Cungconlonkhon – Chất đạm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, chính vì vậy mà các mẹ cần bổ sung thành phần đạm đầy đủ trong các bữa ăn dặm cho bé.
Tại sao nên bổ sung chất đạm cho bé trong quá trình ăn dặm?
Chất đạm hay protein là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé vì nó cung cấp năng lượng, cho phép cơ thể phục hồi khỏi những chấn thương và thúc đẩy sự phát triển của các cơ bắp. Nguồn chất đạm dồi dào nhất chính là những loại thịt, cá nhưng loại dưỡng chất này cũng tồn tại trong rất nhiều thực phẩm khác. Ngoài thịt, cá, tôm cua…thì các loại đậu, hạt dẻ, hạt hướng dương… đều chứa protein, các sản phẩm từ sữa cũng vậy.
Nhu cầu chất đạm cho bé ăn dặm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu chất đạm của bé từ 1 đến 3 tuổi vào khoảng 13g mỗi ngày. Ở tuổi từ 4 đến 8, bé cần 19g chất đạm mỗi ngày. Trong tuổi từ 10 đến 13, mức chất đạm cần cho hoạt động hàng ngày tăng lên 28g. Ở tuổi 15, một bé gái cần khoảng 46g trong khi bé trai cần khoảng 52g chất đạm mỗi ngày. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm rằng mình hoàn toàn cung cấp được cho trẻ có một chế độ ăn đầy đủ chất đạm.
Các thực phẩm giàu chất đạm cho bé ăn dặm
1, Thịt
Thịt lợn, thịt gà, thịt bò hay các loại thịt khác với hàm lượng đạm xấp xỉ như nhau. Các mẹ có thể đa dạng chế biến những món ăn dặm cho bé từ thịt để bé thích thú hơn khi ăn.
2, Tôm, lươn, cua và nhuyễn thể
Tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng chất đạm không kém so với thịt, cá. Đặc biệt với cua đồng khi nấu canh có nhiều chất đạm chất đạm hòa tan, dễ hấp thu và còn có thêm nhiều canxi tốt cho cơ thể của bé.
3, Cá và sản phẩm từ cá
Cá có hàm lượng chất đạm cao, chất lượng tốt và các acid amin cân đối, cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12. Tuy nhiên đối với cá khô mặc dù hàm lượng chất đạm cao hơn cá tươi nhưng mặn và dễ bị ẩm, mốc.
4, Trứng
Trứng là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất cho bé vì có đầy đủ các acid min cần thiết với tỷ lệ cân đối. Các mẹ có thể cho bé ăn trứng các loại như trứng vịt, gà, trứng cua, cá để đa dạng khẩu phần ăn của bé.
5, Vừng, lạc và các loại đậu đỗ
Hàm lượng chất đạm trong vừng, lạc cao nhưng so với đậu đỗ thì thấp hơn. Với đậu đỗ các mẹ có thể chế biến thành bột đậu, đậu phụ hay sữa đậu nành cho bé ăn dặm đều tốt cho sức khỏe của bé.
6, Sữa
Một thực phẩm giàu đạm cho bé trong quá trình ăn dặm không thể không kể đến đó là sữa. Với đầy đủ thành phần chất đạm, chất béo, đường, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt cho bé.
Chúc các mẹ nuôi con mạnh khỏe!