Phát triển con từ các hoạt động vui chơi là một trong những cách hữu hiệu mà các mẹ Việt áp dụng thành công để dạy con. Hãy Cungconlonkhon.com học mẹ Nhật bí quyết để phát triển từ các hoạt động vui chơi.
Chơi đồ chơi và dọn dẹp
Trẻ dưới 1 tuổi thường không chơi được một món đồ nào quá 5 phút. Khi đó không phải cứ để trẻ thích chơi cái nào lại lấy thêm ra, mà phải cất cái cũ đi rồi mới được lấy cái mới. Trẻ đến hơn 3 tuổi mới bắt đầu dạy dọn dẹp thì sẽ không thể dạy được và mẹ sẽ luôn luôn phải làm hộ trẻ.
Hãy coi dọn dẹp là một quy định.
Có thể quy định là món đồ này thì phải để ở chỗ này và yêu cầu trẻ thực hiện, còn để dọn dẹp sạch sẽ hoàn toàn thì trẻ chưa thể làm được. Lúc đầu mẹ hãy giúp đỡ trẻ. Khi được 3 tuổi, hãy để trẻ tự mình làm toàn bộ. Hãy làm một cái giá để đồ chơi, chia thành các ô, trên đó dán các miếng giấy để đánh dấu. Các đồ chơi cùng loại thì sẽ để cùng một khu vực.
Mỗi ngày cho trẻ ra ngoài chơi hai lần
Hàng ngày, hãy cho trẻ được ra ngoài vào buổi sáng và buổi chiều. Bên ngoài có không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên rất tốt cho sự phát triển tâm hồn và thể chất của trẻ. Hãy tránh xa những chỗ đông người.
Khi đi ra ngoài sẽ nhìn thấy rất nhiều thứ, hãy lấy đó làm để tài để nói chuyện với con, càng phong phú càng tốt.
Chơi ở ngoài là rất cần thiết
Khi trẻ được chơi bên ngoài cùng bạn bè, tự nhiên sẽ hiểu ra nhiều điều về cách chơi với bạn. Trẻ chỉ ở nhà sẽ không biết cách hòa nhập. Vì vậy, cho dù sẽ có khá nhiều vấn đề, nhưng hãy cứ cho trẻ được ra ngoài gặp các bạn.
Trên cơ sở cho trẻ con tiếp xúc với nhau, hãy cho con quan sát các trẻ khác chơi ván trượt, chơi xích đu… Sắp xếp để khi đi dạo có thể làm được những việc đó.
Cho trẻ 1 – 2 tuổi chơi cùng với trẻ lớn hơn
Trẻ được hơn 1 tuổi hãy cho đến công viên thiếu nhi để tiếp xúc với các trò chơi ván trượt, xích đu, nhặt đá, chạy, đu xà, leo cầu thang, nhảy lò cò…Thời kỳ này, nếu trẻ giao lưu với các bạn không ngoan sẽ bị thiệt thòi. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý chọn bạn cho con, nếu có thể thì hãy cho con chơi với những trẻ lớn hơn một chút và đã có ý thức tốt, tránh xa những trẻ chưa tốt.
Điều này không ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập với các bạn khi vào tiểu học. Trẻ 2 tuổi vẫn còn khá nhút nhát nhưng đến 4, 5 tuổi sẽ thay đổi và biết cách hòa đồng hơn.
Chơi tập thể từ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi nhìn chung vẫn chưa biết cách chơi cùng các bạn, nếu có ngồi cùng nhau cũng sẽ tự mình chơi theo kiểu của mình là chính. Tầm 3 tuổi trẻ mới có thể cùng chơi với nhau. Như vậy không có nghĩa là trẻ 2 tuổi không thể giao lưu với các bạn, ngược lại, cần phải để trẻ gặp gỡ nhau thì đến 3 tuổi trở ra mới có thể hòa nhập. Tốt nhất là cho trẻ được gặp các trẻ lớn hơn, nếu không chơi cùng thì cũng là để quan sát xem các trẻ lớn chơi như thế nào.
Bắt đầu chơi với một, hai đứa trẻ
Tập thể là rất cần thiết,nhưng nếu ngay từ đầu cho trẻ tiếp xúc với nhiều bạn, có thể trẻ sẽ sợ hãi. Vì vậy, hãy bắt đầu với một, hai đứa trẻ gần nhà. Ban đầu mẹ không được để mặc trẻ chơi một mình, mẹ hãy ngồi cùng và hai mẹ con chơi với nhau. Sau một thời gian, trẻ sẽ quen dần và có thể hòa nhập.
