệt đối không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không bảo quản sản phẩm tại những nơi thường xuyên ẩm ướt.

Địa chỉ mua Pediakid D3 chính hãng ở đâu?

Việc mua Pediakid D3 ở đâu chính hãng, giá tốt cũng khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Bởi hiện nay, tình trạng sản phẩm này bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và chất lượng của sản phẩm tới tay người dùng.

Để đạt hiệu quả sử dụng cao, bên cạnh cho bé sử dụng đúng liều lượng nhất định thì việc mua được sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng là điều rất quan trọng. Mẹ đang không biết mua Vitamin D3 Pediakid ở đâu uy tín, chất lượng có thể tới KidsPlaza nhé.

KidsPlaza với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mẹ và bé, chuyên cung cấp các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ đầy đủ với giá tốt nhất thị trường. Khi mua Pediakid D3 tại đây, mẹ hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, KidsPlaza có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho khách mọi lúc mọi nơi, chắc chắn sẽ mang lại cho mẹ trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.

huong-dan-su-dung-pediakid-d3-1
Sản phẩm Pediakid D3 chính hãng được bán với giá tốt tại KidsPlaza

Ngoài Pediakid D3, tại KidsPlaza cũng có bán các sản phẩm khác rất tốt cho bé, mẹ có thể tham khảo như: Lineabon K2D3, tăng đề kháng ImunoGlukan, tăng đề kháng Pediakid Immuno Fort, men 10 chủng,…

Như vậy, hướng dẫn sử dụng Pediakid D3 đúng chuẩn để giúp bé hết còi xương ba mẹ đã nắm được rồi. Mong rằng bài viết sẽ có ích trong việc cung cấp thông tin trong quá trình mẹ chăm bé lớn khôn.

Đọc thêm:

Trẻ 8 tháng chưa biết bò, biết ngồi có bình thường không? Mẹ nên làm gì?

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, bố, mẹ cần phải để ý từng hành trình phát triển của con. Qua đó, có thể đánh giá được bé phát triển nhanh, hay chậm, giai đoạn nào có sự bất ổn để kịp thời can thiệp. Trong đó, có rất nhiều trẻ 8 tháng chưa biết bò, biết ngồi khiến bố mẹ lo lắng. Vậy thì, trường hợp này có bình thường hay không, bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ? 

Trẻ 8 tháng chưa biết bò, biết ngồi có bình thường hay không?

Theo sự phát triển bình thường của trẻ 8 tháng tuổi, ở giai đoạn này trẻ đã biết ngồi ngay ngắn để có thể tập bò, tập đứng, và đi. Tuy nhiên, một số trẻ chưa biết ngồi, bò có thể do bé đang bỏ qua một số giai đoạn, hay còn gọi cách khác là “nhảy cóc” đến giai đoạn tiếp theo. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bố, mẹ không cần phải lo lắng.

tre-8-thang-chua-biet-bo-2
Bé chậm biết bò khiến bố mẹ lo lắng

Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác nhau, phát triển nhanh, hay chậm đều tùy thuộc vào cơ thể chúng. Từ khoảng thời gian 6 – 8 tháng tuổi, trẻ sẽ lẫy, ngồi, bò, trườn. Tuy nhiên, nếu trẻ có cân nặng vượt quá chỉ tiêu hoặc trầm tính có thể khiến cho các quá trình chậm hơn so với bé khác. Nhưng bố mẹ hãy an tâm, nếu bé vẫn vui chơi, hoạt động liên tục, cầm, nắm, biết lẫy, biết trườn thì giai đoạn biết ngồi và bò sẽ diễn ra bình thường.

