Cha mẹ Nhật nuôi con tốt thường đặt mục tiêu cao

0
1447

Cha mẹ Nhật nuôi con theo phương pháp khá đặc biệt và nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ trên thế giới. Hãy học cách nuôi dạy con tốt như mẹ Nhật thường đặt mục tiêu cao cùng cungconlonkhon.com nhé!

1. Bí quyết để trẻ có chí lớn

Cha mẹ nuôi dạy con thường chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt và sự trưởng thành về mặt tri thức của con, nhưng đó chưa phải là phương pháp nuôi dưỡng một nhân tài. Làm thế nào để con tự biết suy nghĩ mới là điều quan trọng mà cha mẹ cần làm. Muốn làm được điều này không phải dễ dàng, chúng ta cần phải có bí quyết, đó là cha mẹ không chỉ nên dạy con học mà còn cần dạy cả phương pháp học tập và cách biểu đạt. Mục đích của giáo dục là dạy con tự lập, để khi trưởng thành con có thể dễ dàng hòa mình vào xã hội, như thế thì con mới có thể trở thành người tự tin và có ý chí.

Mẹ dạy con biết cách tự lập

Ngay từ khi sinh con ra không phải cha mẹ nào cũng đã nghĩ đến tương lai của con. Nhưng cũng có người đã biết đặt mục tiêu ngay từ đầu và phấn đấu nuôi dạy con thành công, tiêu biểu là cha của Tiger Woods, một vận động viên Golf chuyên nghiệp của Mỹ. Mục tiêu chúng ta đặt ra cho con càng cao càng tốt, vì không ít trường hợp mục tiêu đặt cao như núi nhưng kết quả đạt được chỉ nhỏ như cây kim. Cha mẹ hãy làm sao để mục tiêu không bao giờ kết thúc, để con trẻ ngay từ nhỏ đã hiểu rõ và biết cách tự phấn đấu theo đuổi mục tiêu. Khi trẻ tự nhận thức rằng mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai thì đứa trẻ đó sẽ có động cơ học tập thích hợp để đạt mục tiêu đó. Kể cả những trẻ chưa có ý chí phấn đấu, mục tiêu sẽ thôi thúc ý thức nỗ lực dần dần.

2. Những đứa trẻ trưởng thành tốt thì có cha mẹ thường xây dựng kế hoạch từ sớm

Vì thế bạn hãy nhanh chóng chọn lấy một “kế hoạch gia đình”, chẳng hạn mong muốn con mình sẽ trở thành một tài năng ngoại ngữ, một tài năng âm nhạc, một vận động viên thể thao nổi tiếng… Không nên bó hẹp trẻ với những mục tiêu đơn giản như phải có thành tích học tập tốt hay con làm được những công việc bình thường… Hãy cố gắng tạo kế hoạch cho con để con có “một cái gì đó thật đặc biệt”. Chẳng hạn như múa ba-lê, bơi lội, hội họa… đều được. Xác định mục tiêu rõ ràng và bắt đầu hướng trẻ phấn đấu hoàn thành mục tiêu ấy. Hãy để trẻ được trở thành người mà trẻ cũng mong muốn.

3. Để trẻ trở thành người tự tin và tốt bụng

Nuôi dưỡng những khả năng cơ bản từ lúc còn nhỏ và hướng con suy nghĩ độc lập là điều hết sức cần thiết. Có hai điều cần bạn cần chú trọng khi nuôi dạy con:

  • Nuôi dưỡng sự tự tin.
  • Nuôi dưỡng khả năng dẹp bỏ những suy nghĩ vị kỷ.

Một con người có nhân cách trước tiên phải biết cảm thông với người khác. Năm 1926, Thủ tướng Nhật Bản đã phát biểu: “Cốt lõi của nền giáo dục là gia đình”, “Hãy dạy con bạn, để chúng không có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến người khác.”Triết gia – nhà giáo dục Morishinzo đã từng nói: “95% trách nhiệm nuôi dạy trẻ thuộc về cha mẹ, bởi vậy phương pháp cha mẹ nuôi dạy con cái thế nào là điều rất quan trọng.” Đừng quên dạy cho trẻ sự tự tin và lòng vị tha.

