Bé 9 tháng tuổi bắt đầu hiếu động và thích thú với việc khám phá thế giới xung quanh. Bởi vậy trẻ 9 tháng tuổi cần phải có một thực đơn ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu 20+ thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW giàu dinh dưỡng, thơm ngon mẹ nhé!
Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi như thế nào?
Bé 9 tháng tuổi bắt đầu hiếu động và thích thú khám phá thế giới xung quanh. Giai đoạn này, trẻ không chỉ phát triển về khả năng vận động, về cảm xúc mà còn phát triển cả về trí tuệ. Ở giai đoạn này, các bé sẽ hoạt động linh động hơn, biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân.
Theo thời gian, các kỹ năng của bé sẽ dần hoàn thiện. Có khá nhiều bé 9 tháng tuổi chưa biết ngồi. Tuy nhiên thì các bé đã có thể bò để di chuyển khắc nơi. Nhiều bé còn dùng mông để đẩy cơ thể tới nơi có những đồ vật mà bé thích. Cuộc sống của bé 9 tháng tuổi sẽ có những thay đổi so với các bé 8 tháng tuổi như:
Phát triển kỹ năng ăn, ngủ
Trẻ 9 tháng tuổi sẽ cảm thấy rất tò mò và hứng thú với cuộc sống xung quanh chúng. Bởi vậy, ba mẹ không nên ép buộc bé trong việc ăn uống. Hãy để bé tự ăn, tự quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Hãy để các bé tự cầm nắm thức ăn theo ý thích .Đó cũng chính là phương pháp ăn dặm BLW được nhiều mẹ áp dụng cho bé hiện nay. Điều này sẽ giúp các mẹ nhận biết được sở thích ăn uống của bé đồng thời giúp bé rền luyện kỹ năng tự lập ngay từ nhỏ, bé sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú với việc ăn uống thay vì sợ hãi mỗi khi ăn nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống cho bé.
Hoàn thiện kỹ năng nói của trẻ
Bước sang tháng thứ 9, các bé thường có xu hướng tập nói nhiều hơn trước. Nhiều mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ khi nghe giọng bé trở nên cao vút. Bé sẽ ê a nhiều hơn, ồn ào nhiều hơn.
Khôn chỉ có vậy, bé 9 tháng tuổi cũng đã biết chú ý lắng nghe khi có người khác nói chuyện. Khi đó, trẻ sẽ thích nhìn miệng người lớn nói và ê a học theo. Bởi vậy, đễ hỗ trợ bé phát triển kỹ năng nói, khả năng giao tiếp ngay từ nhỏ thì tốt nhất, ba mẹ hãy giao tiếp với bé nhiều hơn, hãy kể cho bé nghe những câu truyện ngày xua, các bài hát ru sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ nhanh hơn bình thường.
Kỹ năng vận động của trẻ
Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé sẽ biết tự lấy những món đồ mà bé thích bằng cách trườn, bò hay với các bé cứng cáp hơn đã có thể đi được những bước ngắn cùng với đó là tính tò mò, thích khám phá khiến cơ thể bé phải hoạt động nhiều hơn. Bởi vậy mà nhu cầu dinh dưỡng của các bé 9 tháng tuổi cũng sẽ thay đổi.
Thay đổi cảm xúc của trẻ 9 tháng tuổi
Bé 9 tháng tuổi hoặc lớn hơn một chút đã biết nhìn và nhớ khuân mặt mẹ, bé sẽ có cảm giác luôn được an toàn khi ở gần mẹ. Các mẹ có để ý răng, bé 9 tháng tuổi bỗng nhiên bám mẹ nhiều hơn trước…Giai đoạn này, các cảm xúc yêu, thương, ghét…của bé đã dần được hình thành và phát triển khá rõ.
Chế độ dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi
Bé 9 tháng tuổi đã có thể ăn được bột đặc hoặc cơm nhuyễn. Bé cũng đã có thể ăn được cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Và hầu hết các món cá (trừ các loại cá sống, gỏi cá). Hay các loại rau. Vì vậy, mẹ nên chú ý để bổ sung đủ dưỡng chất cho con.
3 bữa chính sẽ bao gồm món ăn: Cháo ăn dặm, bột ăn dặm hoặc cơm nhão. Với tổng lượng đồ ăn tăng dần theo từng thời kỳ.
3 bữa phụ là: Trái cây, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua (yaourt), bánh quy…
Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500-600ml/ngày.
Mẹ nên nhớ trong quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW. Chế độ dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm: Vitamin, Đạm, Chất béo và chất xơ.
