Bệnh nhiệt miệng ở trẻ mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nó khiến bé khó chịu đặc biệt đối với chuyện ăn uống. Chính vì vậy nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng
- Do khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm, trẻ đang căng thẳng hay mệt mỏi vì một điều gì đó.
- Đối với các bé đã mọc răng thì trẻ bị nhiệt miệng có thể là do bé đã vô tình cắn phải vùng thịt của má trong, dẫn đến bị nhiễm trùng và lở loét.
- Đối với các bé đã ăn dặm thì trẻ bị nhiệt miệng có thể là do mẹ đã cho bé ăn phải thực phẩm gây nhiệt nóng quá nhiều.
- Trẻ bị nhiệt miệng do thiếu chất. Khi cơ thể bé thiếu sắt, kẽm, folic hay các vitamin nhóm B thì khả năng bị viêm loét là khá cao, trong đó bao gồm cả bị lở miệng.
- Một nguyên nhân nữa đến từ chính người mẹ đó là do mẹ hay ăn đồ ăn nóng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa khiến bé bị nóng trong và có thể dẫn tới nhiệt miệng.
- Bệnh tay- chân- miệng cũng là một nguyên nhân dễ gây ra nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.
Một số triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
- Trẻ biếng ăn, lười ăn
- Đau trong miệng
- Trẻ bị sốt đột ngột
- Vùng nướu của trẻ bị sưng, có thể gây chảy máu
- Trẻ mệt mỏi, thiếu năng lượng
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng?
- Cho trẻ dùng một số loại thuốc và gel trị lở miệng. Và để đảm bảo bé không bị dị ứng các mẹ có thể nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần của thuốc trước khi cho bé sử dụng.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày.
- Ăn thức ăn dạng lỏng để giúp bé dễ ăn hơn. Không nên ăn những thức ăn cay, nóng, mặn hoặc có tính axit vì có thể sẽ làm cho những vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước để những vết lở của bé sẽ không trở nên nghiêm trọng.
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Các mẹ chỉ cần cho thêm ít đường cho dễ uống là được.
Củ cải
Các mẹ có thể dùng nước ép củ cải để cho bé uống trong lúc trẻ bị nhiệt miệng hoặc mẹ có thể dùng củ cải để nấu canh cho bé.
Rau dấp cá
Rau dấp cá có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kì tốt. Các mẹ có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cho bé.
Rau ngót
Rau ngót có tính mát cũng như có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các mẹ có thể nấu canh rau ngót với tôm, thịt bằm để đa dạng thực đơn cho bé.
Hoa quả tươi
Những loại trái cây có tính mát như đu đủ, dưa hấu, chuối,… không có tác dụng đặc trị nhiệt miệng nhưng lại có tác dụng cung cấp Vitamin cực kỳ cao, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mát cơ thể.
Mật ong
Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Các mẹ hãy dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.
Do mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ thích ứng nhanh.
Trẻ bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
Khi trẻ đang bị nhiệt miệng thì các mẹ không nên cho bé ăn những đồ ăn cay nóng, các món chiên xào chứa nhiều chất béo…vì những đồ có tính nóng sẽ càng làm cho tình trạng nhiệt miệng ở trẻ thêm nặng hơn.
Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Lưu ý nên dùng những loại bàn chải lông mềm để không làm ảnh hưởng đến nướu của bé.
- Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày, nên súc miệng 3 lần/ngày.
- Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước.
Hi vọng với những thông trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì trên đây sẽ giúp ích các mẹ trong việc nuôi con. Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!