Bên cạnh đó, nếu bố, mẹ cảm thấy bé không thể tự lẫy, hoặc ít hoạt động chân tay, hay khóc, quấy thì cần phải xem xét đến vấn đề thiếu canxi ở trẻ. Việc thiếu hụt canxi sẽ khiến xương của trẻ phát triển không bình thường, gây đau nhức xương, chậm các kỹ năng ngồi, bò và thấp, còi trong tương lai.

tre-8-thang-chua-biet-bo
Thiếu hụt canxi là nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng chưa biết bò, biết ngồi

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ 8 tháng chưa biết ngồi, biết bò

Trong trường hợp trẻ bị thiếu canxi, bố, mẹ nên cho trẻ đi khám để có kết quả chính xác nhất. Theo đó, sẽ có những biện pháp bổ sung canxi kịp thời thông qua các loại thực phẩm chức năng, sữa công thức hoặc thực phẩm dinh dưỡng khi ăn dặm.

Song song với điều đó, bố, mẹ cần đồng hành với bé, giúp bé tập ngồi vững, tránh để bé bị ngã khiến bé có cảm giác sợ khi phải học những kỹ năng này. Ngoài ra, không nên bế bồng trẻ quá nhiều ở thời điểm này khiến trẻ lười hoạt động, học hỏi và thực hiện các động tác ngồi, bò.

Bên cạnh đó, bố, mẹ cũng nên thực hiện các động tác ngồi, bò, trườn để kích thích khả năng bắt chước của trẻ. Hoặc có thể tạo niềm vui cho trẻ khi “dụ dỗ” trẻ bò tìm đến những loại đồ chơi mà con thích.

tre-8-thang-chua-biet-bo-3
Bố mẹ hãy kiên nhẫn với những trẻ 8 tháng chưa biết bò

Qua đây, bố, mẹ đã biết được khi nào nên lo lắng trong vấn đề trẻ 8 tháng chưa biết bò. Bố, mẹ hãy cố gắng giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé!

Xem thêm:

>>> (Mẹ có biết) Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh?

>>> Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi bổ dưỡng

>>> Kinh nghiệm cho bé ăn dặm giai đoạn 12 – 18 tháng

Dùng sữa Pediasure cho trẻ sơ sinh được không?

Sản phẩm sữa Pediasure được sản xuất dành riêng cho trẻ biếng ăn, chậm lớn. Dù vậy, bất cứ sản phẩm sữa bột nào nói chung cũng có những quy định về lứa tuổi theo khuyến cáo của bác sĩ. Vậy dùng sữa Pediasure cho trẻ sơ sinh được không? 

Giới thiệu về sữa Pediasure

Sữa Pediasure là sản phẩm của một trong những thương hiệu sản xuất sữa nổi tiếng bậc nhất thế giới – Abbott Hoa Kỳ. Để nói về các sản phẩm dinh dưỡng của Abbott luôn nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ khách hàng. Bé dưới 10 tuổi mẹ có thể tham khảo và cho bé sử dụng Pediasure nếu thấy phù hợp nhé.

Có thể kể tới ưu điểm nổi trội nhất của Pediasure chính là giúp trẻ ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn. Từ đó mẹ sẽ thấy hiệu quả tăng cân rõ rệt. Sản phẩm là giải pháp tuyệt vời cho trẻ biếng ăn và bị suy dinh dưỡng.

Kết hợp với các dưỡng chất AA, DHA, vitamin A giúp bé thông minh và có đôi mắt sáng hơn. Bên cạnh đó, chất béo TMC có trong sữa giúp trẻ hấp thu nhanh hơn và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Với nhiều dưỡng chất tốt như vậy, liệu sữa Pediasure cho bé sơ sinh dùng được không? Pediasure dành cho bé mấy tháng? Hãy khám phá ngay dưới đây

sua-pediasure-cho-tre-so-sinh-2
Sữa Pediasure cho trẻ sơ sinh dùng được không?

Sữa Pediasure cho trẻ sơ sinh dùng được không?

Pediasure cho trẻ sơ sinh dùng được không? Sữa Pediasure dành cho bé mấy tuổi uống được? Hiện nay, sản phẩm này được khuyến cáo nên sử dụng cho trẻ từ 1-10 tuổi, là khi bé đã có hệ tiêu hóa phát triển ổn định.

Đối với trường hợp trẻ dưới 1 tuổi và muốn sử dụng sữa, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Và tốt hơn hết, mẹ chỉ cho bé sử dụng sữa khi có chỉ định với hướng dẫn đầy đủ về liều lượng dùng mỗi ngày của bác sĩ chuyên khoa hay các chuyên gia dinh dưỡng thôi nhé.

