Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục con trẻ. Người mẹ không chỉ là người sinh ra trẻ mà còn là người có sự ảnh hưởng to lớn đối vói sự trưởng thành của trẻ. Vậy vai trò của người mẹ có ý nghĩa cụ thể thế nào đối vói việc giáo dục con cái. Chức năng của họ là gì? Họ có những ảnh hưởng gì đối vói con trẻ? Làm thế nào để trở thành một người mẹ “hoàn hảo”? Người mẹ có cần những kỹ năng cụ thể nào không? Dưới đây Cungconlonkhon xin chia sẻ 5 kỹ năng nuôi dạy con cần thiết dành cho các bà mẹ, mọi người cùng tham khảo nhé !
Kỹ năng điều chỉnh hành vi phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ
Kỹ năng điều chỉnh hành vi phù hợp với từng lứa tuổi giúp trẻ có thể hấp thụ được các lượng thông tin vừa đủ, thích hợp; hơn nữa, còn mang đến cho trẻ những sự kích thích hưng phấn.
Mọi người hãy xem đặc điểm điển hình trong hành vi của người mẹ – đặc điểm này thể hiện trong những lời mẹ nói (như việc học cách nói của trẻ), những cái gật đầu, lắc hay những cử chỉ, nét mặt… Khi phân tích các hành vi của người mẹ đối vói một đứa trẻ 3 tháng tuổi, người ta thấy các hành vi này thường có xu hướng biểu hiện tính lặp lại có quy luật và mang tính kích thích đối vói trẻ.
Kĩ năng nhẫn nại để giải thích cho con trẻ
Nếu như người mẹ luôn bị động, phản ứng tiêu cực trước các hành vi hết sức chủ động của con cái thì liệu người mẹ có thể tác động thúc đẩy quá trình phát triển của con hay không? Khi người mẹ “thuận chiều” theo ý con cái thì tôn chỉ trước hết phải đặt ra vẫn là “vì mục đích hướng đạo cho con”. Sở dĩ người mẹ có biểu hiện “thuận chiều” theo con cái là vì người mẹ muốn con cái có cơ hội bày tỏ những hứng thú, sở thích của bản thân con cái. Khi đã thấu hiểu những sở nguyện của con, người mẹ hãy ở bên cạnh tạo điều kiện giúp con phát triển, thực hiện những điều mong muốn đó. Bằng phương pháp này, người mẹ cho con mình cơ hội được “lựa chọn” (mà không phải là sự áp đặt lên con cái), tiếp đó sẽ là uốn nắn, có thể tiến hành bình luận, chứng minh, giải thích, cùng con thảo luận…
Kỹ năng nghiêm khắc với con trẻ
Trong một số tình huống, người mẹ phải hết sức quyết đoán. Ví dụ, khi người mẹ yêu cầu con làm một việc gì đó, người mẹ có khi chỉ một chút không quyết đoán thì con trẻ có thể lập tức không thực hiện việc được yêu cầu. Điều đáng chú ý là, trong mấy “kỹ năng làm mẹ” được trình bày đây thì kỹ năng này dường như có một ý nghĩa khác biệt riêng. Nhiều người quan niệm rằng vai trò – kĩ năng của người mẹ nên là “một chiều”, tức là âu yếm, chiều chuộng con cái, nhẹ nhàng chỉ bảo dẫn dắt, luôn đứng về phía con cái… Việc khống chế, ép buộc, nghiêm cấm… đối với con cái được coi như những biểu hiện “đi ngược” với
chức năng của người mẹ, đó là những hành vi mang tính “gây áp lực” lên trẻ. Tuy nhiên, các quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng người mẹ vẫn cần có kĩ năng “nghiêm khắc” này, do đó sẽ tạo nên “tính hai chiều” trong chức năng của người mẹ.
Kỹ năng giao lưu giữa mẹ và con
Dù mức độ, tần số giao lưu giữa mẹ và con nhiều hay ít thì trong số các “lần” giao lưu đó, nhất định cũng có những cơ hội – nếu người mẹ biết tận dụng các cơ hội này thì sẽ phát huy vai trò “hỗ trợ” con cái. Tuy nhiên cần lưu ý là, trong những tình huống như thế, khi hành động của mẹ có tác động trực tiếp, liên hệ mật thiết đến hành động của con thì
mẹ cũng không được áp đặt, độc đoán ép buộc hành động của con.
Trong quá trình giao lưu mẹ và con, người mẹ nên tích cực tìm hiểu quá trình hành vi của trẻ (từ việc bắt đầu chú ý đến đối tượng, có ham muốn thực hiện hành vi đến việc bắt chước theo chỉ dẫn của mẹ và thực hiện hành vi…). Trong khi vừa chỉ dẫn vừa quan sát
nắm bắt xu hướng hành vi của con, mẹ phải luôn luôn tìm cách điều tiết hành vi giao tiếp của bản thân, mục đích là làm sao để quá trình giao lưu mẹ con được thông suốt, phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ mà vẫn bảo đảm vai trò của người mẹ.
Kỹ năng thương yêu con trẻ
Thế nào là tình yêu của một người mẹ? Bằng cách nào để biểu hiện được tình yêu đó đến vói con của mình? Yêu thương con liệu có thể đơn thuần chỉ là ca hát cho con nghe, vỗ về, âu yếm con hay không?
Người mẹ coi con cái như một phần cơ thể của mình. Mọi niềm vui, sở thích hay đau khổ của con, người mẹ đều có khả năng cảm nhận và thấu hiểu. Khi con thành công, điều đó cũng là niềm vui của mẹ, bởi vì đó cũng chính là thành công của người làm mẹ. Khi con thất bại, người mẹ cũng sẽ có cảm giác như chính bản thân đã thất bại.
Với 5 kỹ năng nuôi dạy con mà Cungconlonkhon chia sẻ trên đây hi vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc dạy con trưởng thành.