Sự ra đời của đứa con mang lại niềm vui cho cha mẹ và cũng đem lại bao nhiêu suy nghĩ. Bởi lẽ bậc làm cha làm mẹ, ai cũng một lòng quan tâm giáo dục thật tốt cho con mình, để con mình thành công, thành tài.
Nhưng cha mẹ cũng nên biết, mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm khác nhau, đều có những cá tính độc đáo của riêng mình. Nắm được phương pháp dạy con trẻ đúng đắn là nghĩa vụ và trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ. Khi có cách đối xử đúng mực đối với trẻ thì chúng ta sẽ tìm thấy chìa khoá mở ra con đường thành công cho con.
Hiểu trẻ, phát hiện được những tiềm năng của trẻ và đào tạo trẻ thành tài là một quá trình lâu dài. Có người cho rằng: “Đối với trẻ thì quan trọng nhất là khả năng bẩm sinh thiên phú chứ không phải là giáo dục. Nhà giáo dục có dùng cách nào đi nữa thì tác dụng của nó cũng là hữu hạn”. Nhà giáo dục nổi tiếng thế giới Karl Weight đã vận dụng thực tiễn từ bản thân mình để chứng minh lòi nói của ông: “Tôi không tán thành cách nói trên. Đối với sự trưởng thành của trẻ, điều quan trọng nhất là giáo dục chứ không phải là thiên phú, trẻ có thể trở thành thiên tài hay kẻ vô dụng, không phụ thuộc vào khả năng thiên phú nhiều hay ít mà mấu chốt quyết định ở sự giáo dục trẻ từ sớm cho tới lúc 6 tuổi”.
Đúng là khả năng bẩm sinh của trẻ là khác nhau, nhưng sự khác nhau ấy chỉ ở một mức độ nhất định. Không chỉ những đứa trẻ sinh ra đã có được những khả năng đặc biệt nào đó, mà ngay cả những đứa trẻ sinh ra rất bình thường, nhưng chỉ cần có biện pháp giáo dục
đúng đắn, chúng đều có thể trở thành người không tầm thường. Như Airvver đã nói: “Cho dù là đứa trẻ bình thường nhất mà được giáo dục đúng đắn thì cũng sẽ trở thành người ưu tú”.
Tất cả mọi đứa trẻ đều cần sự nuôi dưỡng của cha mẹ, cần sự quan tâm, yêu thương, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ, hướng dẫn từ cha mẹ, tức là chúng cần tất cả những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Nhưng ngoài những yếu tố đó ra, trẻ em còn cần cha mẹ đáp ứng cho chúng những yêu cầu riêng về cá tính của chúng, những nhu cầu đó do tính tình trẻ quyết định.
Mỗi người đều có một tính cách đặc trưng, có người mạnh dạn, có người ôn hoà, cũng có em bé gái từ khi sinh ra đã dũng cảm, mạnh bạo hơn các em bé trai… Sự khác biệt về cá tính đòi hỏi cha mẹ phải dựa vào đặc điểm của con để dạy dỗ, để có một biện pháp khoa học nhất.
Điều cha mẹ cần làm là hãy coi trọng và phát huy những khả năng, sở trường của trẻ, giúp trẻ có được những phương pháp và kỹ năng cơ bản, khắc phục và bù đắp những thiếu sót. Trẻ em mạnh dạn có thể thông qua việc học tập, tìm hiểu, học hỏi từ những đứa trẻ khác, chúng giao lưu bày tỏ những quan điểm và nhu cầu của bản thân.
Càng tìm hiểu và nắm được đặc trưng tính cách của trẻ, cha mẹ càng tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp hơn. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu tình cảm sâu sắc, cũng tức là chúng cần được cha mẹ hiểu và tôn trọng. Thời gian bạn dành để hiểu trẻ cũng chính là biểu hiện mức độ tình yêu thương, sự quan tâm của bạn đối vói trẻ. Nếu cha mẹ có thể quan sát tìm hiểu tính cách trẻ một cách tỉ mỉ ngay từ khi trẻ sinh ra, rồi cùng mang lại cho trẻ một tình cảm, giúp trẻ phát triển nhân cách, sẽ giúp cho trẻ phát huy được những ưu điểm nổi bật của mình.
