Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên – AACAP) sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp, cách dạy trẻ dưới 1 tuổi để trẻ nghe lời dưới đây. Mọi người hãy tham khảo thông tin dưới đây.

Dạy con nghiêm khắc nhưng không có nghĩa là la mắng

Chia sẻ những cách dạy trẻ dưới 1 tuổi từ tiến sĩ Martin J. Drell

Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn.

Thay vì giận dữ và la mắng, các bậc làm cha mẹ hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.

Tiến sĩ Martin J. Drell cũng cho biết “Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi”.

Cách dạy trẻ dưới 1 tuổi bằng ánh mắt

Bố mẹ đừng quên sử dụng “vũ khí” cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị khi giao tiếp với trẻ. Đối với những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, bố mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe.

Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là “cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn”.

Dạy trẻ lời nói đi đôi với hành động

Chia sẻ những cách dạy trẻ dưới 1 tuổi từ tiến sĩ Martin J. Drell

Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi có khả năng ghi nhớ và sao chép rất nhanh nên khi này các mẹ hãy truyền tải cho bé những thông điệp có “trọng lượng”. Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo.

Ví dụ khi bố mẹ nói “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn. Rèn luyện thói quen này sẽ giúp bé ý thức được thời gian đi ngủ đúng giờ.

Dạy trẻ thông qua trò chơi

Có rất nhiều trò chơi để phát triển trí tuệ của trẻ từ nhỏ. Trẻ dưới 1 tuổi đã bắt đầu học hỏi và ghi nhớ rất nhanh nên bố mẹ hãy thường xuyên tìm hiểu những kiến thức xung quanh có tính chất định hướng trong việc bồi dưỡng năng lực, trí tuệ cho trẻ.

Các bố các mẹ có thể lựa chọn những loại trò chơi phù hợp với trẻ 1 tuổi như là xếp hình, lắp ráp,… Nên chọn đồ chơi có hình khối và màu sắc bắt mắt để hấp dẫn và thu hút trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy ngay từ khi còn nhỏ.

Thêm vào đó các mẹ cũng có thể kể chuyện cho trẻ nghe một vài câu chuyện ngắn, hài hước, hát cho con nghe để bé ghi nhớ được câu từ và giai điệu đơn giản để tạo nền tảng phát triển ngôn ngữ sau này.

Hướng dẫn trẻ một cách cụ thể

Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: “Con hãy cất đồ chơi đi”, mà phải nói: “Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi”, và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau.

“Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể” (theo Tiến sĩ Martin J. Drell).

Không nên mềm lòng trước ánh mắt của trẻ

Rất nhiểu bà mẹ khi nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Chính hành động này của trẻ đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi.

Tiến sĩ Martin J. Drell cũng khuyên các mẹ sau khi răn dạy con xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới lại nựng nịu bé.

Cho trẻ dưới 1 tuổi chơi một mình cũng là một cách dạy trẻ tốt

Chia sẻ những cách dạy trẻ dưới 1 tuổi từ tiến sĩ Martin J. Drell

Hầu như những trẻ dưới 1 tuổi đều có thể chơi một mình và đây cũng là cách để con tự rèn luyện trí óc sáng tạo và tự tin khơi dậy trí tò mò. Bé cần tập chơi một mình trước để tạo cơ sở tham gia vào các trò tập thể, dần dần mới biết chơi với những bạn khác khi đi nhà trẻ.

Việc chơi đùa với trẻ tuy được khuyến khích, nhất là đối với những trò chơi lắp ghép và rèn luyện trí thông minh cho trẻ nhưng đôi lúc mẹ nên tạo không gian riêng nhưng cũng không bỏ mặc trẻ mà cần theo dõi ngầm và bảo vệ trẻ. Thời gian trẻ có thể một mình tự chơi không kéo dài lâu mà chỉ nên cho bé chơi độc lập khoảng 10 phút.

Với những cách dạy trẻ dưới 1 tuổi trên đây hi vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc nuôi con dạy con.

=>> 5 trang Web nước ngoài giúp trẻ phát triển kĩ năng tư duy, cảm xúc