Dạy trẻ từ 1 đến 2 tuổi có lẽ là một trong những việc khó khăn nhất trong quá trình nuôi con. Vì giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết tò mò và rất háo hức khám phá thế giới xung quanh nhưng con còn quá nhỏ. Dưới đây là 7 đặc điểm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 1 – 2 tuổi mà Cungconlonkhon.com chia sẻ mẹ nên biết
Ngôn ngữ của trẻ từ 1- 2 tuổi phát triển mạnh
Giai đoạn trẻ từ 1 đến 2 tuổi là thời kỳ mà ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Bé có thể nhận biết thế giới xung quanh thông qua những từ ngữ mà bé học được. Lúc này, lời nói chính là cách để bé thông báo cho bạn biết bé muốn gì, như: đòi ăn, đòi đồ chơi, hay khi bé cần ngồi bô. Ngược lại, trẻ cũng có thể hiểu và thực hiện một số yêu cầu của người lớn.
Trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng, mỗi tuần bé có thể phát âm thêm từ 10 đến 20 từ mới. Khi bé được 24 tháng, vốn từ có thể lên đến 200 từ và bé hiểu một số lượng từ cao hơn thế nhiều lần.
Bạn hãy thường xuyên trò chuyện cùng bé bởi vì bé rất thích được cùng bạn trò chuyện, làm như vậy bạn đã giúp trẻ có thể phát âm tốt và không bị ngọng. Trẻ có thể chưa đáp lại được nhiều, nhưng việc này còn giúp mở rộng vốn từ của trẻ.
Trí vận động của trẻ từ 1 – 2 tuổi
Trẻ bước vào giai đoạn 15 tháng tuổi đã chập chững đi, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống và chơi xếp gỗ đơn giản.
Đến 18 tháng tuổi, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.
Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động: có thể cầm bút chì, vẽ nguệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to hay có thể cầm thìa múc đồ ăn.
Đến giai đoạn 18-24 tháng, trẻ biểu hiện những động tác rất ngộ nghĩnh đáng yêu: như đi lắc la lắc lư, chạy lung tung, bò trước bò sau, đôi tay nhỏ luôn vận động linh hoạt, múa may diễn trò.
Ngoài ra bé có thể ngồi chơi, leo trèo, trượt cầu trượt, cong lưng cúi người để nhặt đồ chơi mà không bị ngã.
Sự phát triển trí tuệ toán học của trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Trẻ 1 đến 2 tuổi đã có những biểu hiện về toán học, nhưng vẫn ở mức độ đơn giản:
– Bắt đầu đã có thể nói được một vài số đếm, có thể dùng ngón tay để biểu thị độ tuổi của mình.
– Bước đầu trẻ có thể hiểu được thứ tự sắp đặt, có thể dùng số lượng nhiều hoặc ít để phân biệt các vật.
– Trẻ có khả năng tính toán ước lượng như hiểu được nếu cho thêm thì đồ vật sẽ nhiều hơn, nếu lấy đi thì đồ vật sẽ ít đi.
– Có thể dùng các chữ số để phân biệt chính xác đẳng cấp của vật thể.
– Có thể tiến hành phân loại đơn giản.
Sự phát triển trí tuệ nhận thức của trẻ
Trí tuệ tự nhận biết chính là khả năng nhận thức bản thân, có lòng tin với bản thân, có thể tin cậy người khác, quan tâm người khác, có thể phát hiện ra những biểu hiện tình cảm thông thường của mình với người khác, có thể thông cảm với người khác, đầy tính hiếu kì và hứng thú với thế giới bên ngoài.
Khả năng tập trung của trẻ ở giai đoạn này vào đồ chơi cũng cao hơn. Thời gian tự chơi của trẻ lúc này là 50-60 phút. Hành vi của trẻ đối với đồ chơi dần dần mang tính khống chế hơn và tìm tòi nghiên cứu hơn.
Qua những trò chơi bé chơi và thất bại bé đã dần thiết lập được những mối quan hệ hành động nguyên nhân – kết quả và mối liên hệ giữa các đồ vật, ví dụ: ấn tay vào búp bê, búp bê kêu; đạp chân vào bập bênh, bập bênh chuyển động; hay đụng vào quả bóng thì quả bóng lăn…
Khả năng nhận biết sự tương đồng, khác biệt của trẻ tăng mạnh, nên trẻ rất thích việc sắp xếp, phân loại các đồ vật, đồ chơi vào các nhóm như: các loại quả, các con vật…
Trong các trò chơi trẻ đặc biệt thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.
Trí tuệ tự nhiên của trẻ phát triển
Trí tuệ tự nhiên được trẻ thể hiện qua sự yêu thích thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời; trẻ giỏi quan sát, có hứng thú và quan tâm đặc biệt tới động vật hoặc thực vật; tính hiếu kì mạnh mẽ và tìm hiểu trước những sự vật mới lạ; khả năng phân biệt và phân loại giản đơn đều là biểu hiện của trí tuệ tự nhiên. Những đứa trẻ có trí tuệ tự nhiên phát triển bình thường sẽ có những biểu hiện mà dạy con kiểu Nhật liệt kê dưới đây:
• Khoảng thời gian tập trung chú ý không kéo dài, xuất hiện sự phân tán chú ý.
• Đã có khả năng nhận thức một vài vật thể, ngôn ngữ sẽ đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ hai phát huy tác dụng to lớn.
• Khám phá thế giới bằng các bộ phận trên cơ thể mình.
• Bắt đầu cảm thấy hứng thú với các vật thể, sinh vật và hiện tượng trong tự nhiên.
• Cảm quan, khao khát tìm hiểu phát triển mạnh, phát huy tác dụng lớn trong các hoạt động khám phá thiên nhiên của trẻ…
Những biểu hiện âm nhạc của bé
Giai đoạn này bé rất thích nghe nhạc, thích hoạt động âm nhạc, trẻ có thể hát và gõ nhịp chính xác, có thể tạo ra sự biểu diễn âm nhạc đơn giản, bộc lộ cảm xúc… Khi nghe một bản nhạc nào đó, bé nhảy theo nhạc, có động tác nhất định và kỹ thuật để kết hợp với âm nhạc.
Trí tuệ giao tiếp của trẻ phát triển
Biểu hiện trí tuệ giao tiếp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi là thích giao tiếp qua lại với mọi người, có thể thấu hiểu người khác, dễ dàng trao đổi với họ, hay giúp đỡ và có khả năng học hỏi, hợp tác với người khác.
Khi được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi bé không thích chơi với không gian nhỏ hẹp trong nhà mà muốn ra ngoài chạy nhảy và bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Khi có người lớn giám sát bên cạnh mình, bé bắt đầu thăm dò môi trường xung quanh. Trẻ sẽ chủ động kết giao với người lớn, tiếp nhận một vài người thân ngoài những người trong gia đình như: cô trông trẻ, hàng xóm… Trẻ tích cực kết giao với các trẻ khác, tạo dựng tình bạn, có thể chơi cùng các bạn khác hay cho người khác đồ chơi của mình.
Đặc biệt ở bé xuất hiện hành vi xã hội mới, khi người bên cạnh buồn chẳng hạn, bé sẽ có những hành động an ủi người đó.
Xem thêm>>