CungconlonkhonBài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với các mẹ những lời khuyên bổ ích từ chuyên gia Viện dinh dưỡng về chế độ ăn dặm của bé. Mọi người cùng theo dõi thông tin dưới đây:

Thời điểm cho bé ăn dặm theo viện dinh dưỡng

Trước khi tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé của viện dinh dưỡng, mẹ cần phải biết được nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất.

Nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào?
Nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm trẻ được 5,5 – 6 tháng các mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu sau sinh. Trẻ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Giai đoạn này trẻ cũng hoạt động nhiều hơn, hao năng lượng nhiều hơn. Nếu chỉ bú sữa mẹ con sẽ không được nhận đủ năng lượng để hoạt động trong ngày. Cũng theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều ảnh hưởng tới quy trình ăn sau này của trẻ.

Với trẻ dưới 6 tháng, nếu cho ăn dặm sớm con có thể dễ bị đau dạ dày. Trẻ còn bị ảnh hưởng tới vị giác và không được hưởng hoàn toàn sữa mẹ 6 tháng đầu đời, do mỗi lần bé ăn sẽ làm giảm đi một lần bú mẹ.

Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.

Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào theo chuyên gia dinh dưỡng?

Giai đoạn bé tập ăn dặm, mẹ nên đảm bảo bé vẫn được bú mẹ đầy đủ. Cho bé tập ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc dần để bé có thể làm quen từ từ với thức ăn, bé không bị tiêu chảy hay bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên đa dạng thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé… Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng, điều khiến các mẹ băn khoăn lớn nhất khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thường là cho bé ăn mấy bữa một ngày, cho bé ăn vào mấy giờ là hợp lý?

Bé 6 tháng tuổi chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày là đủ rồi. Mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc chọn thời gian ăn dặm cho bé. Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn dặm phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn được dung nạp từ bữa ăn trước.

Lưu ý: Dù mẹ học theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu nào đi chăng nữa, trong mỗi bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất bột đường, chất đạm, vitamin & chất xơ và chất béo.

tháp dinh dưỡng cho bé
Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm trong quá trình cho bé ăn dặm

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

+ Thức ăn nghiền, xay nhỏ và phải được nấu chín.

+ Thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng có thể kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau, củ quả. Đối với các bé từ 6 – 8 tháng, mẹ tuyệt đối tránh việc thức ăn không nhuyễn sẽ làm bé hóc.

+ Các bé từ 10 – 12 tháng đã có phản xạ nhai nên có thể “nhâm nhi” một chút thức ăn mềm của người lớn như cơm nhão, canh rau nấu nhuyễn, ruột bánh mì hay cháo, bột nghiền có thêm “chút cái” để kích thích nướu giúp răng trẻ phát triển.

Phối hợp các nhóm thức ăn 

  • Cân đối mức độ hợp lý giữa các nhóm thức ăn bổ sung tinh bột như: khoai, gạo, mì.., bổ sung chất đạm như: thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm… Đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất như: cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…,bổ sung chất béo như: dầu, mỡ…
  • Không nên cho bé ăn lặp đi lặp lại một loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng bé thừa chất này nhưng thiếu chất khác. Nên bổ sung thêm nước hoa quả nhưng tránh cho bé uống vào ban đêm.
  • Súp gà là món ngon bổ dưỡng, kích thích cảm giác ngon miệng cho bé. Với nguyên liệu đơn giản, mẹ có thể dễ dàng học cách nấu súp gà cho bé để đảm bảo bữa ăn dặm đủ chất.

Ăn đúng giờ 

  • Các mẹ nên lập thời gian biểu ăn uống cho bé và nghiêm chỉnh thực hiện để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Thời gian đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày với lượng thức ăn ít.
  • Sau đó từ từ rút dần còn 5 bữa rồi 2 bữa/ngày và tăng dần lượng thức ăn. Các bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 giờ để bé kịp tiêu hóa thức ăn.

Tạo hứng thú cho bé khi ăn 

Để mỗi bữa ăn trở thành khoảnh khắc yêu thích của bé, mẹ cần tạo không khí vui vẻ cho bé như: chọn yếm, tô, chén, muỗng nhiều màu sắc, nói lời khen ngợi bé, cho bé ngồi chung với những người khác trong nhà để tạo cảm giác đông vui.

Vệ sinh an toàn thực phẩm 

Đối với thực phẩm ăn dặm của bé các mẹ luôn nhớ đồ ăn phải được đun sôi, nấu chín khi chế biến thức ăn cho bé. 

Đặc biệt, các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin cho bé cần phải rửa thật sạch trước khi chế biến. Chọn mua thịt, rau củ quả tươi ngon. Trước khi ăn, mẹ và bé cần rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

5 điều các mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm theo thực đơn của viện dinh dưỡng

Thức ăn gây dị ứng

Mẹ cần hạn chế cho bé ăn những món có nguy cơ dị ứng như: Mật ong, lòng đỏ trứng chưa chín hẳn (lòng trắng trứng chỉ nên ăn sau khi bé được 1 tuổi), lạc (đậu phộng)…

Các loại thức ăn tanh như: Tôm, cá cần được chế biến loại bỏ mùi tanh thật kỹ.

Thức ăn nóng

Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn nóng vì có thể làm phỏng lưỡi và hỏng dạ dày non nớt của trẻ. Khả năng chịu đựng của người lớn cao hơn, do đó để thức ăn nguội đến mức chỉ còn âm ấm thì mới vừa với bé.

Mẹ nên thử thực phẩm trước khi cho bé ăn để tránh làm phỏng lưỡi của bé.

Nêm thức ăn cho bé với khẩu vị của người lớn

Các mẹ không được áp dụng khẩu vị của mình trong nêm nếm thức ăn cho bé. Thận bé còn non nớt sẽ phải hoạt động quá tải nếu lượng muối trong cơ thể bé cao lâu ngày dẫn đến bé bị suy thận và gây phù.

Chỉ cần cho vào một chút xíu muối iot hay nước mắm trong thức ăn của bé.

Bỏ việc cho bé bú sữa mẹ

Dù bé đã ăn dặm nhưng trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất và sức đề kháng tốt cho bé.

Nóng vội

Quá trình cho bé ăn dặm phải được thực hiện từng bước, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Các mẹ không nên thấy bé “chịu ăn” mà cố ép cho bé ăn nhiều.

Từ 6 – 9 tháng, bé nên bú sữa mẹ kết hợp với 2 – 3 bữa ăn dặm cho thực đơn một ngày. Còn từ 10 – 12 tháng, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ cùng với 3 – 4 bữa ăn dặm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

(Nguồn: Tham khảo)