Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung là tình trạng các bộ phận trên cơ thể bé chậm phái triển tuy nhiên đầu với não bé lại phát triển bình thường. Bé chậm phát triển trong tử cung nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Các ảnh hưởng đến bé khi phát triển chậm trong tử cung
Thai nhi chậm phát triển có nguy cơ tử vong, mắc các bệnh lý khác về sau như dậy thì sớm, chậm phát triển chiều cao, đái tháo đường, tổn thương thận, tổn thương các nội tạng mạch máu.
Bên cạnh đó việc thai nhi chậm phát triển cũng gây ảnh hưởng đến trí tuệ của bé, suy nhược cơ thể, còi xương. Có thể nói rằng hiện tượng thai nhi chậm phát triển từ ngay khi còn nằm trong tử cung ảnh hưởng lớn đến tương lai của bé sau này.
Các biểu hiện của thai nhi chậm phát triển trong bụng mẹ
Dấu hiệu thai nhi chậm phát triển trong tử cung thường không rõ ràng. Ngoài việc thấy bé ít khi đạp trong bụng mẹ, không có nhiều hành động thì biểu hiện của thai nhi chậm phát triển chủ yếu phát hiện được trong những lần mẹ đi khám thai.
Bên cạnh đó mẹ bầu tăng cân ít hơn so với bình thường hoặc mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp cũng chính là nguyên nhân cho thai nhi chậm phát triển hơn so với bình thường
Các ảnh hưởng đến bé khi phát triển chậm từ trong tử cung
Thai nhi chậm phát triển có nguy cơ tử vong, mắc các bệnh lý khác về sau như dậy thì sớm, chậm phát triển chiều cao, đái tháo đường, tổn thương thận, tổn thương các nội tạng mạch máu.
Bên cạnh đó việc thai nhi chậm phát triển cũng gây ảnh hưởng đến trí tuệ của bé, suy nhược cơ thể, còi xương. Có thể nói rằng hiện tượng thai nhi chậm phát triển từ ngay khi còn nằm trong tử cung ảnh hưởng lớn đến tương lai của bé sau này.
Các nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển
Thiếu ối: Lượng nước ối trong bọc ối bị thấp hơn do bất cứ nguyên nhân nào cũng làm cho thai nhi bị phát triển chậm. Nước ối cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho em bé trong bụng mẹ.
Tiền sản giật: tình trạng thai phụ tăng huyết áp gây ức chế lên các tĩnh mạch làm cho máu lưu thông đến nhau thai bị hạn chế hơn.
Đa thai: Khi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho nhiều bào thai sẽ khó khăn hơn khi chỉ cần cung cấp dinh dưỡng cho một bào thai.
Nhau thai yếu: Khi nhau thai không có máu lưu thông đến hoặc hoạt động bất thường thì sẽ không cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến cho bé phát triển chậm trong bụng mẹ.
Nhiễm trùng: Trong thời kỳ mang thai mà mẹ bị nhiễm các bệnh như sốt xuất huyết, sởi, giang mai,.. thì cũng đều có nguy cơ khiến cho thai nhi chậm phát triển.
Sử dụng chất kích thích: Nếu thai phụ có lối sống thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, tiếp xúc các chất độc hại sẽ là nguyên nhân gián tiếp khiến cho em bé chậm phát triển.
Do di truyền: Khi bố hoặc mẹ hoặc các bệnh về down, turner,… thì bé sinh ra cũng bị di truyền một phần từ các bệnh này và chậm phát triển.
Làm thế nào để phòng ngừa được thai nhi phát triển chậm?
Thai nhi phát triển chậm có một yếu tố nhỏ là do di truyền từ bố mẹ, chính vì vậy trước khi có kế hoạch mang thai, ba mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề di truyền.
Trong quá trình mang bầu, mẹ nên tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế các thực phẩm chứa chất caffeine.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung vitamin và các khoáng chất.
Bài viết liên quan
>>> Bé quay đầu ở tuần bao nhiêu? Làm sao để biết bé quay đầu hay chưa?
>>> Bị viêm màng não sau khi đi siêu thị, nguyên nhân gây bệnh do đâu?