Bệnh đái dầm ở trẻ em là hiện tượng phổ biến diễn ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Mọi người hãy cùng Cungconlonkhon tìm hiểu những nguyên nhân cũng như giải thích hiện tượng đái dầm ở trẻ em này như thế nào nhé!
2 hiện tượng đái dầm phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, khoảng 1,5-8,9% trẻ em trong cộng động mắc chứng đái dầm. Đái dầm tự khỏi cùng với thời gian, mỗi năm khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng này mà không cần điều trị.
Đái dầm được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát.
Đái dầm tiên phát: Tình trạng này diễn ra phổ biến ở trẻ em khi mà trẻ có thể kiểm soát việc đi tiểu ban ngày nhưng chưa thể liên tục giữ khô ráo về đêm trong ít nhất 6 tháng.
Đái dầm thứ phát: Trẻ hoàn toàn khô ráo về đêm trong ít nhất 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm.
Khi trẻ lên 5 tuổi thì có tới khoảng 20% trẻ em mắc chứng đái dầm tiên phát.
Nguyên nhân bệnh đái dầm ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái dầm ở trẻ em, tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân chính mà Cungconlonkhon chia sẻ với mọi người (theo chia sẻ của bác sĩ Thu Thủy của bệnh viện Nhi Trung ương).
Yếu tố di truyền
Nghiên cứu cho thấy đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm của con cái sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm. Với đái dầm tiên phát, hầu như bao giờ cũng tìm được một người họ hàng từng mắc chứng này.
Tình trạng táo bón
Khi trực tràng bị đầy, phân có thể ép vào bàng quang, khiến cơ quan này ‘hiểu nhầm’ và gửi tín hiệu thần kinh tới não như khi bàng quang bị đầy. Trực tràng đầy phân làm giảm dung tích bàng quang hoặc khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này.
Chính vì vậy việc điều trị táo bón ở trẻ có thể làm giảm hoặc chữa lành chứng đái dầm.
Giảm dung tích bàng quang
Đối với những trẻ đái dầm thì dung tích bàng quang thường thấp hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Ban ngày, trẻ có bàng quang nhỏ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi phải chạy vội vào nhà vệ sinh để tránh sự cố. Khi ngủ, khả năng giữ nước tiểu suốt đêm của những trẻ này cũng thấp hơn.
Tuy nhiên khi gây mê để kiểm tra, người ta thấy bàng quang của các bé này có kích thước hoàn toàn bình thường, không hề nhỏ về mặt giải phẫu, nhưng trẻ lại có cảm giác bàng quang đầy trước khi túi này đầy thực sự. Và trong y học trường hợp này được gọi là giảm dung tích chức năng.
Không thể tỉnh giấc
Có nhiều người ta cho rằng trẻ đái dầm khi đang chìm trong giai đoạn ngủ sâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ có thể đái dầm trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số trẻ không đáp ứng với các tín hiệu bên trong cơ thể khi ngủ: trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.
Các tình trạng bệnh lý
Chưa tới 3% trường hợp đái dầm có nguyên nhân là tình trạng bệnh lý. Việc thăm khám tỉ mỉ và làm một số xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện vấn đề. Đái dầm có thể đi kèm ngừng thở khi ngủ, bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường và một số bệnh lý thần kinh. Bệnh lý thường xuất hiện nhiều hơn trong đái dầm thứ phát.
Vấn đề tâm lý ở trẻ
Trẻ mắc chứng bệnh đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến tâm lý như lo lắng, căng thẳng… Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cha mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ?
- Cha mẹ nên hạn chế lượng nước bé được uống sau bữa tối để giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Tuy nhiên các mẹ cần bổ sung đầy đủ nước cho bé vào ban ngày.
- Rèn cho bé có thói quen đi vệ sinh đúng giờ và cho bé đi vệ sinh ít nhất hai lần trong 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Không nên cho bé uống những thực phẩm có chứa caffeine.
- Không nên trách phạt con khi tình trạng đái dầm của con chưa cải thiện, hãy trò chuyện với con về vấn đề này để cùng tìm ra giải pháp.
- Massage bụng dưới bằng dầu ô liu để tăng cường các cơ tiết niệu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Mẹ hãy massage cho bé mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình hình.
- Các mẹ cũng có thể cho bé ăn, uống những thực phẩm hỗ trợ như nước ép việt quất, nho khô, quả óc chó.
Bệnh đái dầm ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu các mẹ áp dụng những giả pháp trên, ngoài ra các mẹ có thể tim hiểu các bài thuốc dân gian chữa đái dầm cho bé cũng rất hiệu quả. Chúc các mẹ thành công!