Chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm ăn dặm cho bé như thế nào là hợp lý và an toàn cho sức khỏe của bé. Mọi người hãy cùng Cungconlonkhon tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây:
Chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé
1) Vệ sinh nhà bếp
Dưới đây là một số chú ý các mẹ cần lưu ý khi vệ sinh bếp:
- Rửa sạch thau rổ, chảo và chén bát, muỗng trong nước xà phòng ấm. Sau đó để ráo chứ không sử dụng khăn lau khô.
- Rửa rau và trái cây dưới vòi nước lạnh đang chảy.
- Sử dụng thớt riêng biệt, đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá và đối với các loại trái cây…thì các mẹ nên sử dụng những loại thớt khác nhau (nếu mẹ chỉ có một cái thớt thôi thì phải nhớ rửa sạch trước khi chuyển từ loại thực phẩm này sang thực phẩm khác). Các mẹ nên sử dụng thớt bằng nhựa hoặc thủy tinh là tốt nhất để đảm bảo vệ sinh.
- Cho thức ăn vừa mới nấu vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ phòng sau thời gian này.
2) Cách chuẩn bị
Có 4 phương pháp nấu ăn cơ bản dưới đây:
- Hấp
- Luộc
- Nướng
- Lò vi sóng
Vậy, phương pháp nào tốt nhất có thể áp dụng để nấu ăn cho bé?
Phụ thuộc một phần vào loại thực phẩm mẹ nấu – ví dụ, rất đơn giản: Nướng khoai lang không cần gọt vỏ.
Hấp là cách tốt nhất để giữ lại các chất dinh dưỡng của thực phẩm. Thậm chí, vừa nấu cơm cho cả nhà các mẹ cũng có thể vừa bỏ thức ăn của bé vào hấp cùng.
Nếu các mẹ chọn cách Luộc, hãy sử dụng rất ít nước và giữ lại phần nước luộc sau khi thức ăn đã chín. Mẹ có thể sử dụng nước luộc làm loãng thức ăn – nếu các chất dinh dưỡng bị tan vào nước trong quá trình đun sôi, mẹ có thể đem chúng trở lại thức ăn của bé.
Dùng Lò vi sóng nấu ăn cũng bảo tồn được chất dinh dưỡng trong thực phẩm, nhất là đối với những thực phẩm chín nhanh và chỉ cần 1 ít nước. Một số người không thích sử dụng lò vi sóng – nếu mẹ là một trong số họ, thì tất nhiên nên chọn một phương pháp khác. Ví dụ như đối với 1 bậc cha mẹ có 5 đứa con thì lò vi sóng lúc này rất hữu ích vì nó giúp hâm nóng thức ăn một cách nhanh chóng và đơn giản.
3) Nấu cháo
Các tỉ lệ nấu cháo các mẹ có thể tham khảo 1:10, 1:7, 1:5, cơm nát từ gạo, từ cơm hay dùng nồi vi sóng. Tỉ lệ gạo/cơm : nước cụ thể như sau:
Nấu từ gạo | Nấu từ cơm | Nấu bằng lò vi sóng | |
Cháo tỉ lệ 1:10 | 1 gạo:10 nước | 1 cơm:4 nước | 1 cơm:4 nước |
Cháo tỉ lệ 1:7 | 1 gạo:7 nước | 1 cơm:3 nước | 1cơm:3 nước |
Cháo tỉ lệ 1:5 | 1 gạo:5 nước | 1 cơm:2 nước | 1cơm:2 nước |
Cơm nát | 1 gạo:2 nước | 1 cơm:1 nước | 1cơm:1 nước |
Nấu cháo từ gạo
Cho gạo và nước theo đúng tỉ lệ vào nồi đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, đạy nắp nồi và ninh trong vòng khoảng 20 phút. Sau đó tắt lửa, đạy kín nắp và ủ thêm khoảng 10 phút.
Nấu cháo từ cơm
Cho cơm và nước theo đúng tỉ lệ vào nồi, đun sôi, đậy nắp nồi, vặn nhỏ lửa ninh trong khoảng 10 phút. Sau đó tắt lửa, đạy kín nắp và ủ thêm khoảng 10 phút.
Nấu cháo bằng lò vi sóng
Cho cơm và nước theo đúng tỉ lệ vào dụng cụ dùng trong lò vi sóng, bọc màng bọc rồi quay trong lò vi sóng khoảng 1 phút.
Nấu cháo từ bình phích
Phích ủ cháo (chọn loại miệng rộng cho dễ vệ sinh-phích mình dùng của loại mang theo đi du lịch cho bé sau này hết giai đoạn ăn cháo dùng đựng nước nóng cho bé). Ngâm gạo trước 30p, nấu nước đun sôi trên bếp đổ vào theo tỉ lệ ủ 8-10h sáng ra có cháo cho con.
4) Chế biến rau, củ
Đối với chế biến rau, củ thì các mẹ có thể sử dụng rây hoặc cối, chày để làm nhuyễn dễ dàng hơn.
5) Chế biến đậu hũ
Đối với đậu hũ giai đoạn 1 các mẹ có thể dùng rây. Các giai đoạn sau xắt nhỏ theo độ thô của bé.
6) Chế biến cá
Cá ở giai đoạn 1 thì các mẹ có thể cấp đông sống, dùng bàn mài, mài nhỏ rồi chế biến. Khi tăng độ thô của cá, ngay sau khi hấp chín, gỡ thịt cá còn nóng cho vào cối dằm nhuyễn. Khi bé lớn hơn, chế biến cá theo độ lớn từng giai đoạn.
Nếu muốn cá ít tanh thì các mẹ nên hấp với vài lát gừng hoặc có thể nấu cùng phomai cũng có thể khiến mùi tanh mất đi. Khi bé bước vào giai đoạn 3, các mẹ có thể phi dầu với hành tỏi cho thơm rồi xào cá để bớt mùi tanh.
7) Chế biến thịt gà/heo
Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ chuyển sang băm nhỏ thịt. Các mẹ có thể vo viên để giúp bé tập nhai. Khi làm món thịt viên để thịt mềm, mẹ cho vào thêm trứng, bột năng, củ hành tây trộn lẫn. Khi bé ăn được mỡ thịt, mẹ xay thịt có lẫn mỡ sẽ giúp thịt mềm, dễ ăn.
Cách lưu trữ thức ăn cho bé
Nếu mẹ chỉ làm một lượng nhỏ thức ăn, mẹ có thể đặt nó vào 1 lọ/hũ kín hơi và lưu trữ nó trong ngăn mát tủ lạnh. Không đặt ở cánh cửa tủ lạnh (nhiệt độ bị thấp hơn). Luôn luôn lưu trữ thức ăn trên các kệ. Nếu lưu trữ số lượng lớn thực phẩm thì hãy dùng tủ đá. Biểu đồ lưu trữ thức ăn dưới đây cho thấy khoảng thời gian mà mẹ có thể lưu trữ một cách an toàn cho từng loại thực phẩm.
Loại thực phẩm | Ngăn mát | Ngăn đá |
Rau củ đã nấu | 2 – 3 ngày | 1 – 3 tháng |
Thịt | 1 ngày | 1 – 2 tháng |
Hỗn hợp thịt, rau củ | 1 – 2 ngày | 3 – 4 tháng |
Lòng đỏ trứng | 1 ngày | 1 – 2 tháng |
Lưu ý: Thực phẩm đông lạnh được giữ quá lâu có thể nhìn vẫn bình thường, nhưng sẽ bị mất một số hương vị và giá trị dinh dưỡng. Nếu tủ lạnh đang hoạt động hiệu quả, hầu hết các loại thức ăn cho bé có thể sử dụng đến 3 tháng.
Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng sử dụng thức ăn cho bé trong vòng 1 tháng, trước khi hương vị của thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của nó có thể bắt đầu suy giảm. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho thực phẩm đông lạnh, mẹ hãy đặt nó ở phần lạnh nhất của tủ lạnh.