Với công dụng giúp bé tăng cân hiệu quả và khỏe mạnh, để làm được điều này, sữa Pediasure tập trung một lượng lớn chất dinh dưỡng/ đơn vị sữa. Bởi vậy đối với trẻ dưới 1 tuổi, có hệ tiêu hóa chưa thật ổn định, rất dễ bị quá tải và khó tiêu. Điều này sẽ khiến bé biếng ăn hơn, tụt cân nhanh chóng.

Chính vì vậy, việc sử dụng sữa Pediasure sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ dựa vào thể trạng của bé. Mẹ lưu ý không nên cho bé sử dụng tùy tiện dễ gây tác dụng ngược, không tốt cho sức khỏe và sự phát triển chung của bé.

sua-pediasure-cho-tre-so-sinh-1
Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Pediasure cho bé dưới 1 tuổi

Qua phân tích trên mẹ chắc chắn đã có đáp án cho câu hỏi sữa Pediasure cho trẻ sơ sinh dùng được không? Khi mẹ cho trẻ dưới 1 tuổi cần tham khảo và làm theo hướng dẫn cách pha sữa để mang lại hiệu quả cao nhất cho bữa ăn của bé. Bên cạnh đó, cần hết sức cẩn thận trong việc chọn lựa và nên tìm những cửa hàng uy tín như KidsPlaza để mua hàng chính hãng.

Xem thêm:

>>> Dị ứng sữa công thức là bị gì? Có nguy hiểm không?

>>> Cách làm sữa chua bằng sữa công thức cho bé hay ăn chóng lớn

>>> Cách làm bí đỏ trộn sữa công thức cho bé ăn dặm giúp bé tiêu hóa tốt

Trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu khỏi? Mẹ xử trí thế nào?

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn sữa của trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu thì khỏi? Mẹ xử trí thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi để tìm hướng giải quyết tốt nhất cho trẻ mẹ nhé! 

Trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu thì khỏi?

tre-so-sinh-len-mun-sua-1
Hiện tượng trẻ sơ sinh lên mụn sữa rất thường gặp

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là vấn đề liên quan đến hiện tượng: trẻ sơ sinh bị lên mụn đỏ ở mặt. Những nốt mụn này thường có kích thước nhỏ li ti. Chúng xuất hiện với màu trắng hoặc màu đỏ. 

Theo bác sĩ và các chuyên gia khoa nhi, những trẻ bị lên nốt đỏ hay trắng này chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Thông thường, mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau vài ngày hoặc lâu hơn nếu trẻ được vệ sinh thân thể, chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân mặt bé lên mụn liti (mụn sữa)

tre-so-sinh-len-mun-sua-3
Mẹ uống thuốc khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân con sinh ra có mụn sữa

Đến nay, chưa thể nói chính xác được nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi những nốt trắng, đỏ trên mặt. Tuy nhiên, những vấn đề sau đây có liên quan mật thiết đến hiện tượng nổi mụn trên mặt của trẻ:

  • Hormone của mẹ thay đổi ở thời gian nuôi dưỡng con trong bào thai.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ phải điều trị bằng thuốc.
  • Sau khi chào đời, trẻ phải dùng thuốc hỗ trợ.
  • Sữa bột mẹ dùng chứa nhiều đạm albumin không phù hợp với thể trạng của con.
  • Trẻ bị bệnh liên quan đến phì đại tuyến bã nhờn.
  • Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng trong thời gian cho con bú.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng

Mẹ xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh lên nhiều mụn đỏ ở mặt?

tre-so-sinh-len-mun-sua-2
Mẹ không nên tự ý bôi kem cho con

Như trên đã nói, những đốm nhỏ trắng hoặc đỏ nổi chi chít trên mặt con khiến mẹ xót. Thông thường, chứng mụn này không gây nên bệnh lý quá lớn, mẹ không cần quá lo lắng. Nếu bé nhà mình nổi mụn sữa, mẹ nên xử trí như sau:

