Đặc điểm của ăn dặm là mỗi bữa cần phải đảm bảo đủ món tinh bột, món đạm và vitamin cho bé. Trong khi đó, lượng nguyên liệu dùng để chế biến từng món lại rất ít. Vì vậy để tiết kiệm nguyên liệu và thời gian, một giải pháp rất hiệu quả là tập trung chế biến, rồi trữ đông để dùng dần. Nếu biết trữ đông, cách bảo quản thức ăn dặm cho bé đúng cách, tuân thủ hạn sử dụng và có cách rã đông hợp lý thì đồ ăn đông lạnh vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng, độ thơm ngon đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho các mẹ và gia đình.
Đồ dùng cần thiết khi chế biến và trữ đông thức ăn cho bé ăn dặm
- Khay/mâm lớn để rau củ
- Khay/đĩa nhỏ để đồ ăn của bé, 2-3 chén đựng cháo và thực phẩm cho bé
- Máy xay
- Dao nhỏ, dao lớn, dao bào
- Thớt nhựa
- Rây thực phẩm (lỗ vừa, lỗ lớn)
- Hộp đựng cháo trắng trữ trong tủ ăn hàng ngày
- Nồi nấu cháo
- Hộp/khay đựng thức ăn trữ đông
- Dụng cụ nghiền trái cây
- Giấy note để ghi tên các loại thực phẩm và ngày chế biến
=>> Xem thêm: Những loại thực phẩm có thể cấp đông cho bé ăn dặm
Lưu ý cách bảo quản thức ăn dặm cho bé
Chế biến ngay khi nguyên liệu còn tươi
Nguyên liệu thực phẩm ăn dặm sau khi mua về nếu để lâu không chế biến ngay sẽ bị mất độ tươi ngon, đồng thời là môi trường để các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở dẫn tới các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy mà các mẹ cần nhanh chóng chế biến trong khi các nguyên liệu còn tươi. Sau đó các mẹ hãy bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm. Ở môi trường dưới -10 độ thì hầu hết các loại vi khuẩn sẽ không hoạt động được.
Nên để thực phẩm vào khay có nắp khi trữ đông
Các mẹ cần đạy nắp khay hoặc có thể bọc kín để hạn chế thức ăn tiếp xúc với không khí, khiến thức ăn bị mất nước ảnh hưởng đến hương vị đồ ăn.
Chia nhỏ từng phần khi trữ đông thức ăn dặm
Khi trữ đông các mẹ nên chia nhỏ từng phần cho mỗi bữa ăn của bé. Việc làm này không chỉ giúp giảm thời gian trữ đông mà còn giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ nên rã đông phần thức ăn sẽ được sử dụng
Các thực phẩm sau khi rã đông thì không nên để đông lạnh thêm lần khác nữa vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn làm thực phẩm bị nhiễm độc. Thực phẩm tái đông cũng sẽ giảm độ thơm ngon đi nhiều. Chính vì thế mà các mẹ chỉ nên rã đông phần sẽ sử dụng.
Thời gian trữ đông chỉ nên là một tuần
Mặc dù thức ăn được để trong tủ lạnh nhưng khi để càng lâu thì thức ăn dễ gặp không khí và mất nước dần nên ảnh hưởng đến hương vị, chưa kể một số vi khuẩn vẫn có khả năng hoạt động trong điều kiện lạnh như vậy. Khi bảo quản thức ăn các mẹ nên ghi lại ngày bắt đầu trữ đông lên mép túi zip hoặc khay nhựa để đảm bảo thức ăn không bị tồn quá lâu, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của bé.
Khi rã đông bằng lò vi sóng nên vấy thêm một chút nước lên bề mặt thức ăn để tạo hơi ẩm giúp đá tan nhanh và giữ được hương vị thức ăn. Sau đó các mẹ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại thức ăn, rã đông trong khoảng 1 phút – hơn 1 phút tùy theo lượng thức ăn.
Các mẹ có thể rã đông tốt hơn là cho vào nồi đun trực tiếp khi thức ăn còn đang ở dạng đông cứng. Trước khi đun các mẹ nên bổ sung thêm một chút nước để chống cháy và tạo hơi ẩm giúp việc rã đông nhanh hơn.
2 cách bảo quản thức ăn dặm cho bé phổ biến nhất
Bảo quản bằng khay nhựa
Đông lạnh thực phẩm đã chế biến cho bé trong các khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải. Sau đó đựng trong hộp kín; dán nhãn ngày cũng như tên loại rau trên hộp.
Bảo quản bằng túi nilon
Các mẹ có thể sử dụng khay thức ăn với lớp nylon chuyên dụng, dùng để bọc rau cho bé. Khi thức ăn đã đông, đựng trong hộp kín và dán nhãn ngày cũng như tên thức ăn trên hộp.
Với những thông tin về cách bảo quản thức ăn dặm cho bé trên đây hi vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ!