Ăn dặm kiểu Nhật giúp các mẹ tập cho con ăn tự lập khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng cầm nắm và ngồi vững bằng cách tập cho bé dùng tay (ăn bốc), dùng nĩa (xiên thức ăn), tiến tới dùng thìa tự xúc. Phương pháp này giúp bé học cách ăn tự lập cũng như là một cách tạo niềm vui trong việc ăn uống của bé. 

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ khái quát đến với các mẹ 4 giai đoạn tập ăn dặm hiệu quả và an toàn cho bé: Giai đoạn 1 (5-6 tháng), giai đoạn 2 (7-8 tháng), giai đoạn 3 (9-11 tháng), giai đoạn 4 (12-18 tháng). Các mốc thời gian này biểu thị cho việc tăng độ thô của thực phẩm phù hợp với nghiên cứu khoa học và khả năng hấp thu của bé.

Mọi người hãy cùng theo dõi Bảng tóm tắt thực hành ăn dặm kiểu Nhật cho bé dưới đây:

Giai đoạn Kĩ năng bản năng của trẻ Hình thái thức ăn Nhóm tinh bột Nhóm đạm (Lượng đạm dưới đây chỉ tương ứng với 1 bữa) Nhóm vitamin và khoáng chất
Đậu phụ Sản phẩm từ sữa Trứng Thịt
1 (5 – 6 tháng) 1-2 bữa/ngày Lưỡi của trẻ có phản xạ đưa và đẩy thức ăn từ phía trước ra phía sau và nuốt. Thức ăn ở dạng lỏng hơi sánh. Khi đưa vào miệng trẻ, trẻ sẽ có phản ứng ngậm miệng lại và nuốt. Khi trong nửa giai đoạn đầu này thì trẻ nên ăn 1 bữa/ ngày. Nửa sau giai đoạn tăng 2 bữa/ ngày. Vì trẻ chỉ nuốt chửng nên thức ăn phải lỏng để trẻ dễ nuốt. Nửa đầu giai đoạn thức ăn loãng và sánh hơn sữa một chút, nửa sau thức ăn vẫn mịn nhưng hơi đặc lại như sữa chua. Cháo trắng 1:10 được nghiền mịn hoặc rây mịn, sau đó các mẹ làm loãng bằng nước để trẻ dễ tiếp nhận nhất. Bắt đầu từ 1 thìa 15ml, ngày 1 bữa và những ngày sau khi trẻ đã quen thì tăng dần lượng lên. Bắt đầu cho trẻ làm quen với 1 thìa 15ml cá (thành phẩm), khi trẻ đã quen thì tăng dần lượng lên. Cách chế biến: luộc miếng cá (5g) miết vào bàn mài đinh cho cá tơi ra như ruốc; cho chút nước dashi hoặc nước luộc cá vào (15-30ml); hòa chút xíu bột năng với nước theo tỉ lện 1 bột 2 nước. đun sôi hỗn hợp cá lên, đổ từ từ bột năng vào quấy đều cho hỗn hợp sánh lại. Lưu ý ñộ loãng chỉ như sữa chua chứ không được đặc và quánh quá. Cho trẻ làm quen từ 1 thìa 15ml (thành phẩm), khi trẻ đã quen thì tăng dần lượng lên. Cách chế biến: Dùng thìa đánh tan đậu phụ (10-15g), cho chút xíu nước hoặc nước dashi (15-30ml) vào đun sôi, hòa bột năng với nước theo tỉ lệ 1 bột 2 nước và đổ từ từ vào nồi đậu. Yêu cầu độ sánh như sữa chua là được. Ví dụ: sữa chua bắt đầu tập cho trẻ từ 1 thìa 15ml rồi tăng dần lượng lên khi trẻ đã quen. Luộc chín trứng bóc tách lấy lòng đỏ. Tập cho trẻ ăn từ 15ml (thành phẩm). Cách chế biến: Luộc chín trứng, lấy 1/3-1/2 lòng đỏ miết hoặc rây mịn trứng. Hòa trứng với chút xíu nước dashi hoặc nước củ quả thành hỗn hợp sền sệt với ñộ loãng hơn sữa chua một chút. Trứng nên ñể ở giai đoạn nửa sau tức là khi trẻ được 6 tháng và tập dần ít một để thử phản ứng dị ứng. Chưa ăn Cho trẻ làm quen mỗi loại rau củ từng tí một, bắt đầu từ 1 thìa 15ml thành phẩm sau tăng dần lượng lên. Cách chế biến: Củ quả luộc nhừ rây mịn và làm loãng nếu cần thiết bằng chính nước luộc hoặc nước dashi, nước củ quả. Nửa sau giai đoạn vẫn nghiền nhuyễn nhưng bớt nước đi cho củ quả quện lại một chút.
2 (7 – 8 tháng) 2 bữa/ngày Lưỡi của trẻ có phản xạ đẩy thức ăn lên xuống giữa vòm hàm trên và dưới sau đó đẩy thức ăn về phía sau để nuốt. Vì vậy thức ăn ở giai đoạn này cần được nấu mềm nhừ sao cho lưỡi có thể kết hợp với vòm hàm trên để nghiền thức ăn một cách dễ dàng. Để cho lưỡi của trẻ dễ dàng nghiền nát thức ăn thì thức ăn ở nửa đầu giai đoạn này vẫn cần ở dạng sền sệt và mềm. Ví dụ nếu luộc củ quả thì phải luộc nhừ sao cho mẹ có thể dùng 2 đầu ngón tay nhẹ nhàng bóp nát. Ở nửa giai đoạn sau thì các mẹ bớt sền sệt đi và thức ăn ở dạng có hình thái hơn nhưng vẫn phải mềm và nhừ để trẻ dễ dàng dùng lưỡi nghiền nát thức ăn. Nửa đầu giai đoạn cháo 1:7 nguyên hạt 50g (nếu mẹ thấy ñặc có thể làm loãng ra theo khả năng ăn của con). Nửa sau giai đoạn cháo 1:5 nguyên hạt và mẹ có thể làm loãng theo khả năng ăn của con (80g) Nửa đầu Giai đoạn 10g cá. Nửa sau giai đoạn 15g cá. Cách chế biến: Cá luộc lên và miết tơi ra trên bàn mài đinh khi miếng cá còn nóng. Có thể nấu cùng với củ quả rây nhuyễn và cuối cùng làm sánh lại bằng bột năng. Cá hồi, cá ngừ, cá thịt trắng ăn được ở giai đoạn này Nửa đầu giai đoạn 30g/ bữa. Nửa sau giai đoạn 40g/ bữa. Cách chế biến: Thái hạt lựu nhỏ như hạt đỗ xanh, nấu cùng củ quả hoặc nấu không với nước dùng, cuối cùng làm sánh bằng bột năng. Nửa đầu giai đoan 50g/ bữa. Nửa sau giai đoạn 70g/ bữa. Nửa đầu giai đoạn: 1 lòng đỏ trứng luộc. Nửa sau giai đoạn 1/3 quả trứng luộc hoặc đánh lên. Nếu là trứng cút thì khoảng 3 quả trứng cút/ bữa. Bắt đầu từ lườn gà. Cho bé làm quen bắt ñầu từ 1 thìa 15ml thành phẩm. Khi trẻ đã quen thì nửa đầu giai đoạn là 10g/ bữa. Nửa sau giai đoạn là 15g/ bữa. Cách chế biến: Băm nhuyễn thịt, hòa thịt với nước lạnh rồi đun lửa nhỏ. Có thể nấu cùng rau củ quả và cuối cùng làm sánh bằng bột năng. Thịt lườn gà, thịt ức gà ăn được ở giai đoạn này. Nửa đầu giai đoạn 20g/ bữa. Củ quả luộc lên dùng dĩa (nĩa) dầm rối. Nửa sau giai đoạn 30g/bữa, củ quả thái hạt lựu to như hạt đỗ đen luộc nhừ.
3 (9 – 11 tháng) 3 bữa/ngày Lưỡi của trẻ bắt đầu có phản xạ đưa thức ăn sang hai bên trái và phải, đồng thời hàm bắt đầu có phản xạ nhai. Vì thế thức ăn lúc này được lợi của trẻ nghiền. Giai đoạn này rất quan trọng, thức ăn không được quá mềm hoặc quá bé làm trẻ nuốt chửng nhưng cũng không được quá cứng hoặc quá to làm trẻ stress mà mất đi thú vui nhai của mình. Độ mềm tham khảo là mềm như chuối, kích thước to như hạt đậu đỏ là được. Cháo 1:5 90g/bữa hoặc cháo 1:3 60g/ bữa. Giai đoạn sau cơm nát 80g/ bữa. Giai đoạn đầu và sau đều 15g/ bữa. Cách chế biến: Miếng cá được ướp với một ít muối và dùng bơ rán mềm lên. Mẹ xé miếng nhỏ hoặc đánh tơi cho bé thử tập nhai. Nửa sau giai đoạn mẹ có thể lăn miếng cá qua 1 lớp bột mỳ rồi nướng hoặc xào mềm cho bé ăn. Vì giai đoạn này bé tập nhai rất tốt nên trong mỗi bữa mẹ nên có 1 món mới cho bé tập nhai, 1-2 món khác vẫn giữ nguyên ñộ thô hàng ngày giúp bé có hứng thú với bữa ăn hơn. Ngoài ra thời gian này nhiều bé thích thú với món ăn bốc tay. Các loài giáp xác như Hàu, sò điệp, hến, lươn, ếch…các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn từ giai đoạn này. Giai đoạn đầu và sau 45g/bữa. Cách chế biến: Đậu phụ thái hạt lựu to bằng hạt đậu đỏ có thể xào với bơ và xì dầu hoặc nấu củ quả cho bé. Nếu bé chưa thích nghi mẹ vẫn có thể dùng bột năng làm sánh. Nửa đầu giai đoạn và nửa sau giai đoạn 80g/ bữa. 1/2 quả trứng/ bữa 15g/ bữa. Thịt bò, thịt đùi gà, gan gà bắt đầu ăn từ giai đoạn này Nửa đầu giai đoạn 30g/ bữa. Nửa sau giai đoạn 40g/ bữa.Củ quả thái to hơn giai đoạn trước hoặc bắt đầu thái hình que các hình thù đa dạng để bé tập dùng răng trước cắn thức ăn.
4 (1 tuổi – 18 tháng) 3 bữa/ngày Lưỡi của bé đã di chuyển thuần thục theo ý muốn. Răng của bé đã có phản xạ nhai tốt, lực cắn cũng mạnh hơn. Thức ăn nên được làm với nhiều hình dạng đa dạng với độ cứng đa dạng để bé tập cắn và luyện tập nhai. Nửa đầu giai đoạn cơm nát 90g/ bữa. Nửa sau giai đoạn cơm 80g/ bữa Nửa đầu giai đoạn cá 15g/ bữa. Nửa sau giai đoạn cá 20g/ bữa. Cách chế biến: Cá thái hạt lựu lăn qua bột mỳ rán ròn, hoặc kho mềm. 100g/ bữa Nửa đầu giai đoạn 1/2 quả/ bữa. Nửa sau giai đoạn 2/3 quả/ bữa hoặc 4 quả trứng cút/ bữa. Nửa đầu giai đoạn 15g/bữa. Nửa sau giai đoạn 20g/bữa. Thịt lợn, tôm mực, cua bắt đầu ăn ở giai đoạn này. Nửa đầu giai đoạn 40g/bữa, nửa sau giai đoạn 50g/ bữa.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về thực hành ăn dặm kiểu Nhật trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ.