Viêm phế quản là tình trạng viêm ở niêm mạc ống phế quản do nhiễm trùng gây ra khiến trẻ bị ho nhiều, ho có đờm, tức ngực, khó thở,… Song song với việc điều trị bệnh trẻ em theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà để giúp các bé nhanh chóng khỏi bệnh. Dưới đây là một số bí quyết, các mẹ có thể cùng Cungconlonkhon tham khảo nhé!

Những đối tượng dễ mắc viêm phế quản

  • Trẻ em đặc biệt là trẻ 1 tuổi
  • Những trẻ đang mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà,…
  • Những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc sinh non

Các giai đoạn và triệu chứng viêm phế quản ở trẻ

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ được chia ra làm hai giai đoạn chính là khởi phát và toàn phát.

Giai đoạn khởi phát

– Khởi phát từ từ: Giai đoạn này thường khó phát hiện và mọi người hay nhầm sang các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác. Biểu hiện của trẻ đó là sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, ngạt mũi và quấy khóc. Vì triệu chứng ban đầu thường nhẹ nên bố mẹ hay để theo dõi “xem sao”. Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ sang giai đoạn toàn phát.

– Khởi phát đột ngột: Thường được phát hiện và đưa đi khám sớm do các triệu chứng khá rõ ràng làm bố mẹ lo lắng. Trẻ sốt cao, khó thở, tím tái và kèm theo một số rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn chớ, chướng bụng, tiêu chảy, …

Giai đoạn toàn phát

Nếu trẻ không được điều trị vào giai đoạn khởi phát thì sẽ diễn biến đến giai đoạn toàn phát với những biểu hiện sau:

– Sốt cao: Trẻ sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, (thường lâu hạ sốt và nhiệt độ tăng trở lại 2-3 giờ sau khi đã dùng thuốc hạ sốt), có thể li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.

– Ho: ho dữ dội và liên tục (ho liên tục như ho gà, cảm giác như trẻ chỉ dừng cơn ho để thở rồi lại ho tiếp), ho co thắt, có thể xuất tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng. Đây cũng là triệu chứng khá quan trọng để nghĩ đến bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ.

– Khó thở: cánh mũi phập phồng và mọi người có thể thấy trẻ bị co thắt lồng ngực.

– Tím tái: gặp ở trẻ đã bị nặng. Trẻ bị tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.

– Các triệu chứng khác mà mọi người có thể thấy được đó là trẻ rối loạn tiêu hóa (bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn chớ, tiêu chảy,…

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản rất có khả năng sẽ bị tái phát khi thời tiết thay đổi chính vì thế ngoài chăm sóc trẻ khi đang bị viêm phế quản thì cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe cho bé sau khi điều trị để tránh bệnh tái phát. Mọi người cùng tham khảo các cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản dưới đây:

Chăm sóc trẻ khi đang bị viêm phế quản

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà

  • Giữ ấm cơ thể trẻ, để các bé sống trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ với nhiệt độ phòng phù hợp.
  • Theo dõi sức khỏe của bé nếu có bất cứ bất thường nào, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng kiểm soát tốt nhất. Kết hợp cho bé uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng khăn sạch lau người cho bé, không được tắm nước lạnh cho trẻ
  • Không được hút thuốc lá gần trẻ vì chúng có thể khiến bé ho nhiều, cơn co thắt tăng gấp 4 lần.
  • Cho trẻ uống nước đều đặn, bổ sung thêm sữa để tăng sức đề kháng, giảm đờm ở cổ họng.
  • Mặc trang phục thoải mái để không làm trẻ nóng.
  • Tốt nhất cho trẻ uống nước ấm để giúp giảm ho, khó chịu ở cổ họng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh đường hô hấp vì sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị lây bệnh.
  • Có thể sử dụng một số loại thảo dược để thanh nhiệt, giảm đau cho bé như rau diếp cá, tía tô, rau má,…

=>> Chia sẻ cách trị ho cho trẻ bằng siro từ nguyên liệu tại nhà vô cùng đơn giản

Chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà

  • Thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, tránh để trẻ hoạt động quá sức.
  • Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng để đảm bảo nhiệt độ ổn định, không quá lạnh. Bên cạnh đó mọi người cũng cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm, có bệnh về hô hấp.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài để tránh ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
  • Tiêm phòng cho trẻ theo đúng quy định và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ.