Một đứa trẻ có khả năng phát triển hay không? Có thể trở thành thiên tài hay không, tất cả phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ. Bài viết dưới đây Cungconlonkhon sẽ chia sẻ đến với mọi người phương pháp dạy trẻ của gia đình phương Đông và phương Tây để mọi người có những kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ.

Thuyết tiến hóa của Đác-uyn nói rằng: “Vạn vật luôn luôn có sự cạnh tranh, kẻ thắng sẽ tồn tại”. Đối với việc giáo dục trẻ em cũng vậy, chỉ những người được giáo dục tốt mới có thể phát triển và giành được thành công trong xã hội đầy cạnh tranh này.

Những khác biệt trong giáo dục gia đình phương Đông và phương Tây

Có thể nói cha mẹ là người thầy đầu tiên của đứa trẻ, điều đó đặt lên vai cha mẹ một trách nhiệm nặng nề, đó là sự nghiệp đào tạo, nuôi dưỡng những thế hệ hậu sinh. Phương pháp giáo dục gia đình truyền thống phương Đông là giáo dục làm người, chú trọng tới giáo dục tình cảm và giáo dục đạo đức. Cha mẹ luôn dạy con cái phải tôn trọng người lớn tuổi, phục tùng sự quản lý, vì thế chúng luôn phải nghe lời và chấp hành một cách tuyệt đối, không bao giờ dám chống lại.

Những khác biệt trong giáo dục gia đình phương Đông và phương Tây

Ngược lại, ở các nước phương Tây giáo dục gia đình lại chú trọng đến “dạy cách làm việc”, cha mẹ giáo dục con cái từ nhỏ về ”cách sinh tồn”, dạy trẻ tính độc lập và sáng tạo. Vì vậy, giáo dục gia đình kiểu phương Tây khiến trẻ em ở đó hết sức tự tin, có cá tính và tràn đầy sức sống.

Đối chiếu sự khác biệt giữa hai cách giáo dục tại những gia đình phương Tây và phương Đông, chúng ta có thể thấy, giáo dục gia đình phương Đông là “kiểu giáo dục khép kín” còn giáo dục gia đình phương Tây lại là “giáo dục mở, tự do”. Hai cách “trồng cây” này mang lại những kết quả khác nhau, một cây là mầm non ở trong lồng kính, còn một cây là tùng bách giữa bốn mùa.

Những khác biệt trong giáo dục gia đình phương Đông và phương Tây

Kết quả của hai phương thức giáo dục đó hoàn toàn khác nhau. Một kiểu giáo dục vô tình làm cho trẻ nảy sinh tính ỷ lại, rất lâu mói có thể trưởng thành, tự lập được; một kiểu giáo
dục mang tính tự lập, có sức sáng tạo và tràn đầy niềm tin, sức sống.

Ảnh hưởng của môi trường đến giáo dục trẻ

Có thể thấy gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình trưởng thành của trẻ. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ được thể hiện:

Thứ nhất là ảnh hưởng của môi trường gia đình

Đa số chúng ta đều sống trong gia đình có quan hệ huyết thống. Cha mẹ thường là cha mẹ đẻ. Tục ngữ có câu: “Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột con rồi cũng biết đào hầm” hay “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Đây không phải là một điều bất biến, nhưng nó nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường gia đình đối vói sự phát triển của trẻ.

Ví dụ, một cặp vợ chồng có trình độ văn hoá không cao, tố chất bình thường thì khó mà tìm hiểu các vấn đề một cách tích cực; thậm chí còn áp dụng những phương pháp giáo dục tiêu cực đối với trẻ. Từ đó mang lại cho trẻ những hiểu biết, quan niệm sai lầm, điều đó ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách và tư duy, cách giải quyết vấn đề của trẻ sau này.

Còn đối với cặp vợ chồng có tố chất, có trình độ văn hoá nhất định sẽ tích cực tìm hiểu, tham khảo các phương pháp dạy con để sự phát triển của con được hoàn thiện, dạy con có thói quen chủ động suy nghĩ, tư duy giải quyết các vấn đề.

Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường nhà trường

Khi một đứa trẻ bắt đầu đến trường, môi trường nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến con đường đi sau này của trẻ như thế nào, trở thành kiểu người như thế nào. Một mặt, trường học là nơi truyền thụ tri thức, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện trí lực, nhân cách cũng như hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho học sinh. Mặt khác, tố chất, đạo đức của người thầy truyền đạt tri thức cũng có ảnh hưởng đến cá tính của trẻ. Vì vậy, việc vào một trường học tốt hay gặp được một thầy giáo giỏi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền đồ và cuộc sống của trẻ. Điều đó giải thích vì sao ngày nay các bậc phụ huynh phải tốn biết bao công sức, tiền của để chạy cho con vào học ở các trường điểm, các trường đại học danh tiếng.

Thứ ba là ảnh hưởng của quyền uy

Trong con mắt trẻ thơ, bố mẹ là người có uy quyền. Nếu một đứa trẻ khóc, người cha hoặc người mẹ có thể nói: “Im ngay, nếu không bố (mẹ) đánh cho một trận bây giờ”… Thế là đứa trẻ im bặt không dám khóc nữa. Khi trẻ lớn lên, chúng lại áp dụng ngay cách suy nghĩ ấy để đối xử với kẻ yếu hơn chúng, tức là dùng phương thức “Kẻ mạnh đối với kẻ yếu” mà không hề nghĩ rằng làm như vậy là không đúng.

Khi trẻ trưởng thành và có gia đình riêng chúng lại áp dụng cách đó để dạy con cái của mình một cách rất bản năng và tự nhiên. Bởi lẽ phương thức giáo dục đó, chúng học được từ bố mẹ mình, nên chúng nghĩ chẳng có gì là sai cả.

Cũng như vậy, khi một đứa trẻ đến trường, nó sẽ cho rằng thầy giáo là người có quyền uy. Cô giáo bắt chúng khoanh tay chúng sẽ ngoan ngoãn khoanh tay, cô giáo mắng chúng là đồ ngốc, chúng sẽ cho rằng mình ngốc hơn các bạn thật, bởi vì nếu không, cô giáo đã chẳng mắng mình như vậy. Trẻ học được cách phục tùng từ cha mẹ và khi tiếp xúc với thầy cô, điều đó lại càng được tăng cường.

Trên đây là những chia sẻ về giáo dục trẻ trong môi trường phương Đông và phương Tây cũng như những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hi vọng những thông tin mà Cungconlonkhon chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ.