Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ trẻ em sinh mổ đang chiếm khoảng 50% tổng số trẻ em chào đời. Vậy sức khỏe của trẻ sinh mổ cần được chăm sóc như thế nào? Có khác gì so với trẻ sinh thường không. Các chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ được tốt hơn!
Trẻ sinh mổ có những thiệt thòi gì so với trẻ sinh thường?
Trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch non yếu
Thông thường những gì thuận theo tự nhiên luôn là điều tốt nhất. Chính vì vậy đối với trẻ được sinh mổ sẽ mất đi một ít khả năng phát triển so với bé sinh thường và gặp nhiều vấn đề về hệ hô hấp, tiêu hóa…
Khi chào đời bằng phương pháp sinh thường, bé sẽ biết khom mình, lựa chiều phù hợp để chui ra ngoài. Bé sinh thường buộc phải ép ngực và lúc đó nước trong phổi sẽ ra hết, bé có hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Ngược lại đối với bé sinh mổ, khi không được sinh qua đường sinh tự nhiên của mẹ sẽ khiến phổi bé không được co thắt mạnh nên chất nhầy vẫn tồn đọng trong phổi sau ca mổ. Tình trạng này là nguyên nhân làm cho trẻ sinh mổ hay thở khò khè, ho trớ ra đờm và hay mắc các bệnh hô hấp về sau.
Hơn nữa đối với trẻ sinh thường, trong quá trình bé được hưởng nhiều hormon miễn dịch, giúp bé có sức đề kháng tốt. Trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động bình thường còn đối với trẻ sinh mổ thì phải mất đến 6 tháng để hệ miễn dịch của bé được hoàn thiện.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé
Ngoài hệ miễn dịch non yếu, phương pháp sinh mổ còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa của bé, dẫn đến 1 số triệu chứng thường xuất hiện như: nôn trớ, táo bón, tiêu chảy…
Bên cạnh đó 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế sự cân bằng hệ tiêu hóa là một yếu tố quan trọng để phát triển đến hệ miễn dịch của bé.
Khi sinh mổ, các lợi khuẩn nằm trong hệ tiêu hóa của bé nhiều hơn, có thể sản xuất các chất kháng thể chống lại các bệnh tật.
Dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc
Hiện nay có nhiều mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ vì ca sinh được hiến hành nhanh, đỡ đau hơn. Tuy nhiên khi sinh mổ thuốc gây mê sẽ dễ ngấm vào cơ thể bé, điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng.
Khó bú mẹ
Trẻ sinh mổ thường sẽ bắt nhịp cuộc sống chậm hơn so với trẻ sinh thường. Việc sinh mổ làm cho mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và bé cũng có phần hạn chế hơn. Do đó bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian đầu gặp nhiều khó khăn để chăm sóc bé chu đáo.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ có gì khác trẻ sinh thường?
Nhiều người nghĩ sinh mổ sẽ dễ dàng và đơn giản hơn nhiều so với sinh thường. Tuy nhiên chúng ta lại phải mất nhều thời gian hơn để hồi phục và cách chăm sóc trẻ sinh mổ cũng gặp nhiều vấn đề hơn. Sau đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ hiệu quả và an toàn mẹ có thể tham khảo:
Chăm sóc bằng phương pháp da kề da
Sau khi sinh xong, mẹ nên chăm sóc bé theo phương pháp da kề da. Lúc này hệ vi sinh đường ruột của bé vẫn có thể kích hoạt để tăng khả năng miễn dịch khi mới chào đời.
Hệ hô hấp của trẻ sinh mổ thường gặp nhiều vấn đề hơn so với trẻ sinh thường. Khi trẻ mắc chứng thở nhanh do dịch nhầy trong phổi không được đẩy ra ngoài, lúc này nhịp thở của bé không được ổn định, trẻ có thể thở nhanh-chậm thất thường.
Chính vì vậy sau khi mới sinh mổ xong, mẹ và người thân cần theo dõi nhịp thở của bé thường xuyên. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu thở gấp, khó thở thì cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời.
Chăm sóc bé bằng sữa mẹ
Phương pháp chăm sóc bé sau sinh tốt nhất được nhiều chuyên gia sức khỏe đánh giá cao đó là cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Sữa mẹ cung cấp cho bé lượng lợi khuẩn tốt như bifidobacteria và lactobacilii có lợi cho sự miễn dịch của bé. Các loại vi khuẩn này khi vào cơ thể bé sẽ kích hoạt hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng sau sinh cho bé.
Bổ sung sữa công thức khi chưa có sữa mẹ
Cũng như các bé sinh thường, trẻ sinh mổ cũng cần được bổ sung sữa ngay sau sinh. Trong trường hợp sữa mẹ chưa về, mẹ nên mang theo sữa công thức để bổ dung dưỡng chất kịp thời cho bé.
Sữa Aptamil Newzealand số 1 là dòng sữa công thức dành cho trẻ sinh mổ được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay. Sữa Aptamil Newzealand là sự kết hợp hoàn hảo giữa Prebiotics GOS:FOS (9:1) và Probiotic Bifidobacterum Breve M-16V. Đây là yếu tố quan trọng để cải thiện chức năng làm việc của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó các lợi khuẩn này giúp làm giảm đi triệu chứng dị ứng ở trẻ nhỏ.
Thăm khám bé sau sinh đầy đủ
Việc theo sát các chỉ định, yêu cầu tiêm phòng từ bác sỹ giúp mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe của bé và bé được ngăn ngừa các bệnh tật từ sớm.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y tế, khoa học mà cả mẹ và bé khi sinh mổ đều được đảm bảo tính an toàn cao tuy nhiên trẻ sinh mổ vẫn có nhiều thiệt thòi nhất định so với trẻ sinh thường. Chính vì vậy bố mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản trên đây để chăm sóc con yêu được tốt nhất. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, ba mẹ chăm con khoa học và an toàn!
Bài viết liên quan
>>> Bé quay đầu ở tuần bao nhiêu? Làm sao để biết bé quay đầu hay chưa?
>>> Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung nguy hiểm như thế nào