Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống hiện đang được nhiều mẹ Việt áp dụng và mang lại những kết quả tốt cho bé cũng như sự tiện lợi dành cho mẹ.

So sánh ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống có gì khác nhau?

ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy bột. Trong giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật này bé được tiếp xúc với các loại thức ăn khác như rau, củ, quả, thịt…được chế biến theo từng đột thô thích hợp. Ngoài ra bé sẽ được đặt ngồi trên ghế ăn dặm như người lớn mà không vừa ăn vừa xem ti vi hay các mẹ phải dỗ dành bé đi chơi mới chịu ăn từ đó rèn luyện thói quen ăn nghiêm túc ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Ưu điểm:

  • Bé có thể có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn
  • Bé làm quen với mùi vị từng loại thực phẩm
  • Định hình sớm cho trẻ về các loại thực phẩm mà bé yêu thích
  • Tạo cho bé một tâm lý thoải mái khi ăn
  • Phát triển kĩ năng tự lập ngay từ sớm cho bé
  • Bé có thể học được kỹ năng nhai và nuốt sớm hơn

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian từ việc lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, chuẩn bị nguyên liệu cho đến việc chế biến do các món ăn của bé cần đảm bảo đúng khoa học, phù hợp với từng giai đoạn của bé.
  • Phương pháp này dựa trên sự tôn trọng trẻ nên khi bé không muốn ăn thì các mẹ không nên thúc ép, dẫn tới có nhiều trẻ không ăn được nhiều và chậm tăng cân hơn so với ăn dặm truyền thống thông thường.
  • Chi phí đầu tư cao từ bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật, ghế ăn dặm, nồi áp suất,…

Ăn dặm truyền thống

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực phẩm tạo thành hỗn hợp, thường là bột ăn dặm kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Các mẹ cũng sẽ phải đút cho bé ăn bằng muỗng thậm chí còn phải dỗ bé bằng nhiều cách như đi dạo chơi, xem tiivi…với mục đích để bé ăn được nhiều. Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi cũng như khả năng tăng cân tốt.

Ưu điểm:

  • Bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân khỏe mạnh
  • Hệ tiêu hoá của bé được hỗ trợ nhờ thức ăn được xay nhuyễn
  • Chế biến đơn giản, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn
  • Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình, thậm chí ông bà, bố cũng có thể chuẩn bị đồ ăn cho bé dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

  • Do thức ăn được xay nhuyễn, trộn lẫn vào nhau nên bé sẽ không phân biệt được hương vị của từng loại thức ăn khác nhau.
  • Bé không được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai nên sau này khi ăn phải đồ ăn cứng hơn sẽ gặp khó khăn và hay bị nôn, trớ do đã quen với thức ăn xay nhuyễn.
  • Bé thụ động trong việc ăn uống
  • Việc cho bé vừa ăn vừa chơi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng có trong đồ ăn của bé.

Tham khảo chế độ ăn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm truyền thống
5 – 6 tháng 2 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa

Cơm 1 : 4.5 nước

Gạo 1 : 10 nước

6 – 9 tháng 2 bữa ăn dặm + 4 – 5 cữ sữa + 1 – 2 cữ nước hoa quả
7 – 8 tháng 2 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa

Cơm 1 : 3 nước

Gạo 1 : 7 nước

9 – 12 tháng 2 – 3 bữa ăn dặm + 4 cữ sữa + 2 cữ nước hoa quả
9 – 11 tháng 3 bữa ăn dặm + 2 cữ sữa

Cơm 1 : 2 nước

Gạo 1 : 5 nước

12 – 24 tháng 3 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa + 2 – 3 cữ nước hoa quả

Lợi ích khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống
Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống mang lại nhiều lợi ích

Mặc dù phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu truyền thống có chế độ ăn và kỹ năng ăn có sự khác nhau nhưng phương pháp ăn dặm nào cũng mang đến những lợi ích tuyệt vời dành cho bé. Đặc biệt khi ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Ăn dặm kết hợp rèn luyện cho bé phản xạ nhai theo từng cấp độ thô của thức ăn
  • Bé quen dần với mùi vị thức ăn giúp phát triển vị giác đến khi ăn cùng với bố mẹ
  • Ngoài nguồn sữa mẹ cung cấp cho bé thì ăn dặm kết hợp 2 phương pháp giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện.

Lưu ý ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

  • Cho bé ăn khi thức ăn còn ấm nóng, mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài hơn 30 phút và luôn phải có không khí vui vẻ, thoải mái. Bố mẹ không nên ép buộc bé ăn khi bé không thích.
  • Nếu bé tỏ thái độ phản đối hay không hợp tác ăn, các mẹ nên cho bé dừng ăn và cho bé bú sữa. Tuyệt đối không cho bé như vừa ăn vừa chơi, vừa đi dạo hoặc phải khua chiên múa trống không những nuông chiều bé, bé không tự lập mà còn làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé.
  • Các món ăn dặm kiểu Nhật của bé nên phù hợp với từng gian đoạn để bé có thể dễ tiêu hóa. Nếu bé không thích một món nào đó thì mẹ nên dừng lại và cho bé thử lần nữa vào 3 ngày sau.
  • Cho bé tập ăn riêng từng món để bé cảm nhận và phân biệt mùi vị, giúp bé nhận ra mình thích hay không thích món nào. Nếu bé không thích món nào đó, mẹ có thể tạm dừng và cho bé ăn lại sau 3 ngày.
  • Khi bé bị ốm, dễ bị trớ lúc ăn, mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn hoặc cũng có thể chỉ cho bé ăn cháo trắng nấu loãng để bé dễ nuốt hơn, đồng thời cho bé ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa hơn bình thường. Thêm vào đó các mẹ có thể cho bé uống thêm sữa để đảm bảo bé không bị thiếu chất.

Gợi ý một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

Cháo gạo + đậu Hà Lan, hạt sen, đậu hũ

ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống
Cháo gạo + đậu Hà Lan, hạt sen, đậu hũ cho bé ăn dặm kiểu nhật

Nguyên liệu:

  • ½ chén bột gạo nhỏ
  • 100 gam đậu Hà Lan
  • 50 gam hạt sen
  • ½ bìa đậu phụ

Cách làm:

  • Đậu Hà Lan, hạt sen nấu chín và rây mịn
  • Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo:7 nước (có thể sử dụng nước luộc đậu và hạt sen)
  • Rây mịn hỗn hợp cháo và đậu
  • Kết hợp hai hỗn hợp trên thành cháo hoặc cho bé ăn riêng từng phần

Bánh sandwich sữa

ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống
Thực đơn bé ăn dặm kiểu nhật: bánh sandwich sữa

Nguyên liệu:

  • 1 miếng bánh sandwich
  • 50-120ml sữa mẹ (hoặc sữa công thức)

Cách làm:

  • Xé nhỏ bánh mì đã loại bỏ bìa sau đó ngâm trong sữa khoảng 10 phút cho bánh mì mềm hẳn và thấm sữa.
  • Cho hỗn hợp lên bếp đun chớm sôi rồi cho vào rây, rây thật mịn cho bé dùng.

Khoai lang hấp bơ và sữa tươi

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai lang nhỏ
  • 100 ml sữa tươi tuyệt trùng
  • 1 thìa bơ

Cách làm:

  • Khoai lang mẹ bỏ vỏ, rửa sạch với nước muối và hấp chín cách thủy sau đó nghiền nhuyễn
  • Thêm bơ, sữa vào hỗn hợp khoai đã nhuyễn sau đó cho bé dùng khi còn ấm vào lúc sáng để dễ tiêu.

Ngũ cốc dinh dưỡng + sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • 100 ml sữa mẹ (hoặc sữa công thức)
  • 1 thìa hạt chia
  • Ngũ cốc dành cho trẻ em

Cách làm:

  • Hâm nóng sữa mẹ đến mức ấm vừa rồi cho ngũ cốc vào khuấy đều.
  • Đến khi ngũ cốc thấm sữa, mẹ cho hạt chia vào và cho bé dùng.

Hi vọng với những thông tin về ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ!

>>> Tin liên quan: