Trong quá trình dạy con, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi mẹ cần phải có kiến thức nuôi dạy trẻ thật tốt. Dưới đây là một số lời khuyên của Cungconlonkhon.com với mẹ về một số bệnh thường trẻ em thường gặp.

1.Hô hấp của trẻ sơ sinh một số cách tập luyện

Trẻ sơ sinh được mẹ vuốt ve, làm cho thần kinh phản xạ hoạt động phù hợp với sự hô hấp, có tác dụng giúp đỡ cho trẻ hít thở được dễ dàng.

Hô hấp tốt làm cho sự phát triển ngôn ngữ được trôi chảy, có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất và tinh thần suốt cuộc đời.

Khả ăng ngôn ngữ của bé sẽ trôi chảy nếu trẻ hô hấp tốt

Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy cho trẻ chơi trò thổi tắt nến, trò này rất có lợi cho sự hô hấp tự nhiên của trẻ. Nếu sợ trò chơi này nguy hiểm, hãy để một quả bóng bàn lên trên bình sữa cho trẻ thổi bay xuống đất. Dần dần để ra xa hơn một chút để trẻ thổi mạnh hơn. 

2. Hở vách liên thất là gì?

Khi còn trong bụng mẹ thì tim thai nhi luôn có lỗ hổng, sau khi được sinh ra thì lỗ này mất đi.Việc mất đi này có thể chậm trễ ở một số trẻ, gọi là bệnh hở vách liên thất. Tuy nhiên, đây thực tế không phải là bệnh trẻ em, vì vậy không cần thiết phải quá lo lắng. Lỗ hổng này đến khoảng 2-3 tuổi sẽ tự đóng lại, điều đó là hoàn toàn bình thường. (Cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ để hiểu hơn về tình trạng thực tế của con). Buổi tối hãy sử dụng phương pháp ám thị, lỗ hổng này sẽ mất đi nhanh hơn. 

3. Khi trẻ bị táo bón

Trẻ nhỏ tuyệt đối không được để bị táo bón. Khi trẻ không đi được, hãy bơm nước ấm vào hậu môn. Chứng táo bón sẽ tác động xấu tới não, gây co giật, động kinh. Trà lá keo rất có tác dụng trong trường hợp này.

Phân su của trẻ sau khi sinh nếu không ra ngoài được, đến tận khi lớn lên cũng sẽ vẫn tồn tại trong ruột gây rất nhiều tác hại.

Khi đi ngoài khó, hãy cho trẻ uống nhiều nước. Nước tự nhiên đã qua lọc chứ không phải nước đun sôi để nguội. 

4. Hay bị tiêu chảy

Trẻ dễ bị tiêu chảy hãy cho uống trà lá phong. Tiêu chảy nhiều có thể mài táo cho trẻ ăn. Thuốc có nguồn gốc thảo mộc cũng có thể được dùng để trị bệnh tiêu chảy. 

5. Ngáy

Ngáy là do não đang cần oxy, vì thế phát ra tiếng kêu như vậy. Cái đó còn nguy hiểm hơn cả bệnh. Hãy thử nhìn vào trong miệng trẻ. Chắc là sẽ không nhìn thấy lưỡi gà. Đó là vì lưỡi đã tụt vào phía họng làm che mất. Chính việc đó khiến cho đường khí đạo bị hẹp lại, oxy cung cấp cho não không tốt, sinh ra ngáy. Để chữa chứng ngáy này, hãy đeo nẹp chỉnh răng vào buổi tối trước khi trẻ đi ngủ. Với trẻ bú bình do khoang miệng chưa phát triển nên hay bị chứng này. Hãy tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ. 

Mẹ có thể chữa chứng ngáy cho bé dựa vào một số mẹo

6. Nghiến răng

Nghiến răng là do trước khi đi ngủ phần đầu và cổ bị vận động nhiều. Phương pháp ám thị khi trẻ đi ngủ rất có hiệu quả trong trường hợp này. Khi trẻ thức mà nghiến răng, hãy nói với trẻ rằng: “Con làm thế thì răng sẽ bị mòn và mất đi đó”, trẻ sẽ hiểu và thôi ngay. 

7. Co giật, chuột rút

Co giật phần lớn là do tác động của việc bị táo bón mà ra. Vì vậy hàng ngày hãy dùng nước ấm để thông. Nếu thấy trẻ bị co giật, hãy tiến hành rửa ruột.

