Hãy tập cho con thói quen đọc sách thật nhiều

Đọc sách cùng con là một cuộc hành trình hoàn toàn khác biệt và mới mẻ, để tiếp tục trở thành người truyền cảm hứng cho con, đồng thời dần dần giúp con hình thành kĩ năng đọc và tự học thông qua việc đọc sách từ đó hình thành bí quyết để cha mẹ dạy viết cho con tốt hơn, các bố mẹ chắc chắn cần phải nhiều thời gian và công sức hơn. Hãy Cungconlonkhon.com chia sẻ bí quyết đó nhé!

Bí quyết để trẻ đọc tốt từ sách tranh

Giúp trẻ hiểu sách tranh qua trải nghiệm thực tế

Cha mẹ hãy nhớ rằng muốn nuôi dạy trẻ tốt phải làm cho trẻ thích sách tranh và phải đưa được càng nhiều từ ngữ vào đầu trẻ càng tốt. Sách tranh là sách có hình ảnh, không phải là truyện tranh.

Hãy đọc sách tranh thật nhiều

Cho trẻ được tiếp xúc với thực tế những gì đã thấy qua sách. Ví dụ, trẻ thường xuyên xem sách về các con vật, hãy đưa trẻ đến công viên để được trực tiếp nhìn thấy voi, ngựa vằn, …trẻ sẽ cảm thấy rất thú vị và sẽ nhớ rất lâu. Với những trẻ không bao giờ được xem sách, không biết tên các con vật, khi đến công viên, cũng sẽ chỉ thấy “nhiều quá, nhiều quá”, nhưng sẽ quên ngay.

Hãy tập cho con thói quen đọc sách thật nhiều

Cách đọc sách tranh, xem sách tranh

Đọc cho trẻ nghe cuốn sách mà trẻ thích. Đọc đi đọc lại, đọc đến nhàu nát cả cuốn sách, sẽ nâng cao khả năng đọc, khả năng suy nghĩ của trẻ.

Hãy vẽ cho trẻ các hình mà trẻ thích. Phát triển những gì mà trẻ có hứng thú là cách tốt nhất.

Khi trẻ không tập trung xem sách

Thời kỳ 8 tháng tuổi trẻ luôn thích lật sách sang trang tiếp theo. Cho trẻ được mở theo ý mình, rồi đọc ở trang mà trẻ chọn. Như thế,trẻ sẽ lại tập trung lắng nghe. Mặt khác,trẻ cũng sẽ thích cuốn này, không thích cuốn kia, hãy đọc cuốn mà trẻ muốn. Thường xuyên mua thêm sách mới cho trẻ.

Có khi, trẻ chỉ nghịch sách chứ không xem. Khi đó hãy tìm cách dán sách lên tường và đọc từ xa.

Không đọc sách cho hai anh (chị) em cùng lúc

Trẻ lớn có sách thích hợp với trẻ lớn, trẻ nhỏ có sách của trẻ nhỏ. Không đọc cho cả hai cùng một lúc.

Mục tiêu là 300 cuốn mỗi năm

Hãy đọc thật nhiều cho trẻ nghe. Có những bà mẹ mỗi ngày đọc cho con tới 5 -10 cuốn. Công cụ giáo dục mới, sách mới, với trẻ bao nhiêu cũng không thừa. Cha mẹ hãy luôn có suy nghĩ đem đến cho con những điều mới mẻ. Một cuốn sách mà đọc đi đọc lại quá nhiều sẽ khiến trẻ thấy chán, không muốn học nữa. Cha mẹ cần chú ý không để tình trạng đó xảy ra.

Có thể mượn sách của thư viện, của bạn bè,miễn là có thể đọc càng nhiều càng tốt. 

Phương pháp xây dựng khả năng đọc sách

Để trẻ đọc sách tốt, hàng ngày hãy đọc thật nhiều sách tranh cho trẻ nghe. Đến khi trẻ có thể đọc thì cho trẻ tự đọc. Ban đầu, cho trẻ đọc những cuốn đơn giản. Sách có nhiều tranh, ít chữ, dễ đọc, sẽ khiến trẻ rất thích thú. Với loại sách này, hai mẹ con vừa đọc vừa lấy tay chỉ vào từng chữ. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ nhớ được mặt chữ. Đọc được khoảng 10 cuốn, trẻ sẽ phát huy được khả năng đọc sách.

Mẹ cần xây dựng phương pháp đọc sách cho con hợp lí

Trò chơi giúp nâng cao khả năng đọc

Phụ huynh có thể tham khảo năm phương pháp sau:

  • Tìm card ghi chữ cái.
  • Chơi trò xếp chữ và tranh thành cặp.
  • Ghép chữ bằng các tấm card ghi chữ cái.
  • Hai mẹ con tự vẽ tranh, viết chữ để làm thành sách (khoảng bốn trang).

Đọc thành tiếng và đọc thầm

Khi trẻ đã đọc sách tốt, hãy cho trẻ luyện đọc thành tiếng nhiều lần. Luyện tập chăm chỉ hàng ngày, trẻ sẽ đọc trôi chảy. Khi đã có thể đọc thành tiếng trôi chảy, hãy cho trẻ đọc thầm. Điều quan trọng là phải luyện đọc thành tiếng cho thành thạo trước. Hàng ngày đều phải luyện, sáng, trưa, tối, có cơ hội là cho trẻ đọc.

Giúp trẻ nói tốt

Khi đọc sách cho trẻ nghe, hãy đọc thật diễn cảm. Như vậy, trẻ cũng sẽ học theo. Hai mẹ con hãy ghi âm tiếng nói, sau đó nghe lại, sẽ thấy rõ hơn.

Có thể cho trẻ đứng lên bục và đọc sách như thể đang biểu diễn, trẻ cũng sẽ cố gắng đọc hay hơn.

Nâng cao khả năng hiểu nhờ sách tranh

Để trẻ có thể lý giải tốt vấn đề, hàng ngày hãy đọc cho trẻ khoảng 5-6 cuốn sách tranh. Hãy hình ảnh hóa câu hỏi, để nâng cao năng lực lý giải. Chọn những cuốn đơn giản, hai mẹ con vừa chỉ tay vừa đọc.

Phát triển khả năng nghe

Để trẻ biết lắng nghe, hãy kể chuyện Momotaro. Cho trẻ chơi trò Three-hunt (một loại bài tây có hình và tên các con vật,các động tác). Trò chơi này sẽ giúp trẻ tăng khả năng chú ý và lắng nghe.

Bí quyết để viết tốt 

Tập viết cho đúng

Phải có vở tập viết, viết đi viết lại hàng ngày. Bút cũng phải tập cầm cho chính xác. Để viết đẹp chỉ có cách chăm chỉ luyện tập. 

Dạy trẻ vẽ những tranh đơn giản

Quan điểm vẽ tranh không cần phải dạy là sai, như thế lớn lên trẻ khó lòng biết vẽ. Việc dạy để trẻ biết vẽ những đường nét cơ bản là rất cần thiết, sau đó hãy để trẻ vẽ tự do. Khi trẻ vẽ, hãy hỏi xem vẽ cái gì, rồi hướng dẫn trẻ vẽ cho đúng.

Thường xuyên tập vẽ, trẻ sẽ vẽ được các hình cơ bản, khả năng vẽ sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Giúp trẻ có hứng thú viết

Nếu trẻ không thích viết, hãy thử gợi ý trẻ viết thư cho ông bà xem sao. Viết thư gửi cho bố khi đang đi làm cũng được. Bố về, hãy đọc và khen ngợi. Tự làm sách tranh cũng là cách hay để dạy trẻ.

Hãy nghĩ ra nhiều cách để việc viết trở nên thú vị.

Hãy tạo cho con hứng thú để con tập viết

Làm nhật ký tranh, nhật ký ghi chép quá trình trưởng thành

Hàng ngày cha mẹ hãy cho trẻ giấy để trẻ tự vẽ tranh, hỏi xem trẻ vẽ gì, rồi ghi tiêu đề vào. Không vứt bỏ những tranh trẻ đã vẽ mà lưu giữ lại. Sau này xem lại sẽ thấy rất thú vị. Mục tiêu là trẻ biết viết khi được 3 tuổi. Hàng ngày hãy dạy con ghi lại những việc đã xảy ra: “Những gì con nói với mẹ, con hãy viết ra rồi đưa cho mẹ xem nhé!”. Dần dần, trẻ sẽ biết cách thu thập và ghi chép.

Nhớ là không được chê bai những điều trẻ viết. Phải tìm ra những điểm tốt và khen ngợi. 

Dạy trẻ viết văn

Trong một cuốn sách viết riêng về bồi dưỡng tài năng văn chương cho trẻ, tác giả nêu ra một số điểm mấu chốt sau

  • Đầu tiên dạy trẻ viết về màu sắc. Có màu sắc, câu văn sẽ có tính hình ảnh.
  • “Con dùng màu gì?”
  • “Màu đỏ ạ”
  • “Vậy con hãy thử viết câu: Bé Yuki đi chiếc xe ba bánh màu đỏ.”
  • Tiếp theo, hãy dạy trẻ viết về âm thanh, chú ý đến trích dẫn lời người khác, ví dụ: Mẹ gọi: “Ăn cơm nào!”
  • Dạy trẻ miêu tả hình khối, chú ý dùng các yếu tố so sánh, ví dụ: Cánh đồng giống như một tấm thảm màu xanh.
  • Trình bày cảm nghĩ của mình. Không viết tất cả cùng lúc mà hãy nhìn từng phương diện một.
  • Cho trẻ đọc văn của những bạn cùng lứa và viết lại.Không chỉ viết về những việc đã xảy ra, qua đó hãy miêu tả lại cả hoàn cảnh và cảm nhận của mình.

Dạy trẻ cách ngắt câu

Dạy trẻ theo cách trên, khả năng viết sẽ rất tốt. Lưu ý là dạy cùng lúc tất cả mọi thứ sẽ dẫn đến nhàm chán, vì vậy hãy dạy từng chút một.

Xem thêm: Bí quyết để phát triển trẻ từ các hoạt động vui chơi