Ăn uống luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Kể từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, việc ăn uống của con đôi khi khiến các bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và không biết phải giải quyết như thế nào. Hãy cùng Cungconlonkhon.com chia sẻ bí quyết nuôi con từ việc ăn dặm đến nề nếp ăn uống của con.
1. Thời kỳ cai sữa
Cai sữa nên thực hiện trong giai đoạn từ 10-12 tháng, nếu muộn cũng chỉ để đến 1 năm 3 tháng. Nếu trong giai đoạn đó trẻ có thể tự bỏ sữa là bình thường. Sữa bò không phải là một thực phẩm tốt, so với sữa bò thì sữa đậu tốt hơn.
Việc cai sữa, nếu thực hiện muộn, sẽ nảy sinh một số điều sau:
- Trẻ không biết cắn, không ăn được thịt. Hiện nay có khá nhiều trẻ như vậy.
- Uống sữa trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
- Trẻ uống sữa lâu ngày cũng sẽ chậm biết nói.
- Có xu hướng chậm phát triển trí tuệ.
- Trẻ bú mẹ sau 1 tuổi sẽ dễ bị sâu răng.
Nếu không thể cai sữa hãy thử biện pháp sau: lấy miếng dán dán vú mẹ lại, và nói với con rằng, mẹ bị đau. Con hiểu điều đó, sẽ không bú mẹ nữa.
2. Ăn dặm phải tập từng chút một
Ăn dặm có thể bắt đầu tập từ 3 tháng với lượng ăn là một thìa nhỏ nước đậu tương. Nếu trẻ không thích, chỉ uống sữa, sẽ dẫn đến hỏng vị giác, lớn lên không biết ăn rau.
Dù vất vả, hãy cố tập cho trẻ quen với nhiều loại vị. Đầu tiên chỉ cần 1-2 thìa nhỏ. Khi trẻ quen dần mới tăng lên.
Trẻ ăn ít cũng không phải lo lắng. Vì trẻ chỉ ăn theo nhu cầu của mình, không nên bắt buộc trẻ ăn một cách tùy tiện.
3. Tránh những thứ không hợp với cơ thể
Khi ăn thử nếu có những thứ không hợp với cơ thể thì nên tránh. Với đồ ăn mới thì không được cho ăn nhiều ngay một lúc vì có thể dẫn đến dị ứng, chỉ nên bắt đầu từ một lượng rất nhỏ, cha mẹ hãy ghi nhớ điều đó.
Chuối và trứng cũng chỉ cho ăn ít một, 1 tuần 1 – 2 lần, nhiều lắm cũng chỉ 3 lần là được.Về nề nếp ăn uống của con, nhất định phải tuân thủ vấn đề thời gian. Không được cho ăn vặt. Trẻ ăn vặt thì đến bữa chính sẽ không muốn ăn nữa, vừa ăn vừa chơi là một thói quen rất xấu.
4. Bắt đầu tập cho trẻ tự ăn từ 9 tháng tuổi
Trẻ được huấn luyện cầm thìa tự ăn từ lúc 9 tháng tuổi sẽ rất khéo tay. Ban đầu trẻ sẽ vụng về và làm rơi vãi nhiều, hãy rộng lượng với trẻ. Trẻ vừa ăn vừa chơi thì mẹ thu dọn ngay, không cho trẻ ăn lề mề. Trẻ hiểu ra điều đó sẽ không đủng đỉnh nữa mà cố gắng ăn nhanh.
Về ý thức ngồi ở bàn, ngay từ đầu hãy kiên quyết không cho trẻ vừa ăn vừa đi lại xung quanh. Trẻ sẽ dần dần có thói quen ngoan ngoãn ngồi ở bàn, vì thế hãy kiên nhẫn chờ đợi.
5. Bỏ một bữa ăn để lấy lại cảm giác thèm ăn
Nếu trẻ ăn lâu, hãy bỏ tất cả những bữa phụ và nước ngọt. Tất cả những đồ ngọt, sữa, nước ngọt đều không làm cho bữa ăn chính được tiến bộ.
Ngoài ra, một tuần có thể cho trẻ nhịn ăn sáng một hôm. Nếu trẻ muốn ăn, cũng không cho ăn. Bỏ một bữa sáng, trẻ sẽ ăn tốt hơn hẳn. Khi cho trẻ bỏ qua một bữa ăn, trong vòng 6 giờ không được cho ăn gì ngoài nước, trẻ sẽ lấy lại cảm giác thèm ăn và sẽ thích thú với việc ăn. Lúc nào cũng nghĩ đến việc cho con ăn, cho con ăn, thì con sẽ chẳng bao giờ thấy thèm ăn. Việc ăn uống phải bắt nguồn từ hứng thú, đó là điều quan trọng nhất.
Chế độ ăn không cân bằng, bắt ép trẻ ăn sẽ dẫn đến việc mất cảm giác thèm ăn. Nhưng nếu trẻ tự nhiên có xu hướng ăn thiên về một loại cũng không nên can thiệp quá thô bạo.
6. Giáo dục ăn uống còn quan trọng hơn giáo dục ý thức
Nuôi dạy trẻ phải bắt đầu từ giáo dục ăn uống. Việc ăn uống còn quan trọng hơn cả học tập và lễ nghĩa. Ăn nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa, các đồ ăn sẵn sẽ khiến cho trẻ có tính phản kháng và đấu tranh mạnh, năng lực trí tuệ giảm sút, khi đó nếu cố gắng giáo dục từ 0 tuổi cũng chỉ đạt hiệu quả một nửa.
Bữa ăn phải là đồ ăn tự nhiên, nhiều rau, thường xuyên thay đổi. Trẻ sẽ thuần tính và biết nghe lời.
7. Phòng bệnh từ việc ăn uống
Nuôi dưỡng trẻ cần phải tránh được các bệnh tật thông thường. Thịt bò, sữa bò, các sản phẩm từ sữa, trứng, đều không nên ăn quá nhiều hàng ngày, hãy ăn nhiều rau, tinh bột, như vậy trẻ sẽ không bị sốt hay bị các bệnh khác. Cho trẻ uống nước đã qua máy lọc tạo ion, nước ion điện giải.
8. Phương pháp cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể và não bộ
- Cho trẻ uống Lecitin (một loại thuốc bổ). Lecitin có tác dụng làm thay đổi thể chất và tạo cảm giác thèm ăn.
- Tiến hành phân tích mẫu tóc của trẻ để xác định xem có bị thiếu kẽm và magie không. Nếu trẻ bị thiếu phải bổ sung đầy đủ, những nguyên tố vi lượng này sẽ làm thay đổi vị giác và kích thích ăn uống, đặc biệt là kẽm.
- Sử dụng nước ion điện giải cho trẻ uống hàng ngày. Sự trao đổi canxi và magie sẽ tốt hơn, trẻ sẽ trở nên khỏe mạnh. Nước uống hàng ngày là nhân tố quan trọng nhất.
- Cho trẻ ăn rau theo mùa.
Không phải chỉ việc học tập mang lại kiến thức. Đồ ăn, thức uống cũng làm thay đổi căn bản sự hoạt động của tế bào trong cơ thể và não bộ. Cha mẹ hãy ghi nhớ điều đó.
9. Những thứ nên ăn và không nên ăn
Sữa và trứng ăn hàng ngày là không được. Hãy giảm bớt hai thứ này. Nếu ăn liên tục còn có thể gây bệnh máu trắng.
Hoa quả không thể thay thế được rau. Chuối cũng không được ăn liên tục mỗi ngày một quả, vì sẽ gây dị ứng.
Rau có thể nấu chín, hãy cho trẻ ăn càng đa dạng càng tốt. Các loại khoai như khoai lang, khoai tây, củ từ, khoai môn,… Các loại củ như củ cải, cà rốt, các loại rau bó xôi, súp lơ, cải, đều rất tốt. Ngược lại, những thứ như thịt nguội, xúc xích, gan, không nên cho ăn. Gan là cơ quan giải độc, tập trung những thứ ô nhiễm nhất của cơ thể, vì thế rất nguy hiểm. Trẻ ăn gan rất hay bị sốt.
10. Để trẻ thích ăn rau
Trẻ bị thiếu kẽm sẽ khiến cho vị giác bị hỏng, không thể ăn được rau. Ăn vào sẽ bị nôn ra. Đây không phải do tâm lý mà thực sự là vấn đề của cơ thể. Khi đó hãy cho trẻ nếm tinh chất chiết từ quả mai, có tác dụng thay đổi vị giác, sẽ có thể khiến trẻ ăn được rau. Ngoài ra, hãy xay nước cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, táo, cải dầu cho trẻ uống.
11. Tự làm đồ ăn vặt cho trẻ
Không nhất thiết phải tuyệt đối cấm đồ ngọt. Ở nhà có thể tự làm cho trẻ một số đồ ăn vặt, khi trẻ ra ngoài cũng sẽ không đến mức thèm khát. Nguyên liệu là đường (ít), hoa quả, mật ong, mận, để làm nước quả, kẹo bánh ngọt.
Các bà mẹ có thể tham khảo cách làm trên các sách chuyên về nấu ăn, ẩm thực để xây dựng nề nếp ăn uống của con cho phù hợp.
12. Khi trẻ bị ốm
Khi trẻ bị ốm, hãy cho ăn các thứ dễ tiêu hóa như cháo. Cho trẻ uống nước khoáng thiên nhiên. Không cho trẻ ăn theo ý thích, vẫn phải cho ăn nhiều rau như thường.
Mẹ xem thêm>> Lời khuyên cho những lo lắng trong việc nuôi con
(Nguồn: Sưu tầm)