Trẻ nhỏ đang giai đoạn phát triển và tìm hiểu cuộc sống xung quanh nên những lời nói mà người lớn nói ra không tốt vô tình sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của trẻ sau này. Chính vì vậy mà các bậc làm cha, làm mẹ hãy chú ý đến những lời nói của mình để tránh làm tổn thương trẻ cũng như giúp trẻ phát triển một cách tốt hơn.
Tạo cho bé thói quen ăn uống đúng trình tự
Việc cha mẹ nói: “Con sẽ không được ăn đồ tráng miệng nếu như không ăn hết bát cơm này” sẽ làm giảm đi niềm vui từ bữa ăn của trẻ. Thậm chí những câu nói này của cha mẹ sẽ vô tình khiến con bỏ bữa, không chịu ăn. Thay vào đó các mẹ có thể nói tinh tế hơn như “Cả cơm và đồ tráng miệng đều rất ngon. Nhưng trước hết mình sẽ ăn cơm, sau đó là món tráng miệng nhé”. Với câu nói này chắc chắc bé sẽ thấy được tầm quan trọng của món ăn và có động lực cũng như thói quen ăn uống theo trình tự.
Không nên thúc giục con
Trong cuộc sống sẽ có lúc bạn vội vàng tới mức hối thúc những đứa con của mình phải nhanh trong mọi tình huống. Thế nhưng việc này sẽ chỉ làm con trẻ cảm thấy căng thẳng và khiến chúng cảm thấy tội lỗi. Điều này sẽ là bạn rối thêm và đương nhiên sẽ làm trì trệ đi thời gian của chính cha mẹ mà thôi.
Thay vì nói với con “Nhanh lên, con có biết bố/mẹ sắp muộn giờ làm rồi không?”…khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi thì mọi người có thể nói những lời dễ nghe hơn như: “Các con đừng vội, cùng xem ai là người đầu tiên mang giày nhé!”. Không những rèn cho bé tác phong nhanh nhẹn mà việc tạo những cuộc thi nho nhỏ này còn giúp bé luôn có tâm lý thoải mái.
Không nên khen con mọi lúc mọi nơi
“Mẹ rất tự hào về con!” – Cụm từ này nghe có vẻ dễ nói nhưng lại rất gượng gạo, mơ hồ. Cha mẹ cần phân biệt được những việc nào đòi hỏi sự cố gắng và những công việc đơn giản. Bởi khi khen ngợi trẻ vì mọi điều nhỏ nhặt nhất từ việc kết thúc bữa tối cho đến vẽ một bức tranh, lời khen đó sẽ trở nên vô nghĩa.
Thay vào đó, hãy cố gắng khen ngợi những điều cụ thể liên quan đến thành tích của con bạn và khuyến khích chúng tự phê bình và tự hào về những điều chúng đã làm rất tốt: “Con phải tự hào về công việc của mình!”.
Không nên so sánh, “làm mất mặt con” trước người khác
Những câu nói mà các bậc phụ huynh hay nói với con trẻ như “Bố/mẹ thật xấu hổ về con” sẽ vô tình khiến trẻ bản thân cảm thấy kém cỏi. Thậm chí có những trường hợp trẻ trở nên hung dữ hơn và càng làm mọi việc theo hướng tồi tệ hơn.
Thay vì la mắng trẻ không mang lại tác dụng gì thì cha mẹ cố gắng giải thích những gì chưa đúng trong hành vi của con đề chúng không tái phạm nữa. Mọi người có thể nói: “Việc con làm hôm nay khiến mẹ hơn buồn vì…”
Không nên nói “Để mẹ yên”
Nhiều ông bố bà mẹ bận bịu công việc nên nhiều khi về nhà thường sẽ rơi vào trạng thái bực bội và khó chịu đối với con trẻ dẫn tới khi trẻ có việc gì muốn nói, muốn nhờ vả mọi người thường nói “Để mẹ yên” hay “đừng đụng vào mẹ” sẽ vô tình khiến con bạn suy nghĩ rằng ba mẹ chẳng cần chúng.
Mọi người phải hiểu rằng khi những đứa trẻ không có đủ sự hỗ trợ, yêu thương của cha mẹ trong thời thơ ấu, chúng sẽ ít có khả năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với cha mẹ khi chúng trưởng thành. Chính vì vậy nếu bạn không thể cho con bạn tất cả sự chú ý của bạn ngay lập tức thì hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn một vài phút để hoàn thành những việc bạn làm: “Đợi mẹ hoàn thành việc này, rồi chúng ta sẽ nói chuyện, được chứ?”.
Có thể thấy những thói quen, câu nói thường ngày của cha mẹ đôi khi lại làm ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của trẻ sau này. Chính vì vậy để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất cha mẹ nên chú ý hơn đến những lời nói đối với con trẻ.