Chàm sữa ở trẻ em là một bệnh viêm da mạn tính phổ biến ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc chàm sữa ở trẻ em vào khoảng 20% trong đó 85% trường hợp chàm xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Dưới đây là các cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em hiệu quả mẹ có thể tham khảo.
Bệnh chàm sữa là gì?
Chàm sữa còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng, với đặc trưng là trên da xuất hiện các mảng da đỏ, khô. Các mảng da bị bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.Tuy nhiên, các cơ quan dễ mắc bệnh nhất là bé bị chàm sữa ở mặt, hai bên má, sau đó nó có thể lan ra ở cả tay, chân hoặc toàn thân. Lúc đầu, làn da chỉ nổi những nốt hồng, sau chúng biến thành các mụn nước, da có màu đỏ, nứt da. Một thời gian ngắn sau, các vùng da này sẽ bị tiết dịch, đóng vảy và gây bong tróc trên da.
Nguyên nhân gây nên bệnh
Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh này ở trẻ, thế nhưng theo ghi nhận được có một số nguyên nhân sau đây:
Trẻ sơ sinh có cơ địa bị dị ứng. Cha mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da,… thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Bé mắc lác sữa có thể do ảnh hưởng tử thức ăn của mẹ. Bởi khi trẻ bú mẹ sẽ chịu tác động trực tiếp của thức ăn. Nếu mẹ ăn nhiều hải sản, thức ăn giàu đạm mà cơ thể con không thể thích ứng sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề và gây ra dị ứng.
Tiếp đó, ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường sống hay lông của chó mèo và đồ chơi của trẻ không vệ sinh cũng dẫn đến chàm sữa ở trẻ
Top 5 cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em
Tránh các nguyên nhân gây chàm sữa
Để giảm tình trạng bùng phát chàm sữa, mẹ cần tránh hoàn toàn hoặc loại bỏ một phần nguyên nhân gây chàm sữa.
Ở trẻ sơ sinh, các nguyên nhân phổ biến gây chàm sữa thường là những tác nhân tiếp xúc trực tiếp với da bé.
Các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể
- Các tác nhân dị ứng từ môi trường: nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa, bụi….
- Quần áo sử dụng vài thô hoặc nhiều tơ, sợi, họa tiết cứng
- Mồ hôi
- Nước bọt của trẻ
Kiểm soát nhiễm khuẩn vết chàm
Dù chàm sữa xuất phát từ nguyên nhân nào thì yếu tố khiến chàm sữa nặng thêm, lâu khỏi, khó chữa là do tình trạng bội nhiễm, nhiễm khuẩn tại vùng da bị chàm. Do đó. các chuyên da da liễu thường khuyên dùng các loại dung dịch sát khuẩn ngoài da an toán cho trẻ hơn là sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong trường hợp bé bị chàm sữa.
Dưỡng ẩm, chăm sóc da
Mục đích: Đây là một bước rất quan trọng vì nó giúp tái tạo một hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, ngăn ngừa chàm sữa tái phát trong tương lai.
Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem, dầu hoặc thuốc mỡ. Mặc dù bé có thể thấy không thích các sản phẩm dưỡng ẩm dạng đặc như kem hay thuốc mỡ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ta rằng các dạng dưỡng ẩm đặc sẽ giúp giữ ẩm tốt hơn các dạng dung dịch cấp ẩm.
Bạn nên chọn các loại dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên. Vì các sản phẩm chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản có thể gây kích ứng nhiều cho da chàm của bé.
Tắm bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm
Tắm cho bé hằng ngày, thời gian tắm từ 5-10 phút/lần và dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm là một trong những biện pháp hiệu quả giúp giảm nhẹ tình trạng chàm sữa ở trẻ.
Một số lưu ý khi tắm cho bé:
- Nên sử dụng nước ấm, không dùng nước nóng để tránh làm khô da bé
- Không sử dụng các loại sữa tắm chứa nhiều chất tẩy rửa, tạo bọt, tạo mùi
- Quan sát sự thay đổi của da bé sau mỗi lần tắm, để kịp thời theo dõi tiến triển của tình trạng chàm sữa.
- Nhẹ nhàng lau khô cho bé bằng khăn mềm. Không nên để da bé ẩm ướt sẽ dễ gây nhiễm nấm, vi khuẩn, làm chàm sữa nặng thêm. Tuy nhiên cũng không nên lau quả khô, tốt nhất là nên giữ một độ ẩm nhất định cho da bé. Sau đó thoa các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da em bé.
Phương pháp quấn ướt
Trong trường hợp chàm sữa thể nặng, các bác sĩ nhi khoa có thể áp dụng phương pháp quấn ướt. Mục đích là giữ ẩm cho vết chàm sữa hiệu quả hơn.
Bước 1: Tắm cho bé bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng
Bước 2: Thoa một lớp kem dưỡng ẩm
Bước 3: Dùng 1 miếng gạc hoặc bông sạch, tẩm nước ấm, sạch và đắp lên bên trên
Bước 4: Quấn 1 lớp băng/gạc mỏng, khô bên ngoài để cố định, giữ trong 3-8 giờ
Xem thêm>> Tổng hợp các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Các biện pháp phòng ngừa chàm sữa ở trẻ em
Để phòng bệnh chàm sữa ở trẻ em, các mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và tạo môi trường sống thoải má cho bé. Dưới đây là các biện pháp các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
Chế độ dinh dưỡng: Nên để bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt khi trẻ đang ở độ tuổi sơ sinh. Các mẹ chỉ nên cho con ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Đồng thời, không nên để bé ăn sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, sữa, thực phẩm lên men…
Vệ sinh thân thể bé thường xuyên: Các mẹ không nên tắm cho bé bằng các loại xà phòng, sữa tắm trong thời gian quá lâu. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm cho bé đẻ tránh gây kích ứng da.Việc tắm bằng nước ấm là điều cần thiết, vì nó sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho con.
Thường xuyên vệ sinh môi trường sống: Đây cũng là một biện pháp tốt khi muốn chữa bệnh chàm sữa. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không để nhiệt độ phòng thay đổi quá nhanh, cung cấp được độ ẩm cần thiết… sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm>> Chia sẻ 5 cách giảm đau sau khi tiêm phòng cho bé