Bé đến tuổi ăn dặm khiến mẹ băn khoăn không biết nên chuẩn bị thực đơn như thế nào cho con và sự phát triển toàn diện. Dưới đây là cách nấu bột hoa quả cho bé ăn dặm với vị ngọt thanh, dễ ăn của hoa quả có thể giúp bé hứng thú hơn với việc tập tành ăn dặm.
Gợi ý 6 cách nấu bột hoa quả ăn dặm cho bé
Bột đu đủ
Trong đu đủ chứa các tiền tố vitamin A cực kì cần thiết cho thị lực của trẻ. Bên cạnh đó, trong đu đủ có chứa các chất có khả năng năng bổ sung vi khuẩn đường ruột có lợi mà các vi khuẩn này thường bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh cùng với những vi khuẩn xấu khác.
Đặc biệt, đối với đu đủ, không cần qua chế biến nhiều với lửa mà chỉ cần làm một vài bước đơn giản đã có một món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ.
Gọt bỏ vỏ đu đủ và bỏ hạt rồi dùng thìa dằm nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay cho tới khi bột mềm mịn thì có thể cho bé ăn trực tiếp
Bột bơ
Bơ là loại quả có rất nhiều công dụng với sức khỏe của người lớn cũng như trẻ nhỏ. Trong bơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với hơn 14 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe như canxi, sắt, đồng, magiê, kẽm có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt, trong bơ không hề chứa cholesterol mà lại chứa dồi dào hàm lượng chất béo đơn không bão hòa có khả năng giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, lượng protein và vitamin A, E, C chứa trong bơ rất cao có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não và tăng cường trí nhớ cho trẻ.
Không cần phải đun nấu gì mà chỉ cần một vài bước đơn giản đã có bữa ăn dặm tuyệt vời cho trẻ. Nghiền nát phần thịt bơ cùng với sữa mẹ hoặc sữa bột công thức (bé thường dùng hằng ngày) rồi trộn đều và cho trẻ ăn trực tiếp.
Bột táo đỏ
Nguyên liệu:
– Táo đỏ 100g
– Đường trắng 20g
Cách làm:
– Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
– Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được
Bột cà rốt, táo đỏ
Nguyên liệu:
– Cà rốt 75g
– Táo đỏ 50g
– Mật ong vừa đủ
Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.
Bột bí đỏ
Bí đỏ được biết đến là loại quả giàu vitamin A, C, K và khoáng chất. Đặc biệt, lượng vitamin C có trong bí đỏ có tác dụng giúp hỗ trợ việc tăng cường sự phát triển của các tế bào và vitamin K thì rất tốt cho xương và tim của trẻ.
Với nguyên liệu này chỉ cần hấp chín cho mềm nhừ rồi trộn với bí đỏ đun lửa nhỏ cho tới khi chín mềm hoàn toàn (không nên hầm quá lâu). Nghiền nhỏ và trộn hỗn hợp này cho trẻ ăn dặm.
Bột lê thanh mát
Bước 1: Gọt vỏ quả lê rồi cắt thành từng miếng hình khối để dễ loại bỏ phần lõi của quả. Hay cắt đôi quả lê (không cần gọt vỏ nếu bé không có vấn đề gì về tiêu hóa) và cắt bỏ lõi rồi cắt hột lựu phần thịt lê.
Bước 2: Hấp hơi để lê mềm ra
Bước 3: Dùng nĩa dằm nát hay cho vào máy xay nhuyễn
Bước 4: Dùng phần nước còn lại sau khi hấp lê pha với hỗn hợp vừa xay nhuyễn để làm cho nó loãng hơn. Tuy nhiên, nếu lê có nhiều nước, mẹ có thể bỏ qua bước này.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu, không thể tải quá 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.
Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn.
Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải…
Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày trẻ phải hoạt động quá sức.
Xem thêm>>