Mẹ thắc mắc không biết con mình đã ăn no hay chưa, có nên tiếp tục cho bé ăn nữa hay không? Mọi người hãy cùng theo dõi thông tin về những dấu hiệu nhận biết con đã ăn no dưới đây nhé!

Dấu hiệu khi bé đã ăn no và lưu ý

Nếu mẹ cho con ăn lúc con mới thức thì loại trừ được khả năng con ngủ gật trước khi bú no. Nếu con nhả ti, khi cho bú tiếp hoặc đổi bên ti mà con không ăn nữa và “thỏa mãn” tức là con đã no. Nếu con không ăn nữa nhưng cáu kỉnh là bụng vẫn còn hơi, mẹ cho con ợ hơi rồi bú tiếp. Nếu sau khi bú 45 phút – 1 tiếng mà con khóc, đấy là lúc cho con đi ngủ. Không phải lúc cho con ăn!

Giai đoạn 4 – 6 tháng: Lúc này, con có khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn, mẹ nên chuyển cho con ăn cách nhau 4 giờ, nếu mẹ vẫn cho con ăn cứ cách 3 giờ thì con lại quay lại ăn không đủ no và ăn vặt. Nhiều bé tự chuyển bằng cách đòi ăn muộn hơn, nếu mẹ tôn trọng nhu cầu của con và “nói chuyện” với con tốt sẽ nhận thấy sau 3 tiếng, bé vẫn chưa đưa ra tín hiệu đói, mẹ tôn trọng con và cho con ăn lúc con cần.

Lưu ý:

Bé cần mút để tự trấn an, đây là phản xạ tự nhiên. Nếu mẹ cho con ngậm ti giả mà con vẫn không thỏa mãn; con ngủ đủ giấc (không mệt mỏi) và đã được thay đổi tư thế chơi mà vẫn không thỏa mãn, đó có thể là lúc bé cần ăn. Lúc này bé mút tốt hơn và “biết” bao nhiêu là đủ cho cái dạ dày tí hon của mình nên mẹ đừng ngần ngại cho con ti giả để xem bé có thực sự đói hay chưa nhé.

Giai đoạn bé đã nhận biết môi trường xung quanh rồi nên mẹ cho con ăn ở nơi yên tĩnh để bé ăn tập trung. Nhiều bé cực hiếu động quay đầu khắp nơi, đấy là lúc mẹ nên mặc áo hoa hoặc vắt một cái khăn nhiều màu qua vai để bé có cái “giải trí” khi ăn!

Nhiều mẹ đã cho con ăn dặm vào thời gian này. Tuy nhiên cho bé ăn dặm quá sớm rất dễ gây dị ứng thức ăn và các vấn đề tiêu hóa. Dạ dày bé còn non nớt và còn ít enzyme giúp bé xử lý các thức ăn khó tiêu và tiêu hóa chúng, vì thế nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm có thể gây nên các vấn đề tiêu hóa và hỏng dạ dày con nên các mẹ cần chú ý đến việc cho bé ăn dặm.

(Tham khảo) BẢNG HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾT ĐI

Giai đoạn 1 Chất lỏng Thức ăn Kết cấu
12 – 24 tháng Sữa mẹ – sữa bột

– Sữa tươi

nguyên kem –

Nước ép các loại quả – Nước

Lượng ăn trong ngày:

• Sữa – các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phomat, kem, pudding…) = tổng tất cả 480ml.

• Ngũ cốc chứa nhiều sắt = tổng 8sg (khoảng 2 – 3 lát bánh mì dài Pháp).

• Hoa quả tươi, đông lạnh, đóng hộp và/hoặc

100% nước hoa quả. HOA QUẢ ĐỂ NGUYÊN TỐT HƠN NƯỚC HOA QUẢ = 1 bát ăn cơm.

• Rau củ = 1 bát ăn cơm.

• Protein = I5g = 1/ 3 miếng  lườn gà hoặc 1 quả trứng.

Đã sử dụng được mật ong.

Các thức ăn giống của bố mẹ, có thể làm mềm hơn và hạn chế nêm gia vị.
Giai đoạn 2 Chất lỏng Thức  ăn Kết cấu
24 – 36 tháng Sữa tươi – Nước

– Nước rau củ, hoa quả

• Sữa tươi (nguyên/tách kem, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho-mát, kem, pudding) = tổng tất cả 480ml.

• Ngũ cốc 

• Hoa quả (tươi, đông lạnh, đóng hộp, khô và/hoặc 100% nước hoa quả nguyên chất (không pha). NHẤN MẠNH QUẢ ĐỂ NGUYÊN TỐT HƠN NƯỚC QUẢ =1-1,5 bát cơm.

• Rau củ = 1,5 bát ăn cơm.

• Protein = i6g.

Thức ăn giống như thức ăn của cha mẹ. Hạn chế nêm mắm muối gia vị.

 

 

 

Lưu ý:

Không bao giờ ép con ăn.

Không nên ép con ăn
Không nên ép con ăn

Chỉ cho con ăn khi con đói. Khi con quay sang “chơi” với thức ăn hơn là ăn, đó là lúc nên dừng bữa ăn và chuyển sang hoạt động khác.

Bé nên có ghế để tự ngồi ăn. Sự giúp đỡ của bố mẹ hạn chế dần từ tháng thứ 9.

KHÔNG BAO GIỜ NÊM MUỐI, ĐƯỜNG, NƯỚC MẮM, HẠT NÊM VÀO THỨC ĂN CỦA CON!

Nếu có thời gian các mẹ tự làm hoa quả nghiền cho con, bỏ vào khay đá cho con ăn dần. Khi rã đông mẹ để xuống ngăn mát qua đêm.

Thức ăn đóng lọ của Tây là đồ ăn vặt vì khi qua chế biến công nghiệp lượng dinh dưỡng đã mất đi rất nhiều! Không phải cái gì của Tây cũng tốt! Khi đi xa/đi du lịch có thể sử dụng thay thế cho tiện nhưng không nên lạm dụng sử dụng lâu dài.