Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai và xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy  cha mẹ cần cập nhật thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ để tránh những biến chứng về sau.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Hình ảnh minh họa cấu tạo của tai

Một số dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ

  • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C, thân nhiệt của bé tăng lên.
  • Các mẹ có thể chú ý tới mũi của bé, khi chất dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé. Và khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa có khả năng tăng cao hơn.
  • Bé hay dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy
  • Kém phản ứng với âm thanh
  • Một dấu hiệu khác khi trẻ bị viêm tai giữa là mắt của bé sẽ đổ ghèn. Khi bạn thấy bé vừa bị cảm lạnh vừa bị ghèn ở mắt, bạn có thể nghĩ đến khả năng bé bị viêm tai giữa. 

Bện viêm tai giữa ở trẻ

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển

Nếu nghe tạm thời hoặc vĩnh viễn kém ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, có thể dẫn đến làm trẻ bị chậm nói, do không nghe rõ người khác nói nên trẻ không thể học nói được, có thể chậm nói, câm hoặc dẫn đến chậm phát triển của trí não trẻ.

Lây lan sang các bộ phận khác do nhiễm trùng

Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm thì nó sẽ lây lân nhiễm trùng sang các bộ phận xung quanh. Có trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng tai giữa lây lan đến các mô khác trong hộp sọ bao gồm cả bộ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Khả năng trẻ bị khiếm thính

Viêm tai giữa dẫn tới việc nghe rất là khó, ngoài đau tai thì còn bị ù, không nghe rõ đối phương nói gì và thường âm thanh tiếp nhận quá to thì tai bạn rất đau và nhức. Nếu chữa trị không kịp thời hay viêm tai dai dẳng nhiều lần có thể gây vĩnh viễn mất thính giác.

bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ – Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng bú mẹ trong một thời gian dài làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.

Kiểm soát dị ứng – nếu bạn nghĩ dị ứng góp phần khiến bé bị chảy nước mũi và sau đó là nhiễm trùng tai thì nên áp dụng các biện pháp làm giảm tình trạng dị ứng của trẻ. 

Cho bé bú ở tư thế dựng cao – cho bé bú ở tư thế nằm có thể khiến sữa kích thích vòi Eustach, góp phần gây nhiễm trùng tai.

Vệ sinh mũi – khi bé bắt đầu chảy nước mũi và có các biểu hiện cảm, cố gắng làm vệ sinh mũi đúng cách (nhỏ nước muối sinh lý vào mũi và hút cho sạch). 

Tránh khói thuốc lá – có bằng chứng rõ ràng rằng khói thuốc kích thích đường mũi của trẻ, dẫn tới rối loạn chức năng vòi Eustache. 

Ăn nhiều rau quả tươi – điều này làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp chiến đấu với nhiễm trùng.