Hiện nay có rất nhiều bố mẹ rất lo lắng làm cách nào để khi con đi tiêm phòng về sẽ bị sốt, quấy khóc, nhất là khi tiêm mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Để giúp các mẹ bớt lo lắng, sau đây Cungconlonkhon sẽ chia sẻ đến với mọi người các cách giảm đau sau khi tiêm phòng, tham khảo những thông tin dưới đây:
1. Mẹ uống nước lá tía tô hoặc ăn sống
Trước khi con đi tiêm phòng và sau khi con đi tiêm phòng về mẹ nên nấu một nắm lá tía tô để uống, hoặc mẹ mua lá tía tô về rửa sạch rồi ăn sống, sau đó cho con ti càng nhiều càng tốt.
Có nhiều mẹ thắc mắc là mình có uống nước lá tía tô và ăn lá tía tô nhưng con vẫn bị sốt. Đó là do mẹ uống lượng nước lá tía tô ít, không đủ để trị sốt cho con. Các mẹ nên uống nước lá tía tô trước khi con đi tiêm khoảng 1-2 ngày. Các mẹ có thể đun lên uống hoặc rửa sạch xay sinh tố ra uống.
Còn đối với trẻ bú bình thì mẹ xay lá tía tô ra lấy nước pha cùng với sữa cho con uống nhé.
2. Chườm mát chỗ tiêm
Một cách giảm đau sau khi tiêm phòng đó chính là các mẹ nên mặc quần áo thông thoáng thoải mái khi cho con đi tiêm và thường xuyên đo nhiệt độ cho con, lau mát người và chườm chỗ tiêm cho con bằng khăn mát. Không được dùng đá hay nước đá vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Các mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt để hạ thân nhiệt cho con nhưng không khuyến khích lạm dụng miếng dán. Mẹ có thể dùng khăn sữa của con để chườm mát cho con thay cho miếng dán hạ sốt.
3. Đắp khoai tây
Sau khi con tiêm phòng mẹ có thể đắp lên vết tiêm của con 1 lát khoai tây mỏng. Nếu miếng khoai tây bị khô thì mọi người có thể thay lát khác cứ thế 3-4 lần là con dịu chỗ tiêm. Lưu ý là các mẹ cần phải đảm bảo khoai tây có nguồn gốc rõ ràng, không dư lượng hóa học, không thuốc trừ sâu.
4. Lòng trắng trứng gà
Cũng giống như khoai tây, các mẹ chỉ cần dùng 1 ít lòng trắng trứng gà đắp lên vết tiêm. Lớp lòng trắng khô lại mom bóc ra bôi lớp khác lên, 3 – 4 lần là con sẽ hết đau chỗ tiêm. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lạm dụng cách làm này.
5. Dùng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ bị sốt trên 38.5 độ mẹ hãy con con uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng mà các bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, các mẹ cho con uống nước hoặc bú thật nhiều để tránh việc con bị mất nước do sốt.
Lưu ý: Chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ mới cho con uống. Nếu cho con uống sớm quá thì thuốc sẽ không có tác dụng và khiến trẻ bị kháng thuốc nếu mẹ quá lạm dụng thuốc. Các mẹ có thể trò chuyện với con trước khi đi tiêm để trấn an tinh thần cho con, tránh việc con bị hoảng sợ, gào khóc khi tiêm phòng.
Trên đây là các cách giảm đau sau khi tiêm phòng cho bé, hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người!
=>> Xem thêm: Địa chỉ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uy tín tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(Nguồn: Tham khảo)