Trẻ bị chảy dãi nhiều khiến cha mẹ hoang mang, lo lắng không biết xử lý nhưng thế nào? Liệu đây có được xem như là một bệnh trẻ em hay không? Mọi người hãy cùng Cungconlonkhon tham khảo thông tin dưới đây.
- 6 giải pháp giúp mẹ chăm sóc da bé mùa đông
- Trẻ hay ốm vặt và các bài thuốc dân gian cho bé cực kì hiệu quả
Vì sao trẻ chảy nước dãi?
Nước dãi có thể hiểu là dòng chảy của nước bọt từ trong miệng trẻ được sản xuất dư thừa hoặc khi nước bọt không được lưu giữ dưới sự kiểm soát của khoang miệng.
Chảy dãi là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ em. Đó là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ở một số trẻ, tuyến nước bọt hoạt động nhiều nên có hiện tượng tăng tiết nước bọt, trẻ hay chảy nước dãi. Không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, mà khi ngủ và ban đêm, dãi vẫn có thể chảy.
Chảy dãi ở trẻ được chia làm 2 loại: Chảy dãi sinh lý và chảy dãi bệnh lý.
Chảy dãi sinh lý
Chảy dãi là hiện tượng thường thấy ở bé trong thời kỳ sơ sinh. Bé từ 3-4 tháng tuổi là giai đoạn tuyến nước bọt phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tiết ra cũng tăng lên. Tuy nhiên, chức năng nuốt nước bọt chưa hoàn thiện, khoang miệng còn nông, động tác ngậm miệng và nuốt còn chưa phối hợp chặt chẽ nên có hiện tượng chảy dãi.
Từ 6-7 tháng bé bắt đầu mọc răng, sự kích thích thần kinh trong khoang miệng do mọc răng cũng dẫn đến tăng tiết nước dãi. Với sự nhú lên của một chiếc răng mới, bé sẽ gặp khó chịu nhất định và bắt đầu chảy nước dãi quá mức. Một số các triệu chứng mọc răng ở bé mà bạn có thể nhận biết như: nhai tất cả mọi thứ trong tầm tay, khó chịu, thiếu ngủ, bồn chồn hoặc có thể bị sốt. Thường sau quá trình mọc đủ răng sữa, hịên tượng chảy nước dãi sinh lý này sẽ tự nhiên mất đi. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy bé bị chảy dãi nhiều trong độ tuổi này vì đây là dấu hiệu bình thường trong chu kỳ phát triển của trẻ.
Chảy dãi bệnh lý
Hiện tượng bé bị chảy nước dãi sinh lý thường mất đi khi bé đã lớn. Có một số ít trẻ khi lớn vẫn tiếp tục có hiện tượng tăng tuyến nước bọt. Đây là biểu hiện của bệnh lý nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến, có liên quan đến yếu tố thần kinh, khi ấy cần phải khám và điều trị ở các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nội tiết, Tiêu Hoá.
Hiện tượng chảy dãi của trẻ từ 1 – 24 tháng tuổi
Việc tăng tiết nước bọt ở trẻ sơ sinh là điều hết sức bình thường và thậm chí nó còn hỗ trợ cho sự phát triển của các bé. Ở một đứa trẻ, mức độ chảy nước dãi có thể biểu hiện từ nhẹ đến quá mức trong các giai đoạn khác nhau của chúng.
1. Từ 1 − 3 tháng tuổi
Khi trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng, đôi khi mẹ có thể quan sát thấy bé không hề chảy dãi chút nào. Người ta lý giải việc chảy nước dãi rất hiếm xảy ra tại thời điểm này, vì bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa. Vì vậy, bé hoàn toàn có thể không chảy nước dãi trong khoảng thời gian này hoặc thậm chí là sau đó. Nhưng vẫn có một số bé bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.
2. Giai đoạn 6 tháng tuổi
Vào lúc này, việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp diễn khi bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn này và điều đó có thể là nguyên nhân khiến bé nhỏ dãi nhiều hơn.
3. 9 tháng tuổi
Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết trườn và bò. Chúng có thể tiếp tục chảy dãi khi quá trình mọc răng vẫn diễn ra.
4. Trẻ được 15 tháng tuổi
Đến 15 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu biết đi và chạy, nhưng chúng có thể không chảy nước dãi khi đang đi hoặc chạy. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu hứng thú với một hoạt động nào đó mà đòi hỏi sự tập trung, lúc này bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.
5. 18 tháng tuổi tuổi
Trẻ sẽ không tiết nước bọt nhiều khi đang sinh hoạt bình thường hoặc trong quá trình tham gia vào các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng vận động linh hoạt. Thế nhưng, chúng vẫn có thể chảy nước dãi trong khi được cho ăn hoặc đang mặc quần áo.
6. 24 tháng
Vào thời điểm này, hiện tượng nhỏ dãi giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí là không còn thấy ở trẻ.
Hi vọng với những thông tin mà Cungconlonkhon chia sẻ về vấn đề trẻ bị chảy dãi nhiều trên đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc và lo lắng của các mẹ.