Trẻ sơ sinh bị vàng da được xem là hiện tượng sinh lý thường xuất hiện trong vòng 24h sau sinh và sẽ thường tự hết sau 1 tuần. Chính vì vậy việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh thường là không cần thiết.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Nếu như vàng da sinh lý sẽ biến mất sau 1 khoảng thời gian ngắn thì vàng da bệnh lý nguy hiểm hơn, nó có thể gây hôn mê, co giật và các biến chứng khác.
Bệnh vàng da sinh lý
Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý xuất hiện sau 24 giờ sau khi sinh và sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ biến mất nên các mẹ có thể yên tâm và không cần thiết phải chữa trị.
Đối với trường hợp vàng da loại này da bé sẽ bị vàng ở các phần mặt, cổ, ngực và ở phần bụng phía trên rốn. Bên cạnh đó các mẹ để ý nước tiểu của bé sẽ có màu tối hoặc màu vàng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý là do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Bệnh vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh sẽ đậm hơn so với vàng da sinh lý, mức độ vàng toàn thân thậm chí cả kết mạc mắt. Ngoài ra đối với trường hợp này còn kèm theo các triệu chứng bất thường khác như trẻ lừ đừ, co giật…
Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu ( thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).
Ngoài ra trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do một số nguyên nhân khác sau đây:
- Trẻ sinh non do lúc này cơ thể của trẻ chưa thể sử lý nhanh Bilirubin như những trẻ được sinh đủ tháng.
- Nhiễm trùng
- Có anh/chị/em ruột bị vàng da trước đó
- Trẻ không được bú sữa mẹ chính vì vậy mà lượng dịch không đủ trong cơ thể làm nồng độ Bilirubin trong máu tăng lên.
- Thiếu enzyme G6PD
Các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Sau khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ sơ sinh có bị vàng da hay không bằng cách nhìn vào mắt bé từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh, khi nồng độ bilirubin trở nên cao nhất.
Ngoài ra mọi người có thể cho bé thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm viêm gan siêu vi
- Xét nghiệm chức năng gan
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
- Chụp CT bụng
- Siêu âm bụng
- Nội soi chụp mật tụy ngược dòng
- Chụp mật qua da xuyên gan
- Sinh thiết gan
- Kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu
- Xét nghiệm thời gian Prothrombin
Các phương pháp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Đối với vàng da trẻ sơ sinh thông thường sẽ tự hết sau khoảng 1 – 2 tuần. Đối với những trường hợp không tự hết hoặc có các dấu hiệu chuyển nặng thì mọi người có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:
Phương pháp quang trị liệu
Phương pháp này được xem là đơn giản và dễ thực hiện cũng như an toàn cho bé. Mọi người sẽ cho bé nằm trong nôi, để mình trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được che mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng cực tím sẽ chuyển hóa dạng bilirubin không kết hợp thấm vào mô não và da chuyển sang dạng bilirubin kết hợp để vận chuyển dễ dàng trong máu và thải ra nước tiểu.
Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch
Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da do ảnh hưởng của nhóm máu giữa mẹ và bé khác nhau thì phương pháp này được xem là tối ưu nhất. Immunoglobulin là một chế phẩm sinh tổng hợp có tác dụng hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của trẻ. Lúc này máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ và các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu.
Phương pháp thay máu
Liệu pháp quang trị liệu thường sẽ hiệu quả, nhưng nếu tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng hoặc nồng độ bilirubin của bé tiếp tục tăng bất kể dù đã được chiếu đèn tích cực thì mọi người có thể xem xét đến trường hợp thay máu cho bé. Việc thay máu này sẽ thay thế một lượng máu của em bé có nồng độ bilirubin cao với máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường.
Với những thông thông về trẻ sơ sinh bị vàng da ở trên đây hi vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.