Chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thông 6 tháng cho bé là điều khiến nhiều mẹ đau đầu vì phải làm sao vừa đủ dinh dưỡng lại tốt cho hệ tiêu hóa của bé. 7 thực đơn ăn dặm truyền thống 6 tháng cho bé cực ngon lành từ rau củ quả và thực phẩm thân thiện với môi trường dưới đây có thể là gợi ý hay để các mẹ tham khảo.

Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi.

Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.

Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé

3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.

4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III

Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
Nhóm II: Rau củ, quả ( cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ..)
Nhóm III: Thịt lợn nạc, thịt gà, thịt cá trắng.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.

6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.

7 thực đơn ăn dặm truyền thống 6 tháng đơn giản

Chuối nghiền

Chuẩn bị:

  • 1/2 trái chuối
  • Nước lọc
  • 1 thìa sữa công thức hoặc sữa mẹ

Chế biến:

  • Chuối đem bóc vỏ, thái nát nhỏ
  • Dùng thìa nghiền nhuyễn chuối
  • Trộn nước và sữa bột pha sẵn hoặc sữa mẹ vào là xong

Bơ nghiền

Chuẩn bị: 1/2 quả bơ

Chế biến:

  • Tách hạy, lấy phần thịt bơ và xay nhuyễn và lọc lại một lần nữa bằng rây cho mịn
  • Trộn với sữa và khuấy đều cho đến khi sánh lỏng là xong.

Bí đỏ nghiền

Chuẩn bị : 1 chén bí đỏ đã gọt vỏ và cắt nhỏ

Chế biến: 

-Hấp bí chín mềm, ray mịn

-Đun sôi cùng 1 lít nước trong 1 phút, thêm sữa và khuấy đều

Khoai lang nghiền

Chuẩn bị

1 củ khoai lang nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh

Chế biến:

  • Ngâm khoai vào nước 5 phút để loại bỏ lớp nhựa cũ
  • Hấp hoặc luộc cho khoai chín mềm, nghiền mịn bằng rây
  • Đun sôi cùng 1 lít nước trong 1 phút, thêm sữa và khuấy đều

Lê nghiền

Chuẩn bị: 1/2 quả lê

Chế biến

  • Lê gọt vỏ, xay nhuyễn
  •  Lọc lại một lần nữa bằng rây cho mịn

Đậu hà lan nghiền

Chuẩn bị: Lượng đậu hà lan đủ để bé ăn

Chế biến:

  • Luộc đậu chín mềm, ray hoặc nghiền mịn
  • Trộn đậu đã nghiền với sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha trong nước đun sôi

Bột loãng ăn dặm

Chuẩn bị: Bột loãng ăn dặm cho bé

Chế biến: 

  • Pha hơi loãng một ít vì đây là lần đầu ăn dặm
  • Không nne ép bé ăn quá nhiều

Một số lưu ý khi nấu các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Không nên dùng nước lạnh để nấu

Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương hết lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.

Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháp bớt phần thơm ngon hơn.

Không nên hâm cháo nhiều lần trong một ngày

Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại quá nhiều lần trong ngày.

Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.

Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm

Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quảm… một cách tốt nhất.

Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.

Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng

Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Hơn nữa, việc trữ đông, rã đông đồ ăn dặm bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Xem thêm>>