Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm từ tháng thứ 6, mẹ đã có thể nấu cháo gạo lứt cho con. Khi bé bị cảm mạo, mẹ cho con uống nước cơm gạo lứt thì bé sẽ nhanh chóng hết bệnh. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng với những ưu điểm bượt trội trong chế độ ăn dặm kiểu mới, ăn dặm với gạo lứt đang là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ.

Lọi ích của gạo lứt với trẻ nhỏ

Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như carb, chất xơ, protein, thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, folate, canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali, kẽm… đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe như:

Giúp xương phát triển khỏe mạnh: Gạo lứt chứa magie và canxi, giúp xương trẻ cứng cáp, chắc khỏe.

Gạo lứt rất tốt cho trẻ ăn dặm

Tốt cho hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của bé lúc này còn rất non nớt. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt giúp điều hòa hoạt động của ruột, ngăn ngừa ruột hấp thụ axit, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

Kiểm soát trọng lượng của trẻ: Gạo lứt chứa mangan và phốt pho, giúp tổng hợp chất béo và kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ. Gạo lứt cũng nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa ở trẻ thừa cân.

Cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ: Gạo lứt chứa magie, giúp chuyển hóa carb và protein thành năng lượng, giúp bé khỏe khoắn và tràn ngập năng lượng.

Gợi ý thực đơn nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm

Cháo gạo lứt thịt gà bí đỏ cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Nửa bát gạo lứt
  • 100g bí đỏ
  • 100g ức gà
  • 100g rau cải ngọt
  • Dầu ô liu

Cách làm

Gạo lứt vo sạch và ngâm nước trong 30 phút

Bí đỏ thái khúc, cải ngọt thái khúc nhỏ, ức gà thái miếng nhỏ

Cho gạo lứt vào nồi, đổ thêm nước vào nồi cháo

Khi cháo nở, bạn cho thịt gà và bí đỏ vào

Khi thịt gà và bí chín nhừ thì bạn cho rau cải vào.

Khi nồi cháo đã chín hết, bạn múc một ít vào máy xay và xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của bé.

Múc cháo ra bát, cho một thìa dầu ô liu vào trộn lên cho bé ăn.

Cách nấu cháo gạo lứt với tôm và cà rốt

Nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 200g tôm, 1 củ cà rốt

Cháo gạo lứt với tôm và cà rốt

Cách làm:

Vo gạo lứt rồi ngâm khoảng 1 tiếng. Sau đó bắc lên bếp, cho nước vào nấu cháo cho bung nở, chín nhừ. Gạo lứt mắt nhiều thời gian để mềm hơn gạo thường.

Sơ chế tôm và cà rốt. Cho cả 2 vào xay nhuyễn.

Nấu hỗn hợp tôm và cà rốt. Cho một ít cháo vào và khuấy đều. Như các bài trước, ăn dặm cho bé được lưu ý hạn chế thêm các loại gia vị. Mẹ nên ưu tiên mùi vị tự nhiên của món ăn.
Múc cháo ra bát. Thêm một chút dầu cá vào món ăn cho bé.

Cách nấu cháo gạo lứt nấm rơm, củ cải trắng

Nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 100g nấm rơm, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 50g mè

Cách làm:

Sơ chế và cắt hạt lựu cà rốt và củ cải trắng.

Ngâm nấm rơm trong nước muối 20 phút để làm sạch. Rửa sạc và thái nhỏ.
Rang mè cho chín.

Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm bằng gạo lứt rang. Gạo lứt được rang khoảng 10 phút cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho vào nồi bắc lên bếp, đổ thêm 1 lít nước đun sôi vào hầm nhừ cháo. Gạo khi rang sẽ nở nhanh hơn.

Cho cà rốt, củ cải và nấm rơm vào xào trong chảo dầu khoảng 5 phút. Thêm chút mè rang và đảo đều để tạo mùi thơm.

Cho tất cả vào nồi cháo tiếp tục hầm khoảng 20 phút thì tắt bếp.

Múc cháo ra bát cho bé ăn. Có thể thêm chút dầu cá.

Cách nấu cháo gạo lứt nấm rơm, củ cải trắng

Món cháo gạo lứt trứng gà

Nguyên liệu: nửa bát gạo lứt, lòng đỏ trứng gà, các loại rau xanh tùy chọn như cải bó xôi, bí non,…

Cách làm:

Nấu cháo gạo lứt như trên.

Sơ chế rau củ và cắt nhỏ. Cho vào nồi cháo đang sôi để cháo có vị ngọt của rau.

Sau đó cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan vào, khuấy đều tay. Đối với 1 chén cháo chỉ cho ½ lòng đỏ trứng là đủ.

Đợi cháo sôi lên lại thì tắt bếp.

Mẹ múc cháo ra chén và thêm dầu ăn cho trẻ ăn dặm để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng

Xem thêm>>