  • Giữ cho làn da của trẻ luôn được khô thoáng. Để làm được việc này mẹ chỉ cần sử dụng một chiếc khăn vải mềm lau cho trẻ. Lưu ý: chiếc khăn cho bé này cần được giặt sạch thường xuyên bằng nước tẩy rửa dành riêng cho trẻ.
  • Mẹ phải giữ vệ sinh thân thể cho con bằng cách tắm rửa sạch sẽ, đúng cách. Mẹ phải dùng sữa tắm phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ để bảo vệ làn da bé.
  • Mẹ cần giữ vệ sinh tay khi tiếp xúc trực tiếp với làn da trẻ.
  • Mặc cho bé những trang phục mềm, mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Môi trường sống của trẻ phải sạch sẽ, hợp vệ sinh.
  • Nếu đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc những thức ăn có thể gây dị ứng.
  • Không tìm cách nặn những nốt mụn trên mặt con.
  • Không tự ý thoa kem điều trị mụn cho con.
  • Không ủ ấm quá mức khiến trẻ đổ mồ hôi.
  • Nếu những nốt mụn sữa biến chứng nặng (trẻ ngứa ngáy, khóc quấy hoặc mụn bị viêm…) nên cho trẻ đi khám lập tức.

Trên đây là giải đáp trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu thì khỏi và cách xử trí của mẹ. Trong cách xử trí này, việc vệ sinh cho con đúng cách cách khá quan trọng. Mẹ có thể tìm hiểu và mua các loại nước vệ sinh, tắm rửa cho bé sơ sinh tại hệ thống siêu thị mẹ và bé – Kids Plaza. Tại đây nguồn hàng luôn đa dạng, có sẵn và đảm bảo chính hãng 100%. 

Xem thêm:

>>> Bí quyết cho các mẹ về cách chăm sóc bé sau sinh mổ

>>> Bảo vệ đôi tai của trẻ sơ sinh và những câu hỏi liên quan

Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, tình trạng trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến nhiều ông bố, bà mẹ đau đầu. Hơn nữa, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cân nặng của trẻ. Vậy thì, mẹ nên làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này? Hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay dưới đây mẹ nhé!

Bé 5 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần?

Trong giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ vẫn đang sử dụng sữa mẹ 100% nên hệ tiêu hóa của trẻ lúc này hoạt động rất nhẹ nhàng vì không phải tiêu thụ các thực phẩm thô, cứng. Do đó, trung bình mỗi ngày trẻ sẽ đại tiện khoảng 5 – 7 lần. Phân lỏng, mềm với màu sắc phân nhạt, thường sẽ là màu vàng, cam hoặc ngả xanh lục.

Bên cạnh đó, đối với trẻ có sử dụng song song sữa mẹ và sữa công thức thì sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn khoảng 1 – 3 lần trong một ngày. Ngoài ra, trẻ có thể đi ngoài sau 1 – 2 ngày, lúc này mẹ cần kiểm tra độ rắn, lỏng, màu sắc phân để đánh giá được tình trạng của bé.

tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-1
Mẹ nên nắm được trẻ 5 tháng đi ngoài ngày mấy lần để theo dõi được tình hình sức khỏe

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bé 5 tháng đi ngoài hoa cà hoa cải là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

  • Do mẹ bổ sung nguồn thực phẩm không đảm bảo: Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn, thì chất lượng sữa của mẹ sẽ là vấn đề quan trọng để đánh giá sức khỏe của trẻ. Bởi khi mẹ ăn những loại thực phẩm không phù hợp như đồ chua, cay,… sẽ sản sinh ra lượng sữa bị nhiễm các chất không có lợi. 
  • Do bé bị dị ứng với thành phần của sữa công thức: Nếu cho bé sử dụng sữa công thức, mẹ cần đảm bảo các thành phần dinh dưỡng của sữa cũng như độ an toàn với các dụng cụ khi pha sữa tránh để bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng từ nguồn sữa công thức.
  • Do trẻ bị hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này khiến cho ruột hoạt động nhanh, chậm bất thường gây nên tình trạng dinh dưỡng chưa được hấp thụ hết đã bị đào thải ra ngoài.
  • Do trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Đây là vấn đề rất nhiều trẻ gặp phải khi bị rotavirus tấn công vào các cơ quan của hệ tiêu hóa. Chúng sẽ tiêu diệt lượng lớn lợi khuẩn gây nên mất cân bằng. Điều này, khiến cho hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng dẫn đến tình trạng trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày.
tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-6
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh chuẩn WHO

Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Để đảm bảo được sự phát triển về cân nặng, chiều cao, trí tuệ cho trẻ thì mẹ cần phải điều trị dứt điểm tình trạng bé 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bởi khi tình trạng này chấm dứt sẽ trả lại cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp con lớn khôn. Vậy nên, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo được chất lượng từ nguồn sữa mẹ: Mẹ nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm hàng ngày để cơ thể sản sinh ra nguồn sữa tốt nhất cho bé.
  • Tăng cữ bú cho trẻ: Việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp trẻ có thêm được lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Do đó, mẹ hãy cho bé bú đủ no để cải thiện được tình trạng bé 5 tháng đi ngoài hoa cà hoa cải.
tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-2
Mẹ nên đảm bảo chất lượng sữa để cải thiện tình trạng trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Chọn loại sữa công thức phù hợp: Nếu cho bé sử dụng sữa công thức mẹ nên tìm loại sữa có thành phần gần giống với sữa mẹ nhất để đảm bảo trẻ có thể dễ dàng tiếp cận và hấp thụ.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ: Mẹ cần đảm bảo được móng tay, móng chân và toàn bộ cơ thể của trẻ luôn ở trong trạng thái sạch sẽ. Điều này tránh cho việc xâm nhập từ các vi khuẩn, vi trùng ngoài môi trường. Ngoài ra, khi trẻ đi ngoài nhiều lần mẹ cần vệ sinh sạch sẽ phần phụ của trẻ trước khi mặc tã, bỉm cho bé để tránh những bệnh ngoài da.
  • Cho bé đi khám bác sĩ: Nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp mà tình trạng đi ngoài nhiều lần của bé không cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nặng. Lúc này, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị kịp thời, dứt điểm.
tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay
Mẹ nên gặp bác sĩ khi bé 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Qua đây, mẹ đã biết được nên làm gì khi trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Mẹ hãy áp dụng các biện pháp trên để cải thiện được tình trạng này. Bên cạnh đó, mẹ hãy luôn theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để đảm bảo được sự phát triển trong giai đoạn nhạy cảm này. Mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp, cách thức nuôi con khoa học tại trang web Blog của Kids Plaza.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng, đồ dùng cho bé, mẹ có thể ghé thăm hệ thống cửa hàng Kids Plaza mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Bật mí cho mẹ cách dùng nước rau diếp cá trị táo bón cho trẻ hiệu quả

>>> 7 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng

>>> Bỉm dán Moony cho trẻ sơ sinh có tốt không, an toàn cho da không?

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn và vùng kín có sao không? Mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn là vấn đề đã không còn quá xa lạ với các mẹ bỉm sữa, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ lan rộng ra cả mông và bộ phận sinh dục. Chính vì vậy, các mẹ cần biết phải làm gì và không nên làm gì, khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn. Các mẹ hãy cũng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé 

Nguyên nhân dẫn đến việc hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?

Bị hăm da vùng kín ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh được hiểu là tình trạng vùng da bị ửng đỏ, có mụn nhỏ li ti và khiến bé cảm thấy khó chịu và gây đau đớn. 

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn là vấn đề khá phổ biến ở nhóm trẻ em có độ tuổi từ từ 0 đến 24 tháng tuổi, bởi nhóm tuổi này thời gian đóng tã bỉm gần như cả ngày.