Trước khi cho con đến trường
Trẻ xích mích với các bạn là điều không tránh khỏi. Thông qua đó, trẻ sẽ học được cách nhường nhịn và cách chấp nhận. Sau khi con khóc, hãy khen ngợi sức chịu đựng của con. về nguyên tắc, không được xen vào khi trẻ con cãi nhau, nhưng đó là sau khi con vào học,tức là về cơ bản đã biết suy nghĩ theo cách của mình. Hiện tại, nếu bị bắt nạt, trẻ sẽ sợ bạn, sẽ không thể chơi với bạn, dần dần trở nên xa lánh mọi người. Bởi vậy, giai đoạn này vẫn rất cần sự kiểm soát của mẹ. Nên để con chơi với những bạn hiền lành và biết nhường nhịn.
Ngoài ra, trẻ giật tóc bạn, đánh vào đầu bạn là biểu hiện của việc bất mãn vì không
được làm theo ý mình, thường là do bị mẹ tức giận, mắng mỏ mà ra. Để giải quyết vấn đề này, hãy:
- Ôm con trong 8 giây, để con có tâm lý thoải mái trở lại.
- Không trừng phạt bằng cách đánh trẻ.
- Dùng phương pháp ám thị 5 phút trước khi ngủ.
Khi trẻ nói bậy
Trẻ con thường học rất nhanh những từ ngữ bậy. cần phải nghiêm khắc với việc này. Phải chỉ rõ cho trẻ biết rằng nói như thế là không ngoan, con không được phép dùng từ đó. Chắc chắn con sẽ hiểu được.
Khi trẻ lấy đồ chơi của bạn hay bị bạn lấy đồ chơi
Lấy đồ của người khác là không tốt. Ngược lại để người khác lấy đồ cũng không tốt. Trẻ đã làm sai thì hãy nói cho trẻ hiểu. Như vậy, trẻ sẽ biết phải lấy lại đồ chơi của mình. Nếu chỉ đứng nhìn và không làm gì cả, trẻ sẽ trở nên yếu đuối.
Khi bị bạn xô đẩy
Trẻ thay đổi trong quá trình trưởng thành. Có lúc, trẻ bị bạn xô đẩy, có lúc trẻ lại xô đẩy người khác. Dù thế nào thì đó cũng là không tốt. Hãy dạy con mình và cả trẻ khác như thế.
Trẻ không thích chơi với bạn
Nếu trẻ không thích chơi với bạn, chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó. Hãy tìm hiểu để khắc phục tình trạng này.
Có một cậu bé 2 tuổi, được gửi ở một trường mẫu giáo có rất nhiều trẻ khác. Cậu bé này trước đó rất ngoan ngoãn và vui vẻ, sau đó lại trở nên khó gần. Cha mẹ cậu được khuyên không cho cậu tới đó nữa. Cậu bé trở lại bình thường. Một năm sau, cậu lại được đến một nhà trẻ khác và đã rất vui vẻ.
Môi trường đối với trẻ nhỏ rất quan trọng. Hãy để trẻ được ở trong một môi trường thật tốt.
Thời gian chơi một mình cũng quan trọng
Trẻ cũng cần phải có thời gian để chơi một mình. Nếu mẹ cứ ở bên trẻ suốt cả ngày sẽ làm trẻ mất đi tính sáng tạo.Vì thế, mẹ hãy tạo cơ hội để con được tự chơi. Ví dụ như khi mẹ làm việc nhà, con có thể chơi một mình.
Chơi một mình cũng là cách để con biết chấp nhận. Chấp nhận được những việc nhỏ nhặt thì mới không trở thành người ích kỷ.
Khi trẻ tự chơi thì mẹ không được gọi. Nếu bị gọi, trẻ sẽ chuyển hướng tập trung sang mẹ và không chịu chơi một mình nữa.
Trẻ không thể tự chơi
Trẻ không thể tự chơi một mình, chỉ biết ngồi mút ngón tay là rất gay go. Khi ấy phải cho trẻ ra ngoài thật nhiều, để cho trẻ được vận động, vận động đến mức mệt nhoài và tối ngủ thật ngon. Dần dần trẻ sẽ trở nên tích cực.