Chứng co giật còn được nói là do bị ứ phân trong ruột gây nên. Với chứng này, hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước rau sống xay. Không nên dùng thuốc. 

8. Dị ứng

Dị ứng thường do nguyên nhân ăn uống và do các thiết bị trong nhà. Sức đề kháng của cơ thể mất đi, sinh ra các kháng nguyên. Giải pháp là loại bỏ các thực phẩm không phù hợp, diệt côn trùng.

Để chữa chứng này, hãy cho trẻ uống nước ion điện giải. Có những trường hợp dị ứng cả với gạo lứt, khi đó có thể thay bằng gạo mầm.

9. Quá mẫn cảm với tiếng động

Trẻ tầm 8 tháng tuổi rất mẫn cảm với tiếng động, nhưng thường mất đi sau khoảng nửa năm, vì thế không cần lo lắng. Cũng có những trường hợp trẻ đặc biệt mẫn cảm với tiếng động do thiếu vitamin B2. Khi đó, hãy xem xét lại thành phần dinh dưỡng, khoáng chất và bổ sung hợp lý sẽ khỏi.

Tránh những đồ ăn nhiều đường, không ăn sữa bò. Hoa quả ăn quá nhiều cũng không tốt.

Mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ mẫn cảm với tiếng động

10. Không phản ứng với âm thanh

Hãy dùng quả chuông lắc cho kêu thật to để thu hút trẻ, từ vị trí xa tiến lại gần. Nếu không có quả chuông thì có thể dùng cái chũm chọe (loại dành cho trẻ con). 

11. Trẻ ghét một số âm thanh

Khi trẻ ghét một số loại âm thanh, cha mẹ cần tránh để trẻ không phải nghe những âm thanh đó. Khi lớn hơn một chút, trẻ không phản ứng mạnh nữa, mới cho trẻ nghe lại. Việc luyện từ đầu, dù trẻ ghét cũng bắt phải nghe, không phải là cách hay.

12. Khi trẻ sốc vì phải tiếp xúc với những gì đáng sợ

Lúc nhỏ, tốt nhất là không nên cho trẻ nghe những chuyện kinh dị, tàn ác. Những bức tranh đáng sợ cũng không nên cho xem. Những thứ đó sẽ gây sốc, nên phải cố gắng để trẻ có thể quên đi. Nhìn chung, qua thời gian trẻ sẽ bình thường trở lại, vì thế cũng không cần lo lắng quá

13. Nói lắp

Trong khoảng 2-4 tuổi, trẻ có thể xuất hiện tật nói lắp, điều đó là bình thường. Khoảng 1 – 2 tháng sau sẽ tự hết. Nếu cha mẹ quá chú ý, trẻ cũng sẽ chú ý theo và tật nói lắp sẽ thành thật. Không để ý gì đến, tật đó tự nhiên sẽ mất đi. Cha mẹ vì lo lắng mà yêu cầu con nói chậm lại là điều tuyệt đối không được. Dùng phương pháp ám thị vào buổi tối khi đi ngủ sẽ có hiệu quả hơn. Cho trẻ nghe băng để tập hát và nói tiếng Anh cũng tốt. Ngoài ra, trẻ được huấn luyện sức thổi tốt cũng sẽ không nói lắp nữa. Mẹ hãy cùng con chơi trò thổi tắt nến, thổi ống hút,thổi chong chóng quay càng lâu càng tốt. 

14. Cắn móng tay

Cắn móng tay là hành động hoàn toàn vô thức. Một mặt hãy dùng phương pháp ám thị, mặt khác, khi thấy trẻ cắn móng tay, mẹ không nói gì về việc đó mà cũng bắt chước trẻ làm như vậy. Trẻ sẽ không cắn nữa.

Cắn móng tay là một hành động vô thức của bé mẹ có thể sửa ngay từ khi con còn nhỏ

15. Trẻ hay sờ vào bộ phận sinh dục

Một bác sĩ nhi nói rằng, việc này không có gì đáng ngại, chỉ giống như là trò chơi của trẻ. Tác giả cũng cho rằng đây chỉ là một thói quen của trẻ, nhưng nếu thói quen này đã hình thành, thì rất khó sửa. Có mấy cách sau:

  • Cho trẻ mặc quần dài để không sờ được.
  • Cho ra ngoài chơi để trẻ không thấy chán.
  • Khi ở nhà hãy cho trẻ chơi các trò chơi cần dùng tay (xếp hình chẳng hạn).
  • Dùng phương pháp ám thị.