20+ thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW cho con phát triển toàn diện
Thực đơn 1
- Cơm nắm
- Tôm sốt phô mai
Thực đơn 2:
- Cá diêu hồng rán sốt cà chua
- Cơm cuộn rong biển
- Susu luộc
Thực đơn 3
- Cơm nắm
- Cải bó xôi
- Cá hồi rán
- Bí đỏ rán
Thực đơn 4
- Cơm nắm
- Cá
Thực đơn 5
- Tôm sốt phô mai
- Măng tây
- Cơm nắm
- Bắp non
Thực đơn 6
- Ếch xào hành tây
- Cơm nắm
- Cải thảo
Thực đơn 7
- Chả cá diêu hồng tôm hấp
- Cơm nắm
- Bánh khoai tây bắp
- Mướp hương
Thực đơn 8
- Chả cá diêu hồng tôm chiên/hấp
- Cơm nắm
- Đậu bắp
Thực đơn 9
- Cơm Saffon
- Thịt viên
- Cải thảo luộc
Thực đơn 10
- Mỳ Ý Bò
- Khoai tây rán
Thực đơn 11
- Cơm nắm
- Cá hồi áp chảo
- Rau củ thập cẩm
Thực đơn 12
- Mỳ Ý
- Cơm nắm
- Đậu que
Bánh pancake yến mạch
– Pancake yến mạch khoai lang: 4 thìa yến mạch + khoai lang đã hấp chín nghiền nhỏ + 60ml sữa mà bé đang uống + 1 lòng đỏ trứng. Tất cả đem xay nhuyễn và áp chảo.
– Chim cút hầm nước dừa: chim cút rửa sạch, bắc bếp đun sôi nước rồi cho chim vào sôi 3p thì tắt bếp, đổ bỏ nước. Thêm 1/2 nước quả dừa rồi hầm đến nhừ vừa ăn
– Khoai lang hấp; cà rốt hấp; mướp luộc; chuối
Bánh pancake yến mạch lê
– Pancake yến mạch lê: công thức tương tự yến mạch khoai lang
– Thịt rim gừng: rửa sạch thịt, bắc bếp xào sơ rồi cho gừng và chút nươc đun khoảng 10p
– Canh mồng tơi; ớt chuông luộc; lê
Rau củ quả luộc
– Các loại rau củ bạn sơ chế rồi cho vào luộc hoặc hấp tới chín rồi trình bày ra đĩa cho bé ăn dặm. Chú ý thái rau củ theo phù hợp theo tháng tuổi của con
Bánh mì nướng chấm sốt bơ
– Bánh mì để nguyên
– Tỏi đem bóc vỏ, băm nhỏ, mịn
– Quả bơ bóc vỏ dùng nĩa dằm nhỏ bơ cùng với nước cốt chanh, bạn có thể cho thêm một chút dầu oliu (nếu thích),
– Phần bánh mì đem quết một lớp bơ mỏng và tỏi băm lên trên, đặt vào lò nướng, nướng bánh khoảng 2 phút để bánh có mùi thơm của tỏi và độ giòn nhất định.
Bánh mì chiên trứng sữa đơn giản
– Trứng gà lọc ra chỉ dùng lòng đỏ (Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lòng đỏ trứng gà), đánh tan trứng cùng sữa tươi sao cho thành hỗn hợp nhất định sau đó lọc lại qua rây.
– Cắt bánh mì thành lát mỏng độ 1.5 – 2 cm, có thể dùng khuôn cắt thành các hình ngộ nghĩnh để kích thích sự thèm ăn của bé.
– Lấy chảo đặt lên bếp, cho bơ vào chảo đun chảy bơ trên lửa vừa, dùng giấy hoặc chổi quét bơ đều khắp mặt chảo. Dùng một lượng vừa đủ bơ, không quá nhiều (bánh ngấm bơ sẽ ngấy) hoặc quá ít (bánh dễ cháy đen)
– Nhúng từng lát bánh đã cắt vào hỗn hợp trứng sữa khoảng 20 – 30 giây rồi rán trên lửa vừa, mỗi mặt khoảng 40 – 60 giây tới khi mặt bánh rám nâu và hơi giòn.
– Trình bày đĩa ra có thể ăn kèm cùng mứt
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về sự phát triển của bé 9 tháng tuổi cả về tư duy, thể chất, nhu cầu dinh dưỡng cùng 15+ thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng tuổi. Mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích được các mẹ trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng
Xem thêm>>