Cungconlonkhon – Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc trẻ bị lẹo ở mắt phải làm sao? Mọi người hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
- Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nhiễm virus Adenovirus
- Bảo vệ đôi tai của trẻ sơ sinh và những câu hỏi liên quan
Bệnh lẹo mắt là gì?
Mắt bị lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sẽ sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo.
Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, ở mi trên hoặc ở mi dưới. Sau 3-4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Có 2 dạng lẹo mắt chính đó là:
Lẹo bên ngoài: Là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
Lẹo bên trong: Loại lẹo này thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
Nguyên nhân và triệu chứng trẻ bị lẹo ở mắt
Nguyên nhân
- Nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt
- Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus
Triệu chứng
- Những ngày đầu khi mới chớm bị bé sẽ cảm thấy vướng và kệnh mắt, hơi đau và sau vài ngày lẹo mắt to dần khiến bé khó chịu vì bị hạn chế tầm nhìn
- Khi lẹo mắt đến những ngày chín, các mẹ sẽ thấy một chất lỏng màu trắng hoặc màu vàng chảy ra từ vết lẹo đó.
Trẻ bị lẹo mắt phải làm sao?
Nhiều trường hợp lên lẹo mắt nhưng không cần điều trị, chúng có thể tự hết sau vàu ngày. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần tránh bóp hoặc nặn một cách tùy tiện để tránh nguy cơ làm tăng nhiễm trùng.
Một số biện pháp khi trẻ bị lẹo ở mắt:
- Chườm ấm mi mắt, đây là bước an toàn đẩy nhanh quá trình chữa lẹo mắt. Các mẹ hãy ngâm một miếng vải sạch hoặc miếng bông mềm sạch vào bát nước ấm, vắt khô nước ở miếng vải, sau đó áp miếng vải ấm đó lên mí mắt khoảng 10~15 phút mỗi lần. Chườm ấm lập lại nhiều lần trong ngày cho đến khi giảm sưng. Lưu ý các mẹ cần rửa tay sạch trước khi thực hiện hoặc làm bất kỳ gì chạm tới mắt.
- Kết hợp dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh được kê đơn từ bác sĩ.
- Đối với những trường hợp bé hay bị lên lẹo mắt nặng và kéo dài có thể phải cần đến phẫu thuật để loại bỏ một số mô nhỏ.
Những loại thức ăn mẹ không nên cho bé ăn khi bị lẹo mắt
- Thức ăn có tính nhiệt, tính nóng sẽ làm gia tăng sự sưng viêm trong cơ thể của bé. Các mẹ không nên cho bé ăn xoài, nhãn, đồ ăn cay nóng,…
- Không nên ăn thịt gà và xôi nếp vì chúng làm cho vết lẹo mắt lâu lành và sinh ra nhiều chất dịch lỏng hơn.
- Không nên ăn thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều đường sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, khiến cho vết thương lâu lành hơn.
- Không ăn thủy hải sản
Phòng chống lẹo mắt ở trẻ em
- Vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày bằng việc dùng khăn ướt sạch lau mắt.
- Dạy trẻ không được dụi mắt
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt
- Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và ô nhiễm không khí, đeo kính râm khi ở ngoài trời.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ cũng như giải đáp được phần nào thắc mắc trẻ bị lẹo ở mắt phải làm sao?