16. Giải pháp cho trẻ khiếm thính

  • Tham khảo sách dành riêng cho trẻ khiếm thính.
  • Nhanh chóng cho trẻ dùng máy trợ thính để trẻ không bị chậm nói. Trẻ chậm nói sẽ chậm phát triển trí tuệ.
  • Bệnh này phần lớn là do thần kinh thực vật mất khả năng điều khiển, xảy ra trong quá trình bài tiết hooc – mon. Hãy dùng phương pháp ám thị để khắc phục.
  • Kiểm tra xem trẻ có nghe được gì không. Tạo ra những âm thanh khác nhau và theo dõi phản ứng của trẻ. Cơ bản là vẫn cho trẻ đeo máy trợ thính và thực hiện giáo dục 0 tuổi như bình thường. 

17. Sốt

Một bệnh trẻ em khác mà mẹ thường xuyên gặp là sốt. Khi trẻ bị sốt, hãy hòa tỉnh chất chiết từ quả mai (lượng bằng hạt đậu nhỏ) với mật ong cho trẻ uống (dưới 1 tuổi không được dùng). Cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, nhiệt độ sẽ hạ nhanh chóng, vẫn giữ ấm cho trẻ, không để bị lạnh, khi trẻ ra mồ hôi thì thay áo ngay.

18. Hen suyễn, viêm họng

Trẻ bị hen suyễn không nên dùng nước uống thông thường, hãy dùng nước có ion kiềm. Cho trẻ uống nước chắt từ củ sen cũng rất có tác dụng. Trẻ bị viêm họng có thể bôi dung dịch Lugol.

19. Nghẹt mũi

  • Mài củ cải vắt lấy nước, dùng bông tẩm và đưa vào trong mũi.
  • Dùng cây ngải tây vò nát nhét vào mũi.
  • Dầu trà, dầu oliu lấy bôi vào lỗ mũi.
  • Cho trẻ ngửi hành trắng, bôi dầu vừng.
Một vài mẹo mẹ có thể làm khi trẻ bị nghẹt mũi

20. Nhiệt độ phòng vào mùa đông

Nếu nhiệt độ trong phòng xuống dưới 13 độ C hãy bật điều hòa, trên 14 độ C thì không cần. Nhiệt độ 17-18 độ C là phù hợp. 12-13 độ C trẻ vẫn có thể thích ứng được. Chú ý không để nhiệt độ phòng cao quá.

21. Khi mặc đồ mỏng, khi cởi trần

Độ mỏng của quần áo tùy thuộc từng trẻ. Những trẻ có sức khỏe tốt vào mùa đông vẫn có thể chỉ cần áo mỏng. Nhưng khi bị ốm thì không được để trẻ mặc như vậy. Bị đi ngoài càng không được để trẻ mặc phong phanh. Cha mẹ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của trẻ chứ không phải ý kiến chủ quan của mình.

Mùa hè có thể cho trẻ cởi trần thường xuyên. Vào mùa thu vẫn có thể cho cởi trần, trẻ sẽ quen dần và khỏe mạnh. Thói quen mặc áo mỏng cũng có thể tập từ mùa hè.

22. Mát xa bằng khăn khô

Thực hiện mát xa bằng khăn khô cho trẻ trong phòng ấm. Khi da bị mẩn ngứa thì không được làm. Có thể đeo găng cotton và xoa bóp chân tay cho trẻ. Tuy nhiên, với trẻ có thể chất yếu thì không nên áp dụng.

23. Quan điểm về tiêm chủng

Gần đây có trường hợp trẻ sau khi tiêm chủng bị sốt cao, tử vong, vì thế nhiều cha mẹ cho rằng không nên tiêm.

So với việc tiêm phòng cho trẻ thì việc quan tâm để có được một cơ thể khỏe mạnh tự nhiên ngay trong cuộc sống hàng ngày quan trọng hơn nhiều.

Bài viết liên quan

>>> Từ việc ăn dặm đến nề nếp ăn uống của con