Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da cho virus VZV (virus Varicella Zoster) gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và nếu không được kiểm soát kịp thời thì có thể bùng phát thành dịch.
Dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ
Dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh thủy đậu và các dấu hiệu nhận biết chi tiết và cụ thể như sau:
– Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 – 20 ngày và đây là thời gian người bệnh nhiễm virus. Tuy nhiên mọi người sẽ khó nhận biết bệnh trong giai đoạn này vì những biểu hiện của bệnh chưa được rõ nét.
– Giai đoạn khởi phát: Người bệnh có những biểu hiện như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu.
– Giai đoạn toàn phát: Đến giai đoạn này cơ thể sẽ xuất hiện những nốt rạ tròn nhỏ, xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.
– Giai đoạn hồi phục: Các nốt mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy sau khoảng 7-10 ngày phát bệnh. Trong giai đoạn này các mẹ cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ các nốt thủy đậu để không bị nhiễm trùng. Mọi người có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị sẹo, trị thâm để tránh để lại sẹo rỗ trên da.
Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?
Virus Varicella Zoster là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Hiện nay đa số các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước. Bên cạnh đó việc sử dụng chung với các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh.
Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ như thế nào?
Điều đầu tiên khi điều trị bệnh thủy đậu tại nhà đó là bố mẹ nên cho trẻ mặc đồ rộng rãi, chất liệu mềm và thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước. Bên cạnh đó, để tránh các mụn thủy đậu lây lan ngày càng nhiều trên da bé thì mọi người nên cắt móng tay cho trẻ thật sạch sẽ, có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ để trẻ không gãi lung tung.
Cách ly trẻ từ 7-10 ngày từ khi phát bệnh đến lúc các nốt mụn nước khô để tránh lây truyền bệnh sang cho người khác. Nên cho trẻ nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời và hạn chế ra ngoài gió để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Đối với các nốt mụn thủy đậu đã vỡ, dùng dung dịch xanh Methylen để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ sau đó dùng dung dịch xanh Methylen để bôi lên các nốt mụn để mụn khô lại.
Một điều mà các mẹ cũng cần lưu ý trong khi bé bị thủy đậu đó chính là chế độ ăn uống. Các mẹ cần tránh những món chứa nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán; đồ ăn cay nóng cũng như các loại trái cây có tính nóng như mận, vải, nhãn…và nhóm thực phẩm làm từ bơ sữa như: phô mai, kem, sữa, bơ,…bởi khi trẻ đang bị thủy đậu sẽ làm cho da tiết ra nhiều dầu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lan rộng.