Khi bé được 6 tháng tuổi, cơ thể con bắt đầu phát triển nhanh chóng. Lúc này, sữa mẹ bắt đầu ít và loãng dần, không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con. Vì vậy, đây là giai đoạn thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng ngoan ngoãn và hợp tác với bố mẹ trong mỗi bữa ăn.Vậy, bé không chịu ăn dặm phải làm sao?
Tại sao bé không chịu ăn dặm?
Trên thực tế, bé có thể biếng ăn dặm do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:
Ăn dặm quá sớm: Từ khi mới 4-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi.
Món ăn không phù hợp với từng giai đoạn: Bố mẹ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều.
Thực đơn nhàm chán: Vị giác của trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, do vậy con sẽ dễ dàng cảm thấy chán ăn nếu bố mẹ chỉ cho con ăn 1 món từ bữa này qua bữa khác.
Bé chưa thấy đói: Khi khoảng cách giữa các bữa ăn dặm quá gần nhau và bé chưa kịp tiêu hao năng lượng từ bữa trước thì con cũng có thể biếng ăn hơn vào bữa sau.
Mách mẹ cách giúp bé ăn dặm hiệu quả
Chuẩn bị món ăn dặm theo công thức chuẩn
Khi chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ muốn sáng tạo bữa ăn cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên mẹ phải chuẩn bị bữa ăn theo đúng tiêu chuẩn của công thức ăn dặm và cảm thấy ngon miệng. Và khi bé đã quen thì mẹ mới bắt đầu tìm kiếm công thức mà trẻ yêu thích.
Thay đổi dụng cụ ăn dặm của bé
Luôn cho bé ăn dặm với cùng một bộ chén, muỗng sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán cho trẻ. Do vậy mẹ nên sắm ít nhất là 2 bộ chén, muỗng khác nhau để thay đổi.
Ngoài ra khi chọn muỗng cho bé, mẹ không nên chọn loại làm bằng sắt vì nó là chất dẫn nhiệt tốt nên có thể gây bỏng khi tiếp xúc với miệng của bé. Mẹ nên chọn các loại muỗng bằng gỗ, nhựa.
Duy trì không khí vui vẻ trong các bữa ăn
Bố mẹ hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn, tránh quát mắng, tỏ vẻ bực bội với bé hay ép con phải ăn vì như vậy sẽ dễ khiến con cảm thấy sợ hãi và áp lực với việc ăn dặm.
Ngoài ra, vào giai đoạn bé khoảng 12-15 tuổi và có khả năng tự cầm thìa để xúc ăn, bố mẹ nên khuyến khích con tự ăn để con chủ động hơn và được tự mình khám phá món ăn của mình.
Chú ý tới những bữa ăn nhẹ của bé
Nhiều bố mẹ thường cho bé ăn nhẹ quá nhiều lần trong ngày, hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn nhẹ. Việc này có thể khiến con luôn cảm thấy no, từ đó biếng ăn hơn khi tới bữa chính.
Do đó, bố mẹ hãy giới hạn số bữa ăn nhẹ trong ngày của bé, không nên cho con ăn nhẹ quá nhiều lần, và lưu ý mỗi bữa ăn nhẹ chỉ nên cung cấp lượng thức ăn bằng ⅓ so với bữa chính.
Giới hạn thời gian ăn
Hãy giới hạn thời gian ăn của bé. Nếu bố mẹ kéo dài bữa ăn quá lâu với mục đích ép con ăn hết phần thức ăn của mình, con sẽ dễ bị áp lực và có ấn tượng xấu và cảm thấy không vui vẻ mỗi khi tới giờ ăn.
Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bữa ăn dặm của bé
Dù còn nhỏ nhưng bé vẫn có thể thưởng thức hương vị của thức ăn. Do đó, nếu bố mẹ chỉ cho con ăn những món giống nhau thì sẽ dễ tạo cho bé cảm giác chán ăn. Thay vào đó, hãy thường xuyên thay đổi và tìm tòi những món ăn ưa thích của bé. Việc thường xuyên thay đổi món ăn cũng có thể giúp bé nhận diện nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất.
Xem thêm>> 10 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ nào cũng phải ghi nhớ