CungconlonkhonĐây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình học ăn dặm của bé. Ở giai đoạn này bé sẽ học cắn thức ăn bằng những chiếc răng cửa của mình. Ở thời điểm này mỗi bé có một tiến độ ăn của riêng mình nên mẹ cần quan sát con để điều chỉnh cách nấu ăn phù hợp với khả năng nhai và cắn của bé.

Đặc điểm bé ăn dặm giai đoạn 12 – 18 tháng

Một điều quan trọng muốn các mẹ nhớ là luôn duy trì cho bé ăn nhạt! Khi bé đã quen với cữ ngày 3 bữa ăn dặm và 2 bữa sữa, bé đã có thể nhai thành thạo các món mềm như chuối chín nghĩa là bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn 4.

Cắn và nhai ở giai đoạn ăn dặm 12 – 18 tháng không đơn thuần chỉ là động tác nhai và cắn mà còn là sự chủ động điều chỉnh cách cắn và nhai ở mỗi dạng thức ăn khác nhau của bé. Để nuôi dưỡng và hướng dẫn bé ăn thì vào giai đoạn này mẹ cần cho bé ăn phong phú các loại thực phẩm, cách thức chế biến món ăn cũng cần đa dạng hơn.

Các mẹ nên đa dạng thực phẩm ăn dặm cho bé
Các mẹ nên đa dạng thực phẩm ăn dặm cho bé

Khi bé trên 1 tuổi lượng sữa nên giảm xuống còn khoảng 400ml/ ngày. Nếu bé ăn đầy đủ hết 1 xuất cơm hoặc ăn tương đối thì mẹ không cần thiết phải bù sữa cho bé nữa. Bé đã bắt đầu uống được sữa tươi nhưng khuyến cáo không nên cho bé bú bình nữa. Ở đây đang nói đến chúng ta chủ động giảm lượng sữa trong ngày của bé. Khi bé uống sữa bằng cốc, bé sẽ không thể uống nhiều sữa như bú bình.

Lượng sữa trong ngày rơi vào khoảng 300-400ml bao gồm cả các sản phẩm từ sữa như sữa chua hoặc phomat.

Mẹ vẫn duy trì cho bé ăn nhạt, không nên nêm đậm cho bé vì sẽ tạo thói quen và bé sẽ không chịu ăn nhạt nữa. Hơn nữa vì sức khỏe sau này mẹ càng nên duy trì thói quen ăn nhạt cho con.

Vào giai đoạn này sẽ xuất hiện những biểu hiện mới của con: Ăn uống thất thường hôm ăn hôm không ăn, ăn bỏ dở hay chỉ ăn những thức ăn mà mình thích chứ không chịu ăn những thứ không thích. Nếu nhìn xa trông rộng thì những biểu hiện này chỉ mang tính nhất thời chứ sẽ không kéo dài. Hàng ngày mẹ vẫn cho con ăn đúng giờ. Vẫn đủ 3 nhóm Tinh bột, đạm và rau cho bé nhưng tuyệt đối tôn trọng quyết định ăn uống của trẻ mà không nên ép buộc hay can thiệp gì.

Ở giai đoạn này kích thước củ quả nên thái to hơn, khoảng bằng hạt lạc (đậu phộng) và cứng hơn giai đoạn trước một chút để bé tập cắn và tập nhai. Miễn sao nếu dùng thìa ấn nhẹ mà miếng thức ăn nát ra được là được. Ngoài ra các món đạm mẹ có thể tẩm bột chiên hoặc kho nhừ.

Bên cạnh đó mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn đúng giờ để nhịp sinh lý của bé được ổn định. Thường đến 24 tháng bé sẽ bắt đầu thành thạo với việc tự xúc cho mình. Trong bữa ăn ngay từ những giai đoạn đầu mẹ nên để bé tự do tiếp xúc với đồ ăn và dụng cụ ăn uống.

Ngoài khẩu phần hàng ngày mẹ nấu dư ra một chút cho bé tự mày mò. Nhưng mẹ chú ý không nên để bé quá sa vào mà kéo dài bữa ăn trên 30 phút.

Giờ ăn tham khảo giai đoạn 4

6h00 Ăn dặm
10h00 Sữa + Snack
12h30 Ăn dặm
15h00 Sữa + Ăn nhẹ
18h00 Ăn dặm

Dinh dưỡng: Ăn dặm (75 – 80%) + Sữa (20 – 25%)

Lưu ý: Mẹ có thể thêm sữa tối trước đi ngủ cho bé

Thực phẩm cần thiết cho quá trình ăn dặm của bé

Ngoài những thực phẩm cho bé ăn dặm ở 3 giai đoạn trên thì các mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm sau:

Tinh bột: Miến

Đạm: thịt heo, giò, xúc xích, lươn, tôm, cua, trai, hến, mực

Nhóm khoáng vitamin: cần tây, mộc nhĩ

Lượng ăn tham khảo 1 bữa

Tinh bột: cơm nát 90g/ Cơm thường 80g

: 15-20g

Đậu phụ: 50-55g

Trứng: 1/2 – 2/3 quả hay 4 quả trứng cút

Thịt: 15-20g

Nhóm khoáng vitamin: 40-50g

Sản phẩm từ sữa: 100g