Cungconlonkhon – Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với mọi người một số mẹo giúp bé phát huy những điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu từ chính người mẹ để giúp bé phát triển một cách toàn diện.
Khi điểm mạnh của người mẹ lại chính là điểm yếu của con
♣ Hãy xem xem bạn và con có thể đi đến thỏa thuận rằng con bạn sẽ chấp nhận sự giúp đỡ của bạn khi con còn kém và bạn thì giỏi để sự yếu kém của con sẽ không khiến con lâm vào rắc rối.
Chẳng hạn nếu bạn giỏi trong việc quản lý thời gian và con bạn thì không, bé có thể chấp nhận sự giúp đỡ của bạn trong việc ước đoán sẽ mất bao lâu để hoàn thành bản nháp đầu tiên báo cáo sách của bé và có thể lên kế hoạch dựa theo đó.
Tuy nhiên, một vài – hoặc có thể là rất nhiều – đứa trẻ sẽ phản ứng lại với những kiểu lời khuyên hoặc hỗ trợ thế này từ bố mẹ chúng, đặc biệt là khi ở độ tuổi thiếu niên, chúng không có chút hứng thú nào trong việc lắng nghe lời từ bố mẹ trong bất cứ vấn đề nào, chứ đừng nói đến một thứ mà bố mẹ cảm thấy khả năng của mình siêu việt hơn của con mình.
♣ Hãy trở nên sáng tạo trong việc sử dụng thế mạnh của mình để giúp con mình nâng cao kỹ năng của con.
Nếu bạn có kỹ năng tổ chức sắp xếp tốt, ví dụ thế, có khả năng bạn sẽ có thể giúp con phát triển hệ thống tổ chức sắp xếp hiệu quả hơn là khi đó cũng là một điểm yếu của bạn. Nhưng con của bạn có thể không cởi mở với sự giúp đỡ này lắm, nên bạn cần phải trở nên sáng tạo và tinh tế trong vấn đề này.
Một người bố mẹ giỏi lên kế hoạch có thể giúp con học cách thực hiện một nhiệm vụ phức tạp bằng cách viết ra từng bước phải làm trong những mảnh giấy riêng biệt, rồi trộn chúng lại với nhau và cho con sắp đặt chúng theo đúng thứ tự logic.
♣ Chỉ rõ ra những điểm bạn còn yếu và con thì mạnh. Nếu bạn hiểu nguồn cơn của một số cơn tức giận của bạn nằm ở thực tế rằng hồ sơ kỹ năng của bạn rất khác so với con, bạn có thể cảm thấy bớt khó chịu hơn khi bạn nhìn thấy những điểm yếu của con mình. Nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy nhắc nhở chính bạn – và con mình – là có những điểm là thế mạnh của con nhưng lại là điểm bạn còn thiếu hụt. Việc này sẽ nâng cao tinh thần của bạn khi bạn cần nó nhất.
Có thể kiềm chế phản ứng là một thế mạnh của bạn và điểm yếu của con. Có thể con có khả năng trong một chừng mực nhất định, thừa nhận rằng sự linh hoạt – một kỹ năng cũng quan trọng không kém, lại là thế mạnh của con nhưng không phải của bạn.
Khi mẹ và con chia sẻ cùng một điểm yếu
♣ Cùng nỗ lực cải thiện nó để bạn và con có thể cùng bật cười về điểm yếu tương đồng ấy thay vì khóc lóc về điều đó. “Con trai, bố với con đều vấp phải thách thức trong việc tổ chức sắp xếp”, bạn có thể nói thế, “nên có khi chúng ta có thể giúp lẫn nhau đấy. Có thể nó giống như là kẻ mù dẫn kẻ mù đi, nhưng nó là tất cả những gì chúng ta có!”
♣ Vì chẳng ai trong hai người có khả năng siêu việt hơn, bạn có thể suy nghĩ các giải pháp chung cho các vấn đề cùng con.
♣ Trước khi bạn giơ tay chỉ trỏ đầy giận dữ về một việc con đã làm, hãy tự nhắc bản thân rằng bạn đã lớn lên với cùng những thách thức đó và rồi vẫn trưởng thành một cách tốt đẹp. Hãy tự nói với bản thân rằng rồi con mình cũng sẽ ổn thôi, bất kể những trục trặc hệ thống. Có khi bạn có thể nghĩ đến một câu chuyện từ thời thơ ấu để chia sẻ với con.