Mùa hè thời tiết thường oi bức làm cho bé cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc. Vậy, phải làm thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng để bé không bị ốm và các bệnh khác.
Chăm sóc trẻ cần chý ý chế độ dinh dưỡng của trẻ
Trong mùa nóng, các bậc cha mẹ khi nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ cần đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé. Khi chế biến thực phẩm, tuyệt đối không được cho trẻ ăn thức ăn đã bị ôi thiu, rau sống, các loại hoa quả xanh.
Tắm cho bé
Em bé nên được tắm mỗi sáng. Nếu bé khó chịu và thời tiết rất nóng, bạn có thể cho bé tắm thêm một hoặc hai lần mỗi ngày. Tắm trước khi đi ngủ đôi khi làm cho bé dễ đi vào giấc hơn. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên dùng nước ấm và mẹ có thể dùng phần cùi chỏ tay để nhận biết mức độ nóng lạnh của nước. Hãy sử dụng hai khăn mềm, một cái để lau mặt bé và một cái để lau và quấn người, đảm bảo khăn phải mềm mại và sạch sẽ.
Bố mẹ cần giữ bé cẩn thận trong bồn. Đặt bàn tay trái dưới cánh tay của trẻ, đỡ đầu và cổ của bé bằng cẳng tay. Đối với các bé lớn hơn có thể ngồi một mình trong bồn thì bố mẹ cho phép con nghịch nước mát trong vài phút, nhưng phải luôn để mắt tới bé để tránh tình trạng bé bị ngạt nước.
Khi tắm xong, mẹ cần lau khô người, đặc biệt là các nếp gấp trên da của bé. Hãy sử dụng phấn rôm dưới cánh tay và ở háng bé để tránh bị hăm. Nếu da bị đỏ, bị kích ứng, nóng rát thì không nên sử dụng xà phòng khi tắm cho bé. Đôi khi, một ít tinh bột hoặc cám gạo, nước soda sẽ làm giảm các triệu chứng nêu trên ở bé.
Chăm sóc trẻ khi dùng điều hòa
Nếu nhà bạn có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-28 độ C, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc sức khỏe trẻ em. Để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh.
Tùy theo độ tuổi của trẻ, phát triển tư duy cho trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt.
Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).
Thay tã
Mẹ nên thay tã cho bé sơ sinh thường xuyên, ngay khi nó ẩm ướt hoặc bẩn. Ban đầu, mẹ có thể cảm thấy vụng về nhưng sẽ dần quen với công việc này khi thường xuyên làm. Nếu mẹ sử dụng bàn thay tã hãy đảm bảo nó phải chắc chắn, có dây an toàn có nhiều ngăn để chứa tất cả các thứ bạn cần để thay cho trẻ.
Đối với bé gái: lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau. Còn đối với bé trai làm sạch dưới bìu, không đẩu hoặc kéo bao quy đầu vào.
Cách mặc đồ cho bé những ngày hè
Bố mẹ đừng ngại cởi bớt quần áo của bé vào mùa hè. Tất cả những gì bé cần trong thời tiết nóng là tã và một bộ quần áo mát mẻ hơn. Vào ban đêm khi trời lạnh hoặc nếu nhiệt độ giảm xuống thì có thể mặc quần áo ấm để bảo vệ bé khỏi lạnh.
Quần áo bằng cotton thoáng mát nên tốt cho bé vào mùa hè. Những loại áo quần bằng len, ni-lông và tất không nên mặc cho bé vì chúng không thoáng và thấm hút mồ hôi. Trong thời tiết nóng nực, mẹ cần ưu tiên chọn quần áo mỏng, hoàn toàn bằng chất liệu cotton cho con nhé, trừ trường hợp bé bị ốm thì quần áo ấm lúc này mới cần thiết.
Bố mẹ cần cho bé ở trong một không gian mát mẻ cả ngày lẫn đêm. Nhà bếp thường là căn phòng nóng nhất trong nhà, đặc biệt nếu gia đình bạn đang nấu nướng. Trong khi mẹ đang bận rộn với công việc của mình trong bếp thì em bé nên được giữ trong phòng khác mát mẻ hơn. Mái hiên trước nhà mát mẻ và an toàn cho bé nên rất lý tưởng để bé chơi.
Bổ sung thêm nước
Chăm sóc trẻ sơ sinh và mùa hè quan trọng nhất là bổ sung đủ nước. Tốt nhất là cho con bú sữa mẹ thường xuyên để bố sung thêm cả chất dinh dưỡng. Trong trường họp trẻ mắc các bệnh lý có thể gây mất nước cho trẻ như tiêu chảy hay sốt cao, mệ không nên cho trẻ tự uống nước thêm ở nhà mà nên đến bác sỹ hay cơ sở y tế để khám
Nhà ở phải khô ráo, sạch sẽ và đủ ánh sáng
Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển ruồi, muỗi , côn trùng…mầm mống của bệnh tật.
Nhớ cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để khỏi bị khô họng.
Nên để một chậu nước ở trong phòng hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.
Xem thêm>>