Nhiều cha mẹ băn khoăn việc xuất hiện thêm em bé thứ 2 sẽ làm trẻ thấy tình yêu mà cha mẹ dành cho mình không còn nhiều như trước. Liệu phải làm sao để bé có thể biết cha mẹ vẫn yêu bé như ngày nào. Dưới đây Cungconlonkhon.com sẽ chia sẻ những điểm cha mẹ cần chú ý khi con có anh chị em.

Giải pháp khi chuẩn bị sinh thêm em bé

Khi đứa trẻ biết rằng mình sắp có em, tự nhiên nó sẽ quay trở lại cư xử giống như em bé. Bản năng trẻ nghĩ là em bé sẽ chiếm được tình yêu của mẹ, vậy nếu mình cũng là em bé thì sẽ giành được mẹ. Khi ấy, nếu chỉ nói: “Con là anh/chị của em đấy!” thì sẽ thất bại.

Người mẹ phải cho con biết rằng con sẽ có em và khẳng định với con rằng: “Cho dù có em bé thì con vẫn là quan trọng nhất”, và bảo con hãy đối xử dịu dàng với em. Dạy con nói chuyện với em bé trong bụng, làm quen với em dần dần. Việc này nếu làm không khéo sẽ khiến trẻ lớn có tâm lý rằng em bé sẽ chiếm mất mẹ và sẽ đeo dính lấy mẹ. Nhưng nếu trẻ hiểu rằng mẹ vẫn luôn dành tình yêu cho mình thì sẽ cảm thấy yên tâm và dần dần sẽ có thể tách khỏi mẹ.

Cho dù có em thì con vẫn là quan trọng nhất

Sau khi em được sinh ra

Nếu chỉ quan tâm đến em bé sẽ khiến trẻ lớn không yên tâm, sẽ lại tè dầm, lại cư xử như thể mình là em bé. Cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến trẻ lớn. Khi chăm sóc em bé, trước tiên hãy nói chuyện với trẻ lớn thật nhẹ nhàng, xác nhận lại vị trí của trẻ, sẽ khiến trẻ không còn lo lắng nữa. vẫn thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi trẻ cư xử đúng, hãy ôm trẻ vào lòng và khen ngợi “Con thật là đứa trẻ ngoan.” Chẳng hạn khi thay tã cho em bé, nếu trẻ lớn đến bên cạnh, hãy ôm trẻ lớn vào lòng, hỏi xem trẻ có vui lòng để mẹ sẽ thay tã cho em không, khi trẻ thoải mái thì mới làm. Như vậy, trẻ sẽ càng ngày càng vui vẻ và ngoan ngoãn. 

Cha mẹ thử nhờ sự giúp đỡ của trẻ lớn

Như đã viết ở phần trước, nếu luôn ưu tiên và làm cho trẻ lớn thoải mái thì trẻ sẽ dần dần có thể tách khỏi mẹ. Khi ấy, mẹ có thể nhờ trẻ giúp đỡ và trẻ sẽ vui vẻ làm bất cứ việc gì. Thay vì bắt buộc, hãy làm cho trẻ luôn tích cực và tự nguyện giúp đỡ. Khi được giúp, hãy cảm ơn trẻ: “Con đã giúp được mẹ rất nhiều, mẹ cảm ơn con. Mẹ rất yêu con.” Và nhớ ôm con (trong 8 giây), tình cảm sẽ truyền qua da và những bất ổn, căng thẳng sẽ tan biến, con sẽ ngày càng trở nên hiếu thảo với cha mẹ. Tối đến có thể kê giường cho con ngủ gần. Kể cho con nghe truyện cổ tích. 

Tốt nhất một gia đình nên hai con

Gia đình có nhiều hơn hai con dễ sinh ra cãi nhau. Một người mẹ có nhiều hơn hai con cũng sẽ không thể nào chăm sóc đầy đủ cho các con được. Và nếu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến vấn đề đó thì thần sẽ bị căng thẳng quá mức đến phát bệnh. Nếu cố sức làm cái việc không thể làm được, thì kết cục xấu là khó tránh, vì vậy hãy dứt khoát ngay từ đầu là không để tình trạng đó xảy ra.

Một gia đình tốt nhất chỉ nên có 2 con

Chúng ta nên làm những việc khả thi với gia đình mình. Như vậy, cha mẹ sẽ được nghỉ ngơi, bầu không khí thoải mái trong gia đình sẽ truyền sang con, bản thân con cái sẽ được thư thả, không vội vàng. Chúng ta đừng để bị rơi vào “chủ nghĩa lý tưởng”, mà hãy theo “chủ nghĩa hai con”. Và nhớ không dùng cách mắng mỏ mà hãy khen ngợi thật nhiều. 