Các nguyên nhân chính gây ra việc trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn đó là:

  • Bé bị dị ứng với chất liệu loại tã đang dùng, với giấy ướt để lau và vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng để tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Việc vệ sinh vùng hậu môn cho bé chưa sạch hoặc không thường xuyên, khiến làn da bé ẩm ướt.
  • Bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm, nấm và vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt , bị bẩn do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng rất dễ phát triển. 
  • Làn da của bé quá nhạy cảm.
  • Chất liệu tã thô ráp và chà xát thường xuyên lên vùng da nhạy cảm của trẻ.
  • Một số loại xà phòng hoặc nước thơm cũng có thể gây kích thích cho làn da bé.
  • Sử dụng loại tã bỉm cho bé không vừa với cơ thể hoặc mua phải hàng giả, kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng.
Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-2
Nguyên nhân dẫn đến việc bị hăm da vùng kín ở trẻ em

>>> Có thể bạn quan tâm: Chọn bỉm Merries size nào phù hợp nhất dành cho bé? 

Các biểu hiện bị hăm da vùng kín ở trẻ em các mẹ nên biết 

Khi bé trai hoặc bé gái sơ sinh bị hăm vùng kín, bé sẽ biểu hiện ra ngoài và mẹ cũng rất dễ dàng để có thể nhận ra được điều đó. Bé sẽ có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn sẽ tỏ ra khó chịu, ngủ không ngon, không được thẳng giấc, thậm chí là bỏ ăn và quấy khóc.
  • Trên da của bé xuất hiện vùng đỏ và cũng sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti rất dễ có thể nhìn thấy bằng mắt thường và khi các mẹ sờ tay vào vùng bị hăm sẽ có cảm giác nóng hơn so với các vùng da xung quanh còn lại.
  • Phần da bị hăm của trẻ có thể khô hoặc ướt.
  • Đối với các bé bị hăm đỏ hậu môn nặng thì vết hăm này sẽ lan rộng ra hết cả mông và bảo gồm cả bộ phận snh dục của bé. Lúc này da bé sẽ có màu đỏ sậm và những mụn ban đầu có thể mưng mủ và lở loét gây chảy máu hoặc dịch vàng.

Đối với các trường hợp sau thì ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến đối với bé:

  • Vùng da bị hăm phồng rộp.
  • Các mụn li ti đã trở nặng thành mụn nhọt có chứa mủ.
  • Phần da bé bị lở loét hoặc chảy dịch vàng.
  • Bé quấy khóc, không chịu ăn uống, không thể ngủ ngon, giật mình thường xuyên và đôi khi là khóc thét lên
Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-3
Biểu hiện trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn tỏ ra khó chịu

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn

Phụ thuộc vào mức độ của tình trạng hậu môn ở trẻ em, mà sẽ có cách cách giải quyết khác nhau mà các mẹ cần lưu ý. Cụ thể như sau:

Đối với những bé bị bị hăm hậu môn nặng

Trường hợp bé bị hăm hậu môn nặng thì việc nên làm là ba mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà vì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng không ngờ tới mà nên đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Sau khi được bác sĩ thăm khám, ba mẹ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tình trạng hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh mau chóng tốt lên.

Đối với những bé bị bị hăm hậu môn nhẹ

Nếu thấy bé chỉ bị hăm hậu môn nhẹ thì ba mẹ có thể tự điều trị hăm da tại nhà bằng một số phương pháp sau:

  • Để vùng da hậu môn được thông thoáng, các mẹ nên hạn chế đóng tã bỉm cho bé trong thời gian này, thay vì đóng bỉm cả ngày, thì chỉ nên đóng bỉm buổi tối khi đi ngủ cho bé thôi, và thay thường xuyên (sau khi mặc khoảng 2-3h)
  • Vệ sinh vùng hậu môn cho bé thật sạch sẽ sau mỗi lần thay bỉm bằng nước ấm và lau khô để tránh tình trạng vi khuẩn gây hăm có cơ hội tấn công da yếu ớt của bé. 
  • Dùng các loại kem bôi hăm da cho bé đã được kiểm định chất lượng. các mẹ nên bôi đều đặn 2-3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
  • Để tránh bị nhiễm trùng và nhiễm nấm, các mẹ nên rửa tay sạch trước và sau khi thay bỉm cho bé
  • Dùng các loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất và mềm mại, không thô cứng. Các mẹ có thể tìm mua các loại bỉm uy tín tại KidsPlaza để đảm bảo chất lượng
Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-1
Những điều mẹ cần làm khi bé bị hăm đỏ hậu môn

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn và vùng kín nếu như không được xử lý kịp thời có thể gây ra những đau đớn và biến chứng cho trẻ nhỏ, chính vì vậy các mẹ cần phải chú ý hơn về vấn đề này. Mong rằng thông qua bài viết này đã giúp các mẹ phần nào hiểu hơn những việc mà mình nên làm khi bé bị hăm đỏ hậu môn.

Xem thêm:

>>> Tã dán Merries size S nội địa dùng cho bé mấy kg, có bị hăm không?

>>> Mách mẹ cách nhận biết khi nào cần thay tã dán Moony Natural M

>>> Bỉm dán Moony cho trẻ sơ sinh có tốt không, an toàn cho da không?

Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

Bé 5 ngày chưa đi ngoài chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều mẹ lo lắng không biết có nguy hiểm không và nên làm gì khi con gặp phải triệu chứng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin cần thiết để giúp mẹ bình tĩnh xử trí triệu chứng trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài.

Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

tre-so-sinh-5-ngay-tuoi-chua-di-ngoai-1
Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

Thông thường bé 5 ngày tuổi đi ngoài ngày mấy lần? Trẻ sơ sinh thường đi ị sau mỗi lần bú sữa, trung bình khoảng 6 lần/ngày. Ở vài tuần đầu sau khi sinh, ruột bé của bé đang dần hoàn thiện. Và khi ruột của trẻ trở nên tốt hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, thời gian giữa các lần đi tiêu sẽ dài hơn.

Đối với trẻ sơ sinh từ 8 tuần tuổi trở lên có thể 4 hoặc 5 ngày mà không đi ị đồng nghĩa với việc trẻ bị táo bón.

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức và trẻ sơ sinh đã bắt đầu ăn dặm thường bị táo bón. Bởi vì hệ tiêu hóa còn chưa phát triển nên trẻ có thể bị ảnh hưởng do những thành phần có trong sữa công thức và các sản phẩm làm từ sữa bò khi mẹ cho bé uống. Chính vì vậy, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn hơn.

Như vậy, việc bé 5 ngày chưa đi ị nghĩa là đang bị táo bón. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị để bé ngoan hơn và phát triển tốt hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên đối với một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài

Bé 5 ngày chưa đi ngoài nhưng vẫn khỏe mạnh thì mẹ không nên quá lo lắng. Còn nếu trường hợp bé 5 ngày chưa đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như: bé bị đau bụng, phân lẫn máu… mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị kịp thời.

tre-so-sinh-5-ngay-tuoi-chua-di-ngoai
Mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và yên tâm

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú như: có bé uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ như rau xanh, ăn hoa quả như đu đủ, chuối, sữa chua. Không cho bé ăn những đồ ăn cay, nóng…
  • Mẹ có thể mát xa bụng nhẹ nhàng cho trẻ giúp kích thích nhu động ruột, phân di chuyển dễ dàng để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn…
tre-so-sinh-5-ngay-tuoi-chua-di-ngoai-4
Mẹ hãy mát xa bụng nhẹ nhàng cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, thường trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài rất hay gặp phải, vì vậy mẹ cần theo dõi thật kĩ càng và bình tĩnh để xử lý đúng các trường hợp xảy ra với con. Nếu mẹ cần tìm mua các sản phẩm dinh dưỡng, an toàn để chăm sóc bé, có thể tìm đến địa chỉ uy tín như hệ thống các cửa hàng KidsPlaza nhé.

Xem thêm:

>>> Có nên dùng Biogaia cho trẻ sơ sinh hay bị táo bón không?

>>> Cách chữa táo bón ở trẻ em mẹ cần nắm được

Liên Hệ

902,855Thành viênThích
37Người theo dõiTheo dõi
17,800Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -