Cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói là một quá trình đòi hỏi không chỉ sự kiên nhẫn mà còn cần sự thấu hiểu và tính khoa học. Quá trình này cần từng bước cơ bản đến nâng cao, ngay từ khi con trong bụng mẹ hoặc ít nhất là ngay từ khi con vừa ra đời. Vậy dạy trẻ 1 tuổi tập nói như thế nào để hiệu quả nhất, Cungconlonkhon.com mời mẹ tham khảo bí quyết sau đây nhé!

Làm thế nào nếu bạn đã từ bỏ qua thời kì co bản đầu tiên từ trong bụng mẹ?

Nhiều lời khuyên rằng bạn nên giao tiếp với con ngay từ khi con còn trong bào thai, đây là giai đoạn nền tảng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế khái niệm dạy con từ trong bụng mẹ để phát triển ngôn ngữ không phải quen thuộc với tất cả mọi bố mẹ. Có rất nhiều người đã bỏ lỡ giai đoạn nền tảng này.

Nếu, bạn cũng nằm trong số những bố mẹ đã lỡ mất giai đoạn nền tảng đầu tiên, để dạy con về ngôn ngữ, chuẩn bị cho việc phát ra thành âm thanh sau này, bạn cũng đừng lo lắng, vì mọi thứ đều có thể bổ sung, ở thời kỳ thứ 2 từ sơ sinh cho đến 1 tuổi này.

Vậy trong giai đoạn 1 tuổi, mẹ cần chuẩn bị những gì để cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói có hiệu quả nhất?

Nắm rõ những cột mốc quan trọng của trẻ trong việc học nói diễn ra ở 3 năm đầu đời:

Giai đoạn mới sinh: Bé sẽ nhăn mặt, khóc, vặn vẹo người là thể hiện cảm xúc, nhu cầu thể chất, sợ hãi, thất vọng…Đây được xem là ” tiếng nói” đầu tiên của trẻ mà mẹ cần học cách lắng nghe, hiểu tiếng nói này của con, nhằm hiểu con hơn.

Giai đoạn 3 tháng tuổi: Con lắng nghe giọng nói của bạn, quan sát để nhận diện cảm xúc trên khuôn mặt bạn để hiểu thông tin. Và từ đây, con sẽ bắt đầu có những phản ứng giao tiếp đầu tiên một cách cụ thể hơn. Tiếng nói của bé lúc này vẫn là cảm xúc và mẹ khi hiểu, sẽ hoàn toàn nắm bắt được dễ dàng. Con và mẹ có thể giao tiếp cùng nhau, cũng như, mẹ có thể bắt đầu quá trình dạy trẻ chuẩn bị cho giai đoạn tập phát âm.

Giai đoạn này con và mẹ đã có thể giao tiếp cùng nhau

Giai đoạn 6 tháng tuổi: Con bắt đầu bập bẹ, phát âm một số từ như “ba-ba”, “da-da”, “a-a”. Những từ được trẻ phát âm đầu tiên này là tiền đề cho việc phát âm những chuỗi từ phức tạp hơn sau đó.

Tuy nhiên, chuỗi từ mà trẻ phát âm được trong giai đoạn này thường là những chuỗi âm tiết ngẫu nhiên mà không có ý nghĩa cụ thể, cũng như trẻ không thực sự hiểu âm mình phát ra.

Có thể coi, giai đoạn 6 tháng – 8 tháng của trẻ là giai đoạn trẻ thử bật âm tiết ra khỏi cổ họng của mình vậy.

Giai đoạn 9 tháng tuổi: Lúc này con đã sang một trang mới trong việc phát âm và hiểu. Trẻ có thể hiểu một số từ cơ bản như “không”, “tạm biệt”, “bye bye”. Việc phát âm tiết hoặc tạo âm thanh của trẻ cũng diễn tiến trong một phạm vi rộng hơn.

Giai đoạn 12 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, hầu hết các bé đều đã nói được một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”,…Trẻ có thể hiểu được nhiều cụm từ hơn ví dụ như bạn yêu cầu con làm gì đó, hoặc ngăn cản bé làm gì đó, con hoàn toàn hiểu mệnh lệnh hay câu cảm thán của bạn.

Chẳng hạn, bạn nói “đừng nghịch cái đó con”, trẻ sẽ dừng lại và nhìn bạn, vì trẻ hiểu điều bạn yêu cầu. Hay, khi con cầm chiếc đũa trên bàn ăn và nghịch, bạn yêu cầu “bỏ xuống cho mẹ!”, “con không được nghịch cái này, nguy hiểm đấy!” trẻ sẽ bỏ xuống vì hiểu được những câu mệnh lệnh đơn giản đó của bạn.

Từ giai đoạn này trở đi, mẹ sẽ thấy sự tiến bộ rất rõ của trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp bằng lời nói.Con sẽ xâu chuỗi được vài từ trong cụm từ ngắn, hoặc hiểu và diễn đạt ý mình bằng các từ đơn hoặc 2-3-4 từ có nghĩa.

Cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói đạt hiệu quả

Quan sát

Qua sát là yếu tố cực kì quan trọng. Vì trẻ ở độ tuổi này chưa thể diễn đạt được ý muốn của bản thân hay quan điểm của con trong giao tiếp hay sinh hoạt, nên quan sát kỹ càng để hiểu trẻ, từ đó có thể xây dựng những cuộc đối thoại, giao tiếp hiệu quả. Nhờ vậy, bạn hiểu trẻ hơn, con cũng có được cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân. Đây chính là yếu tố cần thiết, để khích lệ con nỗ lực tập nói.

Mẹ hãy quan sát để hiểu được ý muốn của con

Việc quan sát và phản ứng nhẹ nhàng của bạn như mỉm cười, giao tiếp bằng mắt, trả lời con để khuyến khích trẻ từ việc giao tiếp không lời thành những cuộc nói chuyện có ngôn từ được phát ra sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Lắng nghe

Lắng nghe tiếng bập bẹ của bé, mẹ hãy lặp lại âm thanh tương tự để giao tiếp cùng con. Cũng như bạn hãy tạo ra hay phát âm những âm đơn giản và khích lệ con lặp lại. Hãy thật kiên nhẫn, dành thời gian và cơ hội để trẻ có thể “nói chuyện” với bạn theo cách này, con sẽ dần tiến bộ hơn đấy mẹ ạ.

Khen ngợi trẻ

Dù là nỗ lực nhỏ nhất, việc khen ngợi hay tán thưởng con ngay cả khi bạn chẳng hiểu trẻ “nói gì” là cách giúp bé học được “sức mạnh” của lời nói.

Làm gương

Trẻ rất thích nghe giọng nói của bố mẹ, những người thân gần gũi, đặc biệt là mẹ. Trẻ cũng rất chú ý và thích thú khi được nghe bố mẹ nói chuyện cùng nhau. Và từ những cuộc nói chuyện này, trẻ sẽ cố bắt chước để có thể nói chuyện cùng. Nên, vợ chồng bạn cùng những người thân hãy thường xuyên nói chuyện trước mặt trẻ, đồng thời cho trẻ tham gia vào cuộc nói chuyện, cũng như nói chuyện để dạy trẻ 1 tuổi tập nói .

Chú ý chi tiết, kỹ lưỡng

Nếu bé của bạn chỉ vào đĩa mì và muốn gây rối bởi muốn ăn, việc bạn nên làm là hãy làm dịu trẻ, chỉ vào mì và hỏi lại con ” con muốn ăn mì phải không?, “con muốn ăn thêm mì phải không?, và khi lấy mì cho con rồi, bạn cũng đừng quên hỏi trẻ “con có thích không?”, “mì với phô mai rất ngon phải không?”….Và qua một thời gian với thói quen này, bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự tiến bộ trong giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, phát âm từ ngữ lẫn phát triển cảm xúc đấy.

Kể chuyện

Hãy nói chuyện với trẻ và kể lể với trẻ dù là việc bạn làm những việc vặt. Khi tắm cho con bạn có thể hỏi trẻ “con có lạnh không?”, “con có muốn chơi cùng chú vịt con không?’, “giờ mẹ sẽ gội đầu với dầu gội thơm cho con nhé!”; hay khi thay quần áo cho trẻ bạn có thể nói “ồ con mặc chiếc áo này xinh quá!, “con có thích mặc quần này không?”, hoặc khi nấu đồ ăn cho con, bạn có thể kể cho bé nghe “đây là củ cà rốt này”, “củ cà rốt này màu gì vậy nhỉ!”, “à củ cà rốt này màu cam”, “con ăn cà rốt này tốt cho mắt này!”,….

Kiên nhẫn và nhẹ nhàng

Ngay cả khi bạn không thể hiểu trẻ nói gì, bạn hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì mà bạn nghĩ ra được liên quan đến điều trẻ nói và hỏi lại trẻ xem, đó có phải là điều trẻ muốn nói. Bạn cứ thử đi, chắc chắn bạn sẽ thấy, chính con cũng mang lại cho mình cơ hội để “phát triển” bản thân, trong việc tương tác với trẻ. Bạn sẽ không ít lần phải ngạc nhiên, khi việc bạn đoán, bạn hiểu lại chính xác điều con đang muốn biểu đạt đến thế.

Để dạy con tập nói mẹ hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng với con

Để con làm chủ trong các tình huống cần thiết

Đây là cách “trao quyền” cho con để con cảm thấy việc giao tiếp là một “trò chơi thú vị” mang tính hai chiều. Con nói bạn nghe và con nghe bạn nói. Con làm theo bạn và bạn làm theo trẻ để trẻ thêm phần hứng thú hơn, cố gắng hơn trong việc biểu đạt, để bạn hiểu trẻ, nhằm có một “cuộc chơi công bằng” trong giao tiếp và sử dụng ngôn từ để thể hiện bản thân.

Xem thêm>> 9 mốc phát triển quan trọng của bé từ 1 đến 2 tuổi mà mẹ cần lưu ý