Bên cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì hiện nay phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được các mẹ áp dụng khá nhiều cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Và dưới đây là một vài lưu ý cần thiết dành cho các mẹ trong quá trình ăn dặm kiểu Nhật, mọi người hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây:
Một số dấu hiệu sẵn sàng cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Dấu hiệu 1: Bé háo hức khi thấy người lớn ăn
Dấu hiệu 2: Bé có vẻ hay đói hơn bình thường
Dấu hiệu 3: Bé có thể giữ đầu vững? Ở tuổi này, không phải tất cả trẻ sơ sinh có thể ngồi mà không cần hỗ trợ. Vì vậy, vấn đề quan trọng ở đây là đầu bé có thể tự giữ vững.
Dấu hiệu 4: Phản xạ bú của trẻ có giảm đi? Mẹ thử cho thìa vào miệng bé mà bé ít dùng động tác mút hơn thì khi đó bé có dấu hiệu có thể ăn dặm.
Thời điểm nào nên quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Với những bé được khoảng 5 – 6 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu bé sinh thiếu tháng thì có thể dời thời điểm ăn dặm lại trễ hơn.
Nếu các mẹ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì hãy khi con đủ 6 tháng tuổi (180 ngày) thì mới cho ăn dặm nhé!
Nhưng quan trọng hơn hết là mẹ hãy chú ý đến các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm cho bé dưới đây:
Hãy bắt đầu bằng việc không ép bé bú…vì sợ con đói
Và cũng đừng ép bé ăn khi ăn dặm
Không bổ sung việc bé bú ít bằng ăn dặm: Mẹ nên bắt đầu ăn dặm xuất phát từ nhu cầu của bé chứ không phải mẹ thấy bé ăn ít quá nên muốn bổ sung cho bé bằng ăn dặm.
Đừng bắt đầu hành trình ăn dặm khi bé lười bú: Ăn dặm là bước ngoặt to lớn của bé chính vì thế mà các mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé vui vẻ khỏe mạnh và mẹ cũng đang ở tâm trạng & sức khỏe tốt. Không nên bắt đầu khi bé đang biếng ăn hoặc đang không khỏe.
Chế độ dinh dưỡng khi cho bé ăn dặm
Hầu hết các bé sẽ có lúc biếng ăn, không ăn đủ các nhóm chất trong 1 bữa ăn mà mẹ chuẩn bị. Vậy thì mẹ có nên lo lắng không?
Thật ra, nếu bữa ăn này bé ăn nhiều đạm thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ…nhất là trong giai đoạn con biếng ăn. Sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày bé nạp vào người đủ các nhóm chất là đảm bảo.
Một bữa ăn của bé cần có đủ các nhóm chất sau:
Tinh bột: gạo, bánh mì, mì, bún, nui, phở, các loại khoai như khoai tây …
Đạm: Đậu hũ, cá, trứng, thịt gà, thịt heo, thịt bò, hải sản, các loại đậu, sữa chua, phô mai…
Vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả, trái cây… Nếu trong 1 bữa bé không ăn được rau thì có thể thay bằng bữa trái cây cho bé.
Chất béo: Bơ, Sốt mayonaise, dầu ăn, mỡ cá/thịt (hạn chế ở những giai đoạn đầu vì khó tiêu, và bé nên ăn mỡ cá).
Một số nguyên tắc khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn nhạt
- Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ 2-3 ngày
- Không ép ăn hay ép bú
- Không ñi rong
- Không xem tivi hay đồ chơi
- Bữa ăn vui vẻ
- Không so sánh khả năng ăn hay cân nặng với các bé khác
Ăn nhạt
Muối không được tự sản xuất cho cơ thể, chính vì vậy trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta cần phải có 1 lượng muối nhỏ. Tuy nhiên nhu cầu muối của bé là rất ít (ít hơn 1g mỗi ngày cho đến khi bé được 12 tháng tuổi). Bên canh đó thì thận của bé chưa đủ trưởng thành để xử lý nhiều hơn lượng muối này, có nghĩa nếu thêm muối vào thức ăn cho bé có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng. Có những trường hợp bé tử vong chỉ vì dùng quá nhiều muối. Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều muối từ khi còn nhỏ có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp trong cuộc sống về sau.
Những nguồn thức ăn có chứa muối
- Hãy cẩn thận khi pha sữa cho bé. Hướng dẫn trên hộp sữa công thức đều ghi không được pha quá đậm đặc vì lượng sữa công thức quá nhiều sẽ chứa quá nhiều muối cho bé.
- Nếu mẹ sử dụng rau củ đóng hộp để nấu cho bé, hãy kiểm tra nhãn để đảm bảo không có muối.
- Hãy tìm phô mai có lượng natri thấp cho bé và kiểm tra nhãn cẩn thận – mẹ sẽ ngạc nhiên về lượng muối trong các loại phô mai của các hãng!
- Tránh các loại thịt (như giăm bông, xúc xích vv) và thực phẩm chế biến sẵn khác như nước sốt trộn sẵn. Bởi mức độ muối trong những thực phẩm này là quá cao đối với bé.
Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ 2 – 3 ngày
Nếu bữa ăn này bé ăn nhiều đạm thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày bé nạp vào người đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
Không ép ăn hay ép bú
Bé muốn ăn bao nhiêu thì bé sẽ quyết định. Các mẹ có thể dụ dỗ bé ăn thêm bằng nhiều cách như làm thức ăn nhiều màu sắc hơn, cho bé sử dụng muỗng nĩa chén bát cho bé tự xúc, cho bé tự ăn.
Không đi rong, phải ngồi tại ghế ăn
Không đồ chơi và tivi
Bữa ăn vui vẻ
Vui vẻ trước hết phải thể hiện ở nụ cười của mẹ. Mẹ hãy khen ngợi bé khi bé ăn ngoan, kể bé nghe những món bé đang ăn, mẹ hãy khiến cho bữa ăn là sự học hỏi, tìm tòi thú vị… Nếu được, bữa ăn trình bày đẹp cũng sẽ giúp bé thích thú hơn.
Không so sánh với khả năng ăn hay cân nặng với các bé khác
Chúc các mẹ thành công khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật.