Trẻ sơ sinh hay khóc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các mẹ cần phải nắm được những nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc để hiểu trẻ hơn cũng như làm dịu đi cơn khóc của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ hay khóc các mẹ cần nắm được cũng như những mẹo nhỏ để trẻ không khóc nữa. Các mẹ hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây!
- Bị viêm màng não sau khi đi siêu thị, nguyên nhân gây bệnh do đâu?
- 10+ loại bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông
Nguyên nhân 1: Trẻ sơ sinh khóc vì cần phải thay tã
Khi bé mặc những miếng tã ướt hoặc bẩn sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền. Vì thế bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc, khi này các mẹ cần thay tã cho bé để giúp bé thoải mái hơn và tất nhiên khi bé sạch sẽ sẽ tự tin vui chơi, đùa nghịch mà không khóc nữa.
Nguyên nhân 2: Bé đói bụng và cần được ăn
Khi bé bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các cữ bú của bé quá dài cũng là nguyên nhân khiến bé đói bụng. Các mẹ có thể theo dõi một số dấu hiệu bé đói bụng dưới đây để kịp thời cho bé ăn:
– Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ.
– Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.
– Bạn chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.
Nguyên nhân 3: Bé muốn được ôm và bế
Nếu em bé của bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổi, bé có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối. Điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, nhưng tiếng khóc của bé có thể khiến bạn rất căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh khóc dai dẳng theo giờ cố định thì bạn cần phải kiểm tra yếu tố bé đang bị đau bụng.
Lúc này, bạn hãy ôm ấp và lắc lư bé của bạn, hoặc bạn có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con bạn.
Nguyên nhân 4: Bé chưa được ngủ đủ giấc
Khi bé không được ngủ một giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc thì tín hiệu lúc này là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian. Những lúc như này thì các mẹ hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn.
Nguyên nhân 5: Thân nhiệt trẻ thay đổi, bị nóng
Các mẹ đừng nên nghĩ rằng càng mặc ấm, nhiều áo thì con càng thấy giống trong bụng mẹ. Điều này sẽ khiến bé sơ sinh khóc, khó chịu vì nóng. Khi này các mẹ hãy mặc cho bé quần áo mỏng, thoáng và điều quan trọng là bạn hãy kiểm tra nhiệt độ phòng sao cho thích hợp nhất với bé (28-30 độ C).
Nguyên nhân 6: Trẻ bị bệnh
Nếu các mẹ nhận thấy bé không khỏe, bé sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé.
Nếu bạn cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ và cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé.
Một số mẹo nhỏ giúp bé không quấy khóc
– Cuộn bé lại và ôm ấp bé để tạo cảm giác ấm áp và an toàn cho bé khi ở trong lòng mẹ. Nhiều bé thì khi bế thích cảm giác rung rung hay được cho ngậm vú giả.
– Hát ru hoặc cho bé nghe nhạc điệu
– Cho bé quen với những chuyển động bằng cách đu đưa bé nhẹ nhàng trong một chiếc ghế, đặt bé trên một chiếc ghế lò xo sẽ có tác dụng hiệu quả. Bạn cũng có thể đẩy bé đi dạo trên xe nôi hay cho bé đi chơi một vòng.
– Mát xa nhẹ nhàng cho bé mang đến cảm giác thoải mái cho bé.
Nếu bạn đã làm thỏa mãn mọi nhu cầu nhưng bé vẫn khóc, lúc này hãy quan tâm chăm sóc chính bản thân mình để tránh tình trạng quá bực tức. Nhưng mọi người nên nhờ cho dù làm gì đi nữa, đừng bao giờ thể hiện sự bực dọc bằng việc phát vào mông bé. Luôn ghi nhớ rằng khi bé yêu của bạn được từ 8 đến 12 tuần tuổi thì bé sẽ ngoan hơn rất nhiều và những trận khóc lóc sẽ không còn nữa.