Giai đoạn bé từ 1-2 tuổi là thời điểm bé đang hoàn thiện mọc răng do đó rất dễ xảy ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy, trẻ lười ăn phải làm thế nào để phòng tránh hậu quả xảy ra.
Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ
Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Không nên làm bé bị căng thẳng
Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.
Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
Không nên kéo quá dài thời gian
Bố mẹ nên dự tính một khoảng thời gian nhất định và yêu cầu trẻ chỉ ăn trong thời gian này. Thực tế nhiều bé ăn từ sáng đến trưa mới xong, ăn trưa kéo dài đến chiều. Cả ngày cứ thế toàn là ăn, mà có nhiều nhặn gì đâu. Bố mẹ mệt mỏi là bé thì cũng chán ăn không kém.
Việc xác định thời gian cho bé, không nên kéo dài quá 30 phút, giúp trẻ tập trung vào bữa ăn, sau đó thì sẽ không ăn nữa. Nếu trẻ ăn ít quá thì sau đó có thể bổ sung thêm cho trẻ sữa chua, hoa quả hoặc những thức ăn có chất dinh dưỡng khác. Hoặc bạn có thể cố gắng cho trẻ ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
Thay đổi món ăn, cách chế biến
Bố mẹ có thể thiết kế thay đổi cách chế biến, không nên ép con ăn mãi một món ăn gây cảm giác nhàm chán. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm dần, ăn cơm nát, mì cắt nhỏ… đánh giá xem trẻ có ăn ngon miệng hơn không. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn cháo, bột, chuối xay, củ xay… tốt nhất nên để trẻ tự xúc ăn, hoặc hướng dẫn trẻ tự xúc ăn.
Nếu mẹ không có nhiều thời gian, có thể chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhưng không nên hấp chín, chỉ nên sơ chế (như bóc vỏ tôm, xay nhỏ thức ăn, chia nhỏ khẩu phần ăn từng bữa), sau đó để đông đá. Gần đến bữa thì rã đông bằng cách để xuống ngăn mát rã đông dần, như vậy sẽ không bị mất chất và tạo cảm giác ngon miệng hơn cho món ăn.
Đa dạng hóa thực đơn
Khi trẻ lười ăn, phải làm thế nào? Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo và đầu tư đúng mức.
Tùy theo thể trạng và điều kiện, mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ ăn nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy chịu khó bỏ chút thời gian để thiết kế các món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Tạo thói quen tốt cho trẻ
Gia đình cần tạo cho bé thời gian để tăng cường các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe mạnh hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập cho bé thói quen không ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. Ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần dạy trẻ cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.
Cuối cùng, bố mẹ nên cho bé đi khám định kỳ, người lớn cần thường xuyên ghi lại các chỉ số về chiều cao, cân nặng của trẻ để dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường như cân nặng của bé tăng đột biến hay những mầm mống bệnh tật mới hình thành.
Xem thêm>>