Trẻ ăn dặm bị táo bón thường có các biểu hiện mà cha mẹ rất dễ nhận biết như: chướng bụng, đầy hơi … là hiện tượng khá phổ biến khi mẹ bắt đầu cho con tập ăn dặm. Vậy, tại sao trẻ lại bị táo bón trong giai đoạn này và cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ đều có thể bị táo bón. Tuy nhiên, có những thời điểm mà nguy cơ này sẽ cao hơn, đó là kho trẻ có sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của mình. Và giai đoạn ăn dặm là một trong những thời kỳ trẻ dễ bị táo bón hơn cả. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm:

Hệ tiêu hóa chưa thích nghi với thực phẩm mới

Trước 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ hoàn toàn. Trong một số trường hợp, trẻ được bổ sung thêm sữa công thức phù hợp. Đây đều là những thực phẩm luôn đảm bảo an toàn và dễ tiêu đối với trẻ. Và khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không phải hoạt động quá mức.

Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với một số loại thực phẩm khác ngoài sữa. Lúc này, hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ chưa thể thích nghi ngay lập tức. Đồng thời, các thức ăn mới trong giai đoạn ăn dặm thường sẽ đặc hơn so với sữa nên cũng là một “thử thách” đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi vậy, trẻ rất dễ bị táo bón khi mới tập ăn dặm và cha mẹ không cần quá lo lắng.

Thời điểm bé ăn dặm quá sớm

Hầu hết trẻ được mẹ tập cho ăn dặm khi 6 tháng tuổi. Thực tế, mẹ có thể cho con tập ăn dặm sớm hơn nhưng cần căn cứ vào nhu cầu của trẻ.

Nguyên nhân trẻ ăn dặm táo bón là gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa, nhiều mẹ chưa chú ý quan sát các dấu hiệu chỉ điểm cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm như thích thú với đồ ăn khi cha mẹ đưa cho; tự lấy thức ăn đưa vào miệng hoặc đưa môi về phía trước để nhận thức ăn…

Trong nhiều trường hợp, trẻ chưa sẵn sàng nhưng mẹ đã vội vàng tập cho ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị “quá tải” và dẫn tới táo bón.

Trẻ ít bú mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi. Nhưng một số mẹ lại có quan điểm rằng: con đã ăn dặm là được cung cấp đủ chất và không cần bú nhiều sữa mẹ nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm!

Thực đơn ăn dặm dù có phong phú đến mấy thì cũng không thể bổ sung được những dưỡng chất quan trọng chỉ có trong sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mẹ mà còn có rất nhiều enzym giúp trẻ tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bú mẹ ít đi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm.

Pha sữa đặc hơn

Thực phẩm dành cho trẻ sẽ đặc và cứng hơn theo độ tuổi. Nhưng không vì trẻ lớn hơn thì sữa bột pha cho trẻ phải đặc hơn.

Thực tế, nhiều mẹ lại sợ con bị đói nên tăng thêm lượng sữa bột trong mỗi lần pha hoặc pha nhiều loại cùng lúc. Thói quen này khiến cơ thể trẻ bị quá tải, không thể hấp thu được hết các dưỡng chất trong sữa và gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Không uống đủ nước

Trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, việc uống nước hay không là phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Nhưng khi bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ cần chú trọng việc bổ sung nước cho cơ thể nếu không rất dễ dẫn tới táo bón. Phân khô và cứng hơn do thiếu nước khiến tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mách mẹ cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm hiệu quả

Để chấm dứt hoàn toàn táo bón trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân. Sau đó, mẹ có thể áp dụng ngay cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm dưới đây:

Cho bé uống đủ nước

Đối với trẻ ăn dặm, mẹ cần chú ý cho con uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ. Nên tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung thêm món ăn vặt cho con như sữa chua, khoai lang…

Mát xa bụng cho bé

Mát xa bụng cho bé là cách trị táo bón đã được rất nhiều mẹ áp dụng thành công. Sau khi tắm sạch sẽ cho trẻ hoặc trước khi ngủ, mẹ nên cho bé nằm ngửa trên giường. Rửa sạch tay rồi xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa theo chiều ngược lại. Nên mát xa cho trẻ 10-15 phút.

Việc này sẽ giúp giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu và dễ tiêu hơn. Mẹ có thể kết hợp bài tập đạp xe giúp tăng cường nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón dai dẳng.

Khuyến khích con vận động

Việc vận động thể chất giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Vậy nên cha mẹ hãy khuyến khích con vận động, nếu con chưa biết bò hoặc đi, bạn có thể cho con đạp chân. Cùng với đó, mẹ có thể tham khảo một số cách mát-xa bụng cho con để giúp tăng nhu động ruột.

Bé ăn dặm bị táo bón là hiện tượng tiêu hóa bình thường, tuy nhiên nếu để kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị trĩ, bị nứt hậu môn, nấm hậu môn.

Táo bón cũng làm cho trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, khi trẻ đã suy dinh dưỡng thì càng dễ bị rối loạn tiêu hóa và táo bón hơn, rồi tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn.

Chú ý các loại thức ăn dặm

Thay vì cho con ăn bột tinh chế, cha mẹ nên cho con ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, vv. Bổ sung thêm nhiều chất xơ thực vật có trong rau, củ, quả.

Lưu ý, trái cây có chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin nhưng cũng không nên cho con ăn các loại quả nhiều đường, mẹ nên chọn một số loại quả như táo, lê,mận, đào.

Cha mẹ cũng có thể tập cho trẻ ăn dặm bằng các loại bột như bột ngũ cốc hay bột yến mạch, bổ sung một số thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, khoai lang trước khi cho con làm quen với các loại củ quả khác.

Cùng với đó, cha mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau củ quả vào bột ăn dặm cho bé. Lưu ý không cho trẻ ăn quá no mỗi bữa.

Xem thêm>>