Những bậc cha mẹ tinh ý là có thể nhận ra đặc trưng tính cách của mỗi đứa con sau một thời gian ngắn khi trẻ mới lọt lòng. Nhưng có những bậc cha mẹ mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu được tính cách, sở thích của con mình.
Cha mẹ có thể thông qua việc quan sát, nghe ngóng để tìm hiểu con mình, dần dần nắm được quá trình phát triển của trẻ.
Các bậc cha mẹ cũng có thể sẽ nhận ra rằng, bầu không khí vui vẻ hoà thuận trong gia đình là thứ có ích vô cùng cho sự trưởng thành lành mạnh của trẻ. Khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, lứa tuổi chuẩn bị đến trường, cha mẹ sẽ thấy mỗi đứa trẻ có một phương pháp học khác nhau. Vậy cha mẹ nên làm thế nào để hiểu và giúp đỡ trẻ học tập tốt nhất? Dưới
đây là một vài tình huống.
Có những đứa trẻ vở bài tập luôn trình bầy lộn xộn, tự ý viết theo ý thích của mình. Điểm mạnh của đứa trẻ này là tính sáng tạo và tốc độ nhanh, thường là đứa trẻ thông minh. Cha mẹ nên chú ý bồi dưỡng tính sáng tạo đó của trẻ. Ví dụ cho trẻ học thêm vẽ, học nhạc hay học kỹ thuật… Như vậy, sẽ có thể giúp cho chúng phát triển tốt nhất, giúp cho chúng phát huy sức tưởng tượng phong phú nhất.
Có những đứa trẻ học tập rất dễ dàng, tiếp thu bài tốt, có khả năng vẽ những bức tranh rất đẹp, viết chữ rất đẹp. Những điều này đều có ích cho chúng để nhận thức hình dạng sự vật. Đặc trưng của đứa trẻ này là có thể làm việc có hệ thống, có thể tưởng tượng được nhanh
hình dạng của những vật thể phức tạp. Vấn đề của chúng là tốc độ làm việc tương đối chậm. Cha mẹ nên chú ý tập cho trẻ có tác phong làm việc nhanh, bố trí cho trẻ một thời gian biểu cụ thể, ví dụ vẽ tranh, tập viết, làm bài tập trong một khoảng thời gian nhất định.
Có những đứa trẻ rất quan tâm đến người khác. Khi tiếp xúc với người khác, chúng có khả năng thấu hiểu và cảm thông rất tốt, những đứa trẻ này giàu tình cảm và trí tuệ, mối liên kết giữa hai bán cầu đại não của chúng rất tốt, tư duy và cảm giác cùng đồng thòi phát triển. Đặc điểm của trẻ kiểu này là rất giỏi giao tiếp. Cha mẹ nên chú ý không nên cho trẻ một mình học bài, mà có thể cho trẻ học trong môi trường tập thể, sẽ giúp trẻ học nhanh và thoải mái.
Có những đứa trẻ được coi là không bao giờ ngồi yên, các chuyên gia giáo dục cho rằng: “Hoạt động là cánh cửa bước vào học tập”. Hoạt động giúp con người thoải mái, khi thoải mái, não có thể dễ dàng tiếp nhận tri thức mới. Khi trẻ học tập, cơ hội vận động rất ít, những đứa trẻ ưa hoạt động cần có nhịp sống riêng của mình. Chúng học xong nên cho đi chơi, không nên học bài trong thời gian dài. Cha mẹ chú ý, những đứa trẻ như vậy cần được tham gia nhiều hoạt động, nhất là hoạt động tập thể.