Sò huyết là loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng mà trẻ nhỏ có thể ăn được. Các món ăn dặm từ loại thực phẩm này giúp cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của bé. Cùng khám phá ngay 4 cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm cực đơn giản mẹ không nên bỏ qua ngay dưới đây.
Bé mấy tháng ăn được sò huyết?
Trẻ sơ sinh có ăn được sò huyết không?
Mặc dù sò huyết được liệt kê vào danh sách các loại hải sản mà trẻ nhỏ có thể ăn được, tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn quá sớm. Bởi theo các chuyên gia, trước 1 tuổi hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc. Do đó để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên cho bé ăn sò huyết khi đã ngoài 1 tuổi và cần được chế biến kỹ càng, đảm bảo vệ sinh.
Thực tế không riêng gì sò huyết mà tất cả các món ăn nếu không được chế biến đảm bảo yêu cầu vệ sinh đề có thể gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, các lọai sò sống trong bùn và nước nên mang nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc có thể bị ô nhiễm kim loại nặng nếu như được nuôi ở vùng nước bị ô nhiễm. Bởi vậy việc chọn mua các loại sò có nguồn gốc rõ ràng, tươi sống là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời mẹ cũng cần tỉ mỉ trong từng khâu từ sơ chế đến chế biến để loại bỏ hết bùn đất, ký sinh trùng giúp bé không bị ngộ độc, nhiễm trùng tiêu hóa, dị ứng…
Lợi ích của món cháo sò huyết với trẻ nhỏ
Sò huyết là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng đạm quý, giàu vi lượng và ít béo. Bởi vậy các món ăn từ sò huyết được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhỏ.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Theo thống kê, cứ 100g sò huyết sẽ cung cấp 30mcg retinol. Đây là một trong những chất quan trọng, tốt cho trẻ nhỏ và giúp bé đáp ứng được nhu cầu vitamin A trong nhiều giai đoạn.Bổ sung vitamin A sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ.
- Giảm tình trạng biếng ăn: Nguyên nhân biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ em theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia là do bị thiếu kẽm. Cháo sò huyết là một trong những nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho trẻ nhỏ giúp kích thích vị giác, khứu giác, giảm tình trạng biếng ăn.
- Phòng chống thiếu máu: Ngoài kẽm, vitamin A, trong sò huyết còn chứa hàm lượng lớn sắt, vitamin B12, axit folic… Những chất này giúp quá trình sản sinh hồng cầu tốt hơn, ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ nhỏ và giúp da dẻ hồng hào.
4 cách nấu cháo sò huyết cho bé đổi vị
Cháo sò huyết ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé
Để giúp mẹ có thể đa dạng thực đơn mỗi ngày cho bé, dưới đây là 4 cách nấu cháo sò huyết ngon mẹ có thể tham khảo.
1. Cháo sò huyết cho bé cơ bản
Nguyên liệu làm món cháo cơ bản này gồm:
- Gạo tẻ: 20g
- Sò huyết: 300g th
- Dầu mè
- Hành lá, hành tím, gừng
- Nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, mẹ cần ngâm sò huyết với nước để sò nhả hết bùn đất và chất bẩn ra ngoài. Sau đó rửa sạch và đem luộc để sò mở miệng. Tách lấy thịt sò huyết, băm nhỏ rồi ướp cùng nước mắm và hành tím.
- Gừng tươi rửa sạch thái sợi sau đi cho chung vào gạo để nấu cháo.
- Khi cháo chín tới cho sò huyết đã thấm gia và khuấy đều và tiếp tục đun.
- Sau đó khi cháo đã đủ độ chín nêm thêm gia vị và hành lá rồi tắt bếp.
- Cuối cùng múc cháo ra bát và có thể thêm dầu mè theo sở thích của bé.
- Sò chín tới thì nêm nếm lại và tắt bếp.
2. Cháo sò huyết khoai môn
Để nấu món cháo sò huyết khoai môn cho bé ăn dặm mẹ cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 20g
- Sò huyết: 300g
- Khoai môn: 150g
- Hành lá, hành khô
- Nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
Cách thực hiện món ăn này gồm:
- Sơ chế sò huyết theo cách làm món cháo sò huyết cơ bản. Sau đó thịt sò huyết cũng đem băm nhỏ, ướp cùng một chút mắn và hành tím.
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch sau đó cho vào nước muối pha loãng ngâm 15 phút. Vớt khoai ra, rửa lại với nước sạch và đem thái hạt lựu.
- Thái khoanh hoặc hạt lựu tùy thích.
- Tiếp theo, mẹ cho cả gạo và khoai vào nước luộc sò để nấu cháo, thêm nước nếu cần.
- Sau khi cháo đã chín tới mẹ cho phần thịt sò đã chuẩn bị vào nồi và tiếp tục ninh với lửa nhỏ.
- Đảo đều tay cho đến khi cháo đủ chín thì nêm thêm gia vị, hành lá và tắt bếp.
3. Cháo sò huyết nấm rơm
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm:
- Gạo tẻ: 20g
- Sò huyết: 300g
- Nấm rơm: 100g
- Hành lá, hành tím
- Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn
Các bước thực hiện
- Cách sơ chế sò huyết tương tự như các món cháo trên, sau khi tách lấy thịt thì cắt nhỏ.
- Nấm rơm sau khi sơ chế ngâm với nước muối sau đó rửa sạch, cắt nhỏ và trộn cùng thịt sò. Ướp thêm cùng dầu ăn, hạt nêm và hành tím.
- Khi cháo chín tới, mẹ cho sò huyết và nấm rơm vào tiếp tục đun nhỏ lửa.Nêm thêm gia vị, cho hành lá và tắt bếp.
- Múc ra bát cho bé ăn khi ấm và thêm dầu mè theo sở thích của bé.
4. Cháo sò huyết thập cẩm
Cháo sò huyết thập cẩm lạ miệng, giàu dinh dưỡng cho trẻ
Nguyên liệu của món cháo ăn dặm này gồm:
- Gạo tẻ, gạo nếp: 20g mỗi loại
- Sò huyết: 500g
- Thịt bò: 150g
- Tôm sú: 5 con
- Nấm rơm: 100g 2
- Hành lá, hành tím
- Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm:
- Sơ chế sò huyết theo các bước trên, tôm sú lột vỏ làm sạch, thịt bò rửa sách. Đem các nguyên liệu trên băm nhỏ rồi ướp với xíu dầu ăn, bột nêm, hành tím.
- Nấm rơm sau khi làm sách cũng đem cắt nhỏ.
- Tiếp theo cho hành tím vào chảo phi thơm, sau đó cho sò huyết, thịt bò, tôm cùng nấm rơm vào xào nhanh.
- Gạo đem nấu cháo cùng nước luộc sò, đến khi chín tới cho hỗn hợp sò huyết, thịt bò, tôm, nấm vào ninh cùng. Không nên ninh quá lâu tránh thịt bò bị dai. Nêm gia vị thêm hành lá và tắt bếp.
- Múc cháo ra bát và cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Trên đây là 4 cách nấu cháo sò huyết cho bé đơn giản, dễ thực hiện mà vô cùng bổ dưỡng. Hy vọng những món trên sẽ làm phong phú thêm bữa ăn hằng ngày,đồng thời giúp bé nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Xem thêm>> 3 cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm bổ dưỡng