Cách hâm sữa mẹ cho bé bú
Cách hâm sữa mẹ cho bé bú

Khi cho bé uống sữa, đầu tiên mẹ phải biết cách hâm sữa mẹ đúng cách, trên thực tế, việc hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé uống là điều rất quan trọng và cần thiết nhất là đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh. Theo như nghiên cứu, có nhiều cách hâm nóng sữa khác nhau tuy nhiên mẹ cần lưu ý cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách để vẫn giữ được lượng dinh dưỡng đầy đủ cho bé.

Mẹ cần đảm bảo hâm nóng sữa mẹ cho bé dùng kịp thời trước khi sữa không còn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Đối với sữa được trữ trong tủ trữ đông, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 6 tháng. Nhưng, nếu trong một chiếc tủ lạnh thông thường, sữa mẹ đông lạnh chỉ nên được sử dụng trong vòng 2 tuần là tốt nhất.

Mách mẹ cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

  • Việc sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng sẽ giúp đảm bảo chất lượng sữa tốt hơn.
  • Mẹ lưu ý không nên đổ đầy sữa vào bình mà nên để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.
  • Chỉ nên để 60-120ml cho mỗi bình chứa sữa, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
Cách hâm sữa mẹ đúng cách
Cách hâm sữa mẹ đúng cách

Bảo quản sữa mẹ trong bao lâu?

Sữa mẹ có thể bảo quản được trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng 19-20 độ C. Trường hợp nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được trong vòng 3 ngày. Khi nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Sử dụng sữa mẹ đã bảo quản cần lưu ý những gì?

Đầu tiên, khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản mẹ cần hâm nóng sữa. Đối với việc mẹ bảo quản sữa trong ngăn đá hay ngăn mát tủ lạnh mà có những cách hâm nóng sữa khác nhau tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng vì như vậy sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa.

Sau khi rã đông sữa bảo quản sữa trong tủ lạnh mẹ có thể sẽ ngửi thấy sữa mẹ có mùi xà phòng khó chịu, việc này là do hàm lượng emzim lipase trong sữa cao, đây là một loại men tiêu hóa chất béo vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Hàm lượng men lipase cao khi làm tan đông sữa thường có mùi và vị của xà phòng nhưng không hề có hại gì cho trẻ. Trong trường hợp này mẹ có thể dùng cách đun sữa lên để khử bớt các enzim.

Khi mẹ để sữa vào ngăn đá bảo quản, việc đun sữa để khử bớt các enzim thường tiến hành trước. Sau khi vắt sữa mẹ cho sữa vào nồi rồi khuấy đều và đun đến khi các hạt lăn tăn xuất hiện trên thành nồi (đun sôi nhẹ sữa), nhiệt độ lúc này vào khoảng 82 độ C thì mẹ đổ sữa đang nóng vào cốc thủy tinh và cho ngay vào thau nước lạnh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Để sữa nguội, tiếp theo mẹ đổ sữa vào bịch giữ sữa chuyên dụng và cho vào ngăn đá. Mách nhỏ cho mẹ là mẹ nên ghi ngày giờ lên bao bì để kiểm soát hạn sử dụng của sữa nhé.

Đối với trường hợp này, mẹ hãy đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase cho đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, mẹ làm lạnh nhanh và lưu trữ sữa là được.

Lưu ý nhỏ là trong trường hợp sữa đã được lấy ra khỏi tủ lạnh và rã đông mà bé không dùng hết thì mẹ không nên cất đi để cho bé dùng tiếp đâu nhé.

Cách hâm sữa mẹ đúng cách để ngăn đá

Cách hâm sữa mẹ để ngăn đá: đối với sữa mẹ để ngăn đá có một số cách rã đông như sau:

Rã đông sữa bằng cách xả nước

Xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để sữa được rã đông một cách từ từ mà không làm hỏng hay làm mất đi các dưỡng chất có trong sữa. Tiếp theo, khi sữa đã không còn đông đá, mẹ cần từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Thông thường, bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường, tuy nhiên nếu bé kén ăn thì bạn nên hem sữa ấm trước khi cho bé uống. Nếu mẹ đã để sữa xuống ngăn mát từ hôm trước và sữa đã tan đá thì mẹ chỉ cần xả bịch sữa dưới vòi nước ấm là được.

Cách hâm sữa mẹ cho bé bú
Cách hâm sữa mẹ cho bé bú

Đặt sữa vào nước ấm để ngâm sữa

Lấy 1 tô nước ấm và đặt bịch sữa vào tô, cần đảm bảo nước không quá nóng vì nếu nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa trong bịch trở nên nóng làm cho chất dinh dưỡng trong sữa mất đi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý không để nước không đủ nóng để đủ sức làm tan sữa và làm ấm sữa. Mẹ nhớ tuyệt đối không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa. Đối với một bịch sữa đang còn đông đá, mẹ phải cần đến vài chục phút để đưa sữa từ trạng thái đông lạnh trở về nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, với sữa đã được làm tan đá, mẹ chỉ cần vài phút là đủ.

Mẹ hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra liệu có còn sót đá chưa tan hay không trước khi cho bé uống.

Sử dụng máy hâm sữa

Đối với mỗi loại máy hâm sữa lại có những chi tiết kỹ thuật khác nhau nên mẹ cần hiểu rõ được cách sử dụng của loại máy mà mình dùng, một số loại máy hâm sữa làm nóng sữa trực tiếp trong nước, trong khi một số loại khác lại dùng hơi nước. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu, cắm điện và vặn nút điều khiển đến mức nóng cần thiết là được. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, mẹ để máy tự đông chuyển sang chế độ giữ ấm và cho bé uống sữa khi đến giờ.

Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ để ngăn mát cho bé bú

Ngâm sữa đã để ngăn mát vào nước ấm 40 độ cho đến khi sữa có nhiệt độ thích hợp để bé dùng. Mẹ cũng chú ý không nên hâm sữa với nước quá nóng sẽ làm mất dưỡng chất có trong sữa mẹ.

Một lưu ý nữa là lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng mẹ không nên để lại dùng tiếp. Chính vì thế, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.

Mẹ nhớ tuyệt đối không bao giờ dùng lò vi sóng để làm rã đông sữa mẹ vì nhiệt độ lò sẽ khiến sữa quá nóng gây bỏng cho bé. Bên cạnh đó, sóng trong lò sẽ làm mất đi một phần chất đạm của sữa mẹ.

Với tổng hợp những cách hâm nóng sữa mẹ mà không bị mất chất và những lưu ý khi mẹ hâm nóng sữa trên đây, hy vọng rằng mẹ có thể giữ lại được những chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho con khi hâm sữa lấy từ tủ lạnh. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!