Nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ vì thế việc ăn uống của mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con. Chính vì vậy khi bé bị bệnh mẹ cần tìm cách chăm sóc bé cho phù hợp và xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh của bé đặc biệt về đường tiêu hóa. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì hãy Cungconlonkhon.com tìm hiểu nhé!

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng bị mất nước và cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần bù nước ngay cho bé bởi đường ruột vẫn có thể hấp thu được nước cho cơ thể tránh bị mất nước quá lâu.

Mẹ nên làm gì khi con bị tiêu chảy

Nhiều bé bị tiêu chảy còn kèm theo biểu hiện ói mửa nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, bạn có thể cho bé uống từng ít một (khoảng 15 – 20ml nước tương đường với 5 – 10 muỗng cà phê nước cho 1 lần uống) và cho bé uống 15 phút 1 lần. Việc cho bé uống bù nước sẽ cần được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Thức ăn cho trẻ tiêu chảy

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé hấp thu là từ sữa mẹ. Khi bé bị tiêu chảy thì việc bú sữa mẹ sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

Còn nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì có thể cho trẻ ăn sữa bò, sữa bột mà trước đó bé vẫn ăn trước đó nhưng cần phải pha loãng hơn và cần cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài việc bú sữa mẹ bé còn được bổ sung thêm chế độ ăn dặm. Mẹ cần bổ sung cho bé những loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm và bổ sung thêm chất béo để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của bé.
  • Cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
  • Thức ăn cần nấu chín kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho bé, vệ sinh sạch sẽ bát, đũa, cốc, chén… và cẩn thận hơn có thể tráng bằng nước đun sôi trước bữa ăn.
  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ vì vậy chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Chỉ vì một món ăn dễ gây dị ứng qua nguồn sữa mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.

Mẹ nên ăn uống hợp lí khi con bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng như sau để đảm bảo tốt cho chất lượng sữa mẹ:

  • Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng tiết sữa mẹ, ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Cần ăn chín uống sôi và rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
  • Không nên ăn, uống các món dân gian mà chưa có sự chắc chắn về độ an toàn.

Thực phẩm mẹ không nên ăn dễ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,… dễ gây dị ứng cho trẻ
  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Một số loại thực phẩm có ẩn nấp và sinh sôi nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun bao gồm: tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.
  • Những thực phẩm bị nhiễm độc: Mẹ không nên ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không ăn thực phẩm kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc bởi dù ăn ít ăn hay ăn nhiều thì chúng cũng đi theo đường sữa mẹ vào cơ thể của bé.
  • Những chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
  • Đồ ăn cay, nhiều gia vị: Những đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị nóng như: tiêu, tỏi, ớt… sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt và những điều mẹ cần làm cho con?