Không được để nảy sinh tính cạnh tranh

Cha mẹ phải biết cách đối xử để anh chị em trong nhà luôn yêu quý nhau, duy trì tình cảm gia đình. Nếu so sánh hai đứa trẻ tức là cha mẹ đã thất bại. So sánh về mặt cá tính thì không sao, nhưng nếu cùng học một vấn đề mà so sánh ai hơn là không được. Không được để trẻ lớn lên với tâm lý cạnh tranh, hãy nuôi dạy các con trong sự thông cảm với người khác.

Cha mẹ hãy luôn yêu thương và quan tâm đầy đủ đến trẻ lớn, bản thân trẻ sẽ không ghen tị với em, trong nhà sẽ không xảy ra sóng gió.

Hãy nhớ luôn khen ngợi và đối xử dịu dàng với con. Ôm con trong 8 giây. Và đừng quên áp dụng phương pháp ám thị 5 phút mỗi tối. 

Cần phải giáo dục con lớn thật tốt

Giáo dục đồng thời cả hai trẻ một lúc thì không cha mẹ nào làm được. Trong trường hợp đó, hãy lấy việc giáo dục con lớn làm trọng tâm, con thứ sẽ thông qua đó mà học hỏi. Khi con lớn đã được giáo dục đầy đủ rồi, sẽ trở thành tấm gương tốt, có sức ảnh hưởng tự nhiên đến con thứ, và con thứ sẽ còn phát triển tốt hơn nữa, cha mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý để không xảy ra tình trạng con lớn là trung tâm của gia đình, con thứ lại bị thiếu hụt.

Cha mẹ phải giáo dục con lớn thật tốt

Việc trông coi cả hai con là bất khả thi, vì vậy hãy nhờ chồng, ông bà, người giúp việc hoặc nhà trẻ giúp đỡ, trong thời gian đó thì người mẹ săn sóc đứa trẻ còn lại. Nếu không thể nhờ được ai khác, hãy cố gắng ở bên con lớn trong giờ ngủ trưa là được. 

Khoảng cách giữa hai trẻ

Giữa hai trẻ nên có một khoảng thời gian nhất định thì tốt hơn. Nếu sinh thêm con trong khi con lớn mới 2 tuổi, thì trẻ đó rất có khả năng sẽ ghen tị với em, và sẽ muốn quay lại làm em bé, khiến người mẹ khó lòng xoay xở.

Khi trẻ được 3 tuổi, sẽ có thể dần dần tách mẹ, không còn sốc với việc có em, đó là thời gian phù hợp để sinh thêm con. 

Nuôi con một

Đứa trẻ là con một thường bị cho là “có vấn đề”. Nhưng không phải đứa trẻ con một nào cũng kỳ quặc. Có nhiều trẻ con một được giáo dục rất tốt. Nếu cha mẹ có thể khéo léo hiểu được tâm lý của con, nuôi dạy con đúng cách, thì con một cũng sẽ phát triển như các trẻ khác. Tuy nhiên, có những điều mà nếu là con một thì sẽ không thể học được, mà nhất thiết phải có nhiều hơn. Riêng cá nhân tác giả mong muốn nếu có điều kiện thì sinh hai con.

Trẻ là con một trong gia đình vì không có ai là đối thủ, thông thường sẽ có vẻ trầm lặng. Nhưng khi lớn lên, hòa nhập vào tập thể, sẽ dần dần hiểu ra cách đối nhân xử thế, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy suy nghĩ để giúp con hòa nhập, biết thể hiện bản thân, biết phát huy năng lực và phát triển tài năng. 

Đứa trẻ giữa

Đứa trẻ ở giữa, vì có cả anh/chị, cả em, vì thế thường rất nhanh nhẹn. Với trẻ này, nếu cha mẹ quá lo lắng, trẻ sẽ trở nên yếu đuối, vì vậy hãy để trẻ phát triển tự nhiên là tốt nhất. Trẻ không như đứa lớn nhất, cũng không như đứa nhỏ nhất, hãy giáo dục trẻ như bản thân vốn có, trẻ sẽ trở nên rất tự tin.

Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên

Không can thiệp vào chuyện cãi nhau của các con

Khi các con cãi nhau, cha mẹ không quyết định ai đúng ai sai, cũng không cần can thiệp gì. Trẻ tự nhiên sẽ theo trật tự anh em, người lớn mà xen vào là hỏng chuyện.

Thông thường sẽ theo trẻ lớn, khi đó trẻ lớn sẽ cảm thấy thoải mái và sẽ cư xử tốt với em, quan hệ anh chị em trong nhà sẽ trở nên tốt đẹp. Tất nhiên sẽ có lúc trẻ lớn sai, cha mẹ cần dạy trẻ điều gì không đúng.

Khi trẻ cùng chơi đồ chơi, nếu là đồ của trẻ lớn thì phải ưu tiên trẻ lớn. Nếu bắt trẻ lớn phải nhường đồ của mình cho em là không được. Hãy xác định rõ ràng quyền sở hữu và nói cho trẻ lớn hiểu điều đó.

Xem thêm>> Bí quyết để mẹ chọn trường mẫu giáo phù hợp cho con

Làm thế nào để phát triển nhiều đức tính tốt ở trẻ