Giúp con trở thành đứa trẻ tự tin và tốt bụng

4. Nuôi dưỡng chí lớn cùng với giáo dục tri thức

Ngày nay, phần lớn các gia đình đều quan tâm ở việc chuẩn bị hành trang tri thức con có thành tích học tập tốt trước mắt mà không để biết rằng bồi đắp ý chí cho con còn quan trọng hơn nhiều. Ý chí mà chúng ta đề cập trong cuốn sách này là mong ước trở thành người tài giỏi và có chỗ đứng nhất định trong xã hội.

Nếu cha mẹ cứ thế để con tự lớn lên thì chúng sẽ có tâm lý ích kỷ, coi mình là trung tâm, trong đạo phật gọi đó là sự tăm tối. Giáo dục để trẻ không có suy nghĩ ích kỷ này là việc cực kỳ cần thiết, nhất là trong thời đại rất nhiều trẻ nhỏ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, biểu hiện của người không có đức. Ngay từ nhỏ, trẻ con cần phải được dạy dỗ từ những việc nhỏ nhất để biết thông cảm và biết nghĩ cho người khác. Mục đích cuối cùng của giáo dục chính là để con trẻ sau này sẽ trở thành người có ích và mong muốn góp sức mình cống hiến cho xã hội.

5. Biết tôn kính người trên

Để xây dựng một gia đình hạnh phúc không thể thiếu chữ “kính”. Càng có chí lớn càng không thể không biết đến “kính”. Trong giáo dục có hai nhân tố quan trọng: yêu và kính. Con người mà chỉ có yêu thôi thì không đủ. Luận ngữ dạy: “Chỉ yêu mà không kính”, hay là “Thiếu chữ kính thì không thể phân biệt ở cái gì.” Chỉ biết yêu mà không biết kính thì chúng ta không khác loài động vật là mấy.

Trẻ sinh ra tự nhiên đã “yêu” mẹ và “kính” cha. Trẻ nhìn cha bằng con mắt kính trọng và cũng mong muốn được cha tôn trọng. Không có ai ở trên đời này không mong muốn được người khác tôn trọng mình, bởi vậy việc nuôi dưỡng và duy trì chữ “kính” trong tâm hồn trẻ là hết sức cần thiết. Đứa trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân là đã thiếu mất chữ “kính”. Phải giáo dục trẻ bỏ thói ích kỷ và trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. Một đứa trẻ biết yêu thương cha mẹ mình mới nghĩ được cho người khác và giữ được chữ “kính”. Người giữ được đạo đức của mình cũng chính là người sống để cho những người xung quanh kính trọng mình.

Bài học để trẻ hiểu về chữ “kính” chính là sự tôn trọng lẫn nhau của cha mẹ trong gia đình. Có như vậy thì cha mẹ mới có thể làm gương cho con cái noi theo.

6. Giáo dục phải bỏ được tính vị kỷ

Hoạt động tinh thần của con người được phân chia ra làm ba lĩnh vực: “Trí – tình – ý”. Trong trái tim thì không có chữ “trí”, chỉ có “tình” và “ý”. Trái tim quyết định tính cách của con người thông qua “tình” (tình cảm) và “ý” (ý chí). Giáo dục trái tim tức là giáo dục để bỏ được thói cá nhân chủ nghĩa.

Để trở thành con người chân chính phải hội tụ được hai yếu tố: Biết thông cảm với người khác và quyết tâm cố gắng đến cùng. Khi đó giáo dục tách thành giáo dục IQ và giáo dục EQ, trong đó, giáo dục IQ là giáo dục nâng cao tri thức, còn giáo dục EQ là giáo dục khả năng kiềm chế tình cảm, nhu cầu của bản thân, có lòng cảm thông sâu sắc với người khác. Nhiệm vụ của giáo dục tinh thần trước tiên là làm cho tinh thần lành mạnh, không có những cảm xúc bất thiện, lương tâm luôn trong sáng. Điều thứ hai tưởng như đơn giản nhưng cũng không thể thiếu, đó là biết chào hỏi tất cả mọi người bằng thái độ niềm nở tự nhiên. Điều thứ ba là biết trả lời “vâng” một cách chân thành. Tóm lại, ba điều cần giáo dục cho tâm hồn là trong sáng, vui vẻ và chân thành.

7. Dạy trẻ cách giữ gìn tâm hồn

Con trẻ cần được dạy cách gìn giữ tâm hồn mình trong suốt cuộc đời. Vậy phải sống như thế nào mới là tốt?

  • Dạy trẻ hiểu rằng mỗi người đều có một vai trò nhất định. Sự tồn tại của mỗi người đều quan trọng, không gì có thể thay thế được.
  • Giúp trẻ nhận thức được rằng sống trên đời nhất thiết phải có mục đích. Nói cho trẻ biết tại sao một số người lại thành công.
  • Dạy trẻ tầm quan trọng của việc học và ý nghĩa của “tu thân trị nhân” – tức là cố gắng học tập để trở thành người tài giỏi, có ích thì có thể chỉ đạo được người khác.
  • Dạy trẻ: “Thuyết thành công”. Nói với trẻ về những người thành công có chí lớn. Đọc, kể cho trẻ nghe những câu chuyện thực về họ, vẽ nên cho chúng những hình ảnh cụ thể và tạo ra sức ảnh hưởng tới tâm hồn trẻ.
Dạy con cách biết giữ gìn tâm hồn trong suốt cuộc đời của mình

Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều tiểu sử của những người thành công, và cùng nhau tìm ra những nhân tố khiến họ đạt được như vậy. Theo tác giả có 10 điều kiện sau:

  •       Có mục đích rõ ràng.
  •       Không bị thất bại làm cho gục ngã.
  •       Phải trả giá cho thành công (không làm, không nỗ lực không thể có được.)
  •       Luôn sống với cảm giác biết ơn.
  •       Luôn có suy nghĩ lạc quan.
  •       Hướng tới những gì mình mong muốn.
  •       Học tập từ “thuyết thành công.”
  •       Biết rõ những quy tắc của tinh thần.
  •       Biết rằng sẽ phải chịu đựng.
  •       Có thói quen ghi chú.

8. Giáo dục từ 0 tuổi là tốt nhất cho sự trưởng thành của trẻ . Trẻ được giáo dục từ 0 tuổi sẽ trưởng thành tốt

Giáo dục 0 tuổi là việc chú trọng giáo dục cho trẻ ở giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Khi đi nhà trẻ, mẫu giáo cũng như khi học tiểu học đều cần phải nỗ lực học tập. Giáo dục 0 tuổi không phải chỉ tập trung vào giáo dục tri thức mà còn phải nuôi dưỡng tâm hồn, lễ nghĩa và các phương diện xã hội khác cho trẻ.

Giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi, cần chú trọng việc dạy trẻ học ngôn ngữ, đọc sách, vẽ tranh mà không được bỏ giữa chừng, vì nếu vậy coi như không thu được kết quả. Cha mẹ nên tin tưởng vào sự trưởng thành của con, cố gắng đều đặn mỗi ngày dạy trẻ một chút, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.

Thông thường, các trường mẫu giáo, nhà trẻ vẫn giữ lối suy nghĩ cũ rằng để trẻ chơi là chính, việc dạy các kiến thức như dạy học chữ,học số cho trẻ chủ yếu thực hiện ở gia đình. Nếu cha mẹ không biết điều đó mà phó mặc tất cả cho nhà trẻ, mẫu giáo, thì khi đến tuổi đi học, kết quả học tập kém cỏi của con sẽ khiến cha mẹ vô cùng khổ sở. Để không rơi vào tình trạng đó, hãy cùng con cố gắng học tập ngay từ 0 tuổi.

9. Sau 2 tuổi sẽ nhìn thấy sự tiến bộ ở trẻ

Sự trưởng thành vượt bậc ở những đứa trẻ đã nỗ lực phấn đấu sẽ được nhìn thấy rõ sau 2 tuổi. Trước đó, hiệu quả của những gì đã được dạy trong giai đoạn 0-2 tuổi sẽ không được biểu hiện rõ ràng, nhưng hãy giữ niềm tin vào sự trưởng thành của trẻ để không ngừng cố gắng. Mỗi ngày một chút, không ngừng nghỉ sẽ là những điều hết sức quan trọng với trẻ.

10. Suy nghĩ “có thời gian là được” là sai lầm

Nếu cho trẻ thời gian, tự nhiên chúng sẽ có hứng thú để ghi nhớ, đó là một suy nghĩ sai lầm. Suy nghĩ này sẽ bỏ phí mất thời kỳ quan trọng của trẻ. Cha mẹ phải là người điều khiển hứng thú của con một cách khéo léo. Nếu cha mẹ không muốn làm thì chắc chắn con cũng sẽ không muốn.

Ban đầu hãy cho trẻ học dưới hình thức chơi các tấm thẻ để giúp trẻ ghi nhớ.

Cứ qua một ngày rong chơi là trẻ mất thêm một ngày không lớn. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút, con bạn sẽ lớn thêm rất nhiều. Vậy nên hãy cố gắng để việc học tập liên tục, không bị gián đoạn.

Bỏ qua quan điểm ” Không nên dạy trẻ trước tuổi đi học”

Quan điểm “không được dạy trẻ trước tuổi đi học” sẽ khiến trẻ không thể tiến bộ được. Hãy coi đó là trách nhiệm bắt buộc của cha mẹ. Hãy nhìn lại lịch sử, những tài năng ưu việt hầu hết đều là những người được giáo dục rất tốt. Như lời một số nhà phê bình, cứ để cho trẻ thỏa sức chơi đùa, còn bố mẹ chỉ việc ngồi đó và kỳ vọng, là không được. Một cái cây được biết đến nhờ quả, vậy hãy đánh giá việc giáo dục dựa vào kết quả của nó. Khi so sánh năng lực của những đứa trẻ được giáo dục theo quan niệm thấp kém hơn so với những đứa trẻ giỏi giang khác, bạn sẽ thấy sự kém cỏi đó là vô cùng đáng thất vọng. Đừng để những phát ngôn vô trách nhiệm khiến ý nghĩa và bản chất của việc giáo dục bị che lấp và bẻ cong một cách hoàn toàn.

11. Nói tính cách bị biến dạng là không có căn cứ

Giáo dục tri thức cho trẻ từ sớm làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, khiến trẻ ích kỷ, tự mãn là hoàn toàn không có cơ sở. Nếu như có việc như vậy, tức là cha mẹ không chú ý đến giáo dục nhân cách mà chỉ tập trung vào học tập. Giáo dục 0 tuổi bao gồm cả giáo dục nhân cách và tri thức trẻ mới phát triển toàn diện được. Điều này phải được các bậc phụ huynh xác định rõ ràng, nhất thiết không được chỉ dạy trẻ học mà còn phải quan tâm nhiều đến tinh thần của trẻ. Chỉ tập trung vào việc học của con, so sánh con mình với con người khác, sốt ruột la mắng con, không nhìn nhận đúng con mình, đó là điều tối kỵ. Trẻ dù chỉ tiến bộ chút ít cũng nên lấy đó làm mừng, cốt sao để bố mẹ và con cái đều vui vẻ mới là quan trọng. Nếu trẻ không hứng thú học mà bị ép buộc thì việc học sẽ trở thành một thứ áp lực và vẫn không mang lại hiệu quả. Bởi vậy, cần phải hiểu được cảm giác của con, từ đó đưa ra những đối sách phù hợp.

12. Những điểm cần lưu ý để trẻ luôn đáng yêu

Muốn trẻ đi học có thành tích xuất sắc nhưng bản thân không tự cho là mình hơn người, không kiêu ngạo, có tính cách trong sáng, được mọi người quý trọng, thì ngay từ 4, 5 tuổi trẻ đã cần được chú ý dạy bảo. Làm được điều đó, trẻ đến tuổi đi học sẽ không có tính tự phụ, được thầy cô và bạn bè yêu quý.

Một điểm quan trọng nữa là không được coi giáo dục ở trường học là trung tâm mà phải coi giáo dục tại nhà là chính. Những người tài giỏi có cống hiến lớn cho xã hội, được nhận giải Nobel, khi còn nhỏ đều được giáo dục rất tốt. Cha mẹ hãy giúp cho trẻ có ước mơ, càng vĩ đại càng tốt và ngay từ thời thơ ấu hãy cố gắng hướng đến việc phấn đấu thực hiện ước mơ đó.

Hãy giúp con có mở ước, trở thành một người tốt cho xã hội

13. Không khoe khoang với mọi người xung quanh

Việc trẻ được giáo dục sớm, tốt nhất là không nên nói với những người xung quanh. Thực tế có những người hàng ngày chỉ dành ra 20 phút dạy con học, nhưng đã bị người khác cho là kỳ cục. Bậc phụ huynh hiểu biết sẽ chỉ giáo dục con cái trong nhà chứ không phô trương việc đó. Đến nhà trẻ, mẫu giáo cũng không nói, với ngay cả bản thân trẻ cũng không cần phải nói.

Mẹ xem thêm>> Cha mẹ làm gì để phát triển trí lực và nhân cách cho con

(Nguồn: Sưu tầm)