Cungconlonkhon – Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến với các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm giai đoạn 9 – 11 tháng với những thông tin hữu ích sau.
- Bảng tra nhanh các thực phẩm cần ăn dặm cần thiết cho bé
- Tất tần tật kinh nghiệm ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng
- Kinh nghiệm cho bé ăn dặm giai đoạn 7 – 8 tháng
Nửa đầu giai đoạn 3
Bước vào giai đoạn này bé bắt đầu ăn 3 bữa ăn dặm 1 ngày.
Dinh dưỡng có một sự thay đổi vượt bậc: phần lớn dinh dưỡng sẽ lấy từ ăn dặm thay vì lấy từ sữa (cả sữa mẹ và sữa công thức). Vì vậy sang giai đoạn này mẹ càng nên chú ý lượng dinh dưỡng và sự phân phối hợp lý giữa 3 nhóm chất. Sang giai đoạn này chủng loại thực phẩm tăng đột biến, đồng thời khả năng nhai của bé tiến triển vượt bậc. Bé sẽ bắt đầu làm quen và nhai được độ cứng tương đương với chuối tiêu hoặc mềm hơn một chút.
Khi bé đã quen với độ mềm của đậu phụ và lưỡi đã thành thạo với việc nghiền thức ăn, nhịp sinh lý dần ổn định ở cữ 2 bữa/ngày thì bé đã sẵn sàng với việc chuyển tiếp lên giai đoạn mới. Sang giai đoạn này lưỡi của bé ngoài việc di chuyển trước sau – trên dưới, thì bắt đầu có phản xạ di chuyển đẩy thức ăn sang hai bên trái và phải rồi dùng lợi để nghiền thức ăn. Điều đó có nghĩa bé đã tiến gần đến 1 bữa ăn của người lớn, không còn nghiền thức ăn nữa mà bé đã bắt đầu nhai thức ăn. Cữ ăn của bé sẽ được điều chỉnh lên 3 bữa 1 ngày để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Mẹ lại chọn 1 cữ sữa nào đó để đổi thành ăn dặm cho bé, bữa thứ 3 này thời gian đầu tập ăn lượng chỉ cần bằng 1/2 so với 2 bữa kia là đủ. Các mẹ cần phải cho bé và cơ thể của bé tập làm quen với nhịp sinh lý mới này. Đồng thời mẹ cũng nên xem lại lịch ăn trong ngày của bé sao cho phù hợp, không nên để các bữa ăn dặm và sữa dày sát nhau quá khiến bé không cảm thấy đói. Hoặc không nên để giờ ăn dặm sát với giờ ngủ của bé. Mặt khác mẹ nên đưa bé ra ngoài vận động trước cữ ăn dặm 1 giờ đồng hồ để kích thích phản xạ đói bụng của trẻ.
Bắt đầu sang giai đoạn này lượng thực phẩm cho bé phong phú lên rất nhiều. Hầu hết các lo ngại về dị ứng đã giảm hẳn, các loại thực phẩm như: hàu, sò điệp, cua, mực, tôm, cá thịt xanh như cá nục cá thu đao bé đều có thể ăn được rồi. Tuy nhiên để cẩn thận mẹ vẫn phải thử phản ứng dị ứng của con trước những loại thực phẩm mới và chú ý chọn đồ tươi sống cho bé ăn. Tốt nhất vẫn là trên 1 tuổi.
Củ quả ở giai đoạn này vẫn luộc mềm, độ mềm tương đương với chuối chín. Kích thước to hơn so với giai đoạn trước, mẹ thái củ quả thành nhiều hình dạng cho bé tập làm quen nhưng chỉ nhỏ cỡ 2/3 hạt lạc thôi. Với một số món mẹ vẫn nên tạo độ sánh bằng bột năng để trợ giúp bé trong quá trình nhai nuốt.
Bước vào giai đoạn này lượng sữa bù sau mỗi bữa ăn sẽ tự nhiên mà giảm xuống. Thậm chí một số bé không uống sữa bù nữa cũng không sao. Mẹ cứ để bé tự nhiên ăn đúng với sức của mình. 1 ngày 3 bữa ăn dặm và 2 bữa sữa xen kẽ là đủ cho bé ở giai đoạn này rồi.
Mẹ quan sát khẩu hình của con, nếu con nhai thì ok nhưng nếu bé nuốt chửng là mẹ phải xem lại cách chế biến. ðộ cứng mềm không nên thay đổi đột ngột, kích thước củ quả cũng vậy. Tất cả đều thay đổi từ từ là nguyên tắc hàng đầu. Phần lớn nguyên nhân nuốt chửng ở thời điểm này là do thức ăn cứng quá khiến trẻ lười nhai mà nuốt chửng xuống dạ dày hoặc ngược lại thức ăn quá mềm hoặc thái quá bé cũng làm bé nuốt chửng.
Nửa sau giai đoạn 3
Mục tiêu giai đoạn này là tạo cho bé 1 nhịp sinh lý gần giống người lớn. Giờ ăn của 3 bữa ăn dặm nên thay đổi theo đúng nhịp sinh học của người lớn: ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Bắt đầu từ thời điểm này bé dùng tay cầm thức ăn thành thạo hơn, có phản xạ bốc thức ăn vào miệng. Mẹ nên tăng các món ăn bốc cho con như: cơm nắm, củ quả luộc, các loại bánh mềm.
Mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phầm giàu chất sắt vào thời điểm này! Lượng ăn của con gia tăng đột biến, cơm nát con có thể ăn đến 80g ở một số trẻ, lượng đạm tăng lên 15g/ bữa (không nên ăn quá nhiều đạm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, rau tăng đến 40g/bữa).
Kích thước củ quả mẹ tăng lên bằng 2/3 hạt lạc và vẫn mềm như chuối chín. Bé bắt đầu sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để bốc thức ăn. Gần cuối bữa bé có thể bắt đầu nghịch ngợm thức ăn nên mẹ tuyệt đối không nên can thiệp hoặc mắng mỏ trẻ, hãy để trẻ tự do xử lý chỗ thức ăn mà mẹ chuẩn bị sẵn cho việc ăn bốc.
Giờ ăn tham khảo giai đoạn 3
Nửa đầu giai đoạn | Thời gian | Nửa sau giai đoạn |
Sữa | 6h00 | Ăn dặm + sữa |
Ăn dặm + sữa (Sữa ăn theo nhu cầu) | 10h00 | Hoa quả + Sữa (hoa quả không ăn cũng không sao) |
Hoa quả (cũng có thể không ăn) | 12h00 | Ăn dặm + sữa |
Ăn dặm + Sữa | 14h00 | Sữa + Snack |
Ăn dặm + Sữa | 18h00 | Ăn dặm + sữa |
Sữa | 22h00 | Sữa |
Dinh dưỡng | Dinh dưỡng | |
Lấy từ sữa: 35 – 40% | Lấy từ sữa: 35 – 40% | |
Lấy từ ăn dặm: 60 – 65% | Lấy từ ăn dặm: 60 – 65% |
Những thức phẩm cần thiết cho giai đoạn ăn dặm
Ngoài bổ sung các thực phẩm của 2 giai đoạn trước thì các mẹ nên bổ sung một số thực phẩm sau:
Tinh bột: ngô, nui, mì ý
Đạm: thịt ức gà, đùi gà, cá thịt xanh như cá nục, cá thu đao, thị bò. Thịt heo, tôm, cua, trai, hến có thể ăn nhưng tốt nhất đợi trên 1 tuổi.
Nhóm Vitamin: Nấm, củ sen, rong biển, tảo biển, giá đỗ, đậu bắp, vừng, cherry
Sản phẩm từ sữa: Váng sữa
Lượng ăn tham khảo cho 1 bữa
Tinh bột: Cháo 1:5 90g/ cháo 1:3 60g/ cơm nát 80g
Cá: 15g
Đậu phụ: 45g
Thịt: 15g
Trứng: 1/2 quả
Sản phẩm từ sữa: 80g
Nhóm khoáng chất và vitamin